8. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.8 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.8.1 Kết luận
Qua kết quả của thực nghiệm sƣ phạm, tôi nhận thấy để kiểm tra đánh giá năng lực HS thì việc xây dựng các câu hỏi thực tế gắn liền với cuộc sống HS đƣợc các em rất mong muốn, nên bỏ bớt các nội dung bài tập quá khó thay vào đó các câu hỏi về việc ứng dụng các kiến thức vật lý đƣợc học vào cuộc sống nhằm giúp hiểu rõ kiến thức đƣợc học, nhớ kỹ hơn, gây hứng thú tìm hiểu khám phá khoa học và thấy đƣợc tầm quan trọng, sự ảnh hƣởng của vật lý vào đời sống. Ngoài ra, việc kiểm tra HS bằng cách xây dựng các bài tập thực tế sau mỗi bài học nhằm kiểm tra mức độ hiểu bài của cả lớp nhƣ thế nào, cho các em làm nhóm, báo cáo bài làm trƣớc lớp giúp kỹ năng tƣơng tác, làm việc chung với mọi ngƣời cũng nhƣ khả năng thuyết trình, tự tin trƣớc đám đông và ngoài đánh giá năng lực học tập của HS còn cho các em thấy ý nghĩa của môn học cũng nhƣ tạo nền tảng kiến thức để các em vận dụng vào cuộc sống khi gặp phải. Quan trọng hơn hết tạo đƣợc thói quen làm việc, nghiên cứu, tìm hiểu sau mỗi bài học để các em thấy đây nhƣ là một công việc cần làm để tích lũy hành trang kiến thức cho bản thân chứ không phải nhiệm vụ bắt buộc kiểm tra để lấy điểm. Việc đánh giá HS qua mỗi bài học giúp đánh giá đƣợc chính xác cả quá trình học, có các tiêu chí cụ thể giúp HS không áp lực trong khi kiểm tra và qua đó tự nhận thấy trình độ hiện có của bản thân cũng nhƣ tự mình điều chỉnh đƣợc việc học tập để có kết quả tốt.
3.8.2 Kiến nghị
Để đánh giá năng lực học tập của HS một cách toàn diện thì đòi hỏi GV và HS những nội dung sau:
+ Để đảm bảo tính thống nhất của quá trình dạy học, khâu KTĐG cần kết hợp chặt chẽ với việc tổ chức dạy học theo hƣớng hình thành và phát triển NL HS. Do đó, để có thể vận dụng bộ tiêu chí vào thực tiễn đánh giá HS, từ đó triển khai chi tiết các tiêu chí đánh giá phù hợp với từng chủ đề đồng thời xác định trọng số điểm tƣơng ứng của từng tiêu chí.
Để hoàn thiện bộ tiêu chí, cần tiếp tục tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá.
PHẦN II. KẾT LUẬN
Sau thời gian nghiên cứu, đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ của đề tài tôi thu đƣợc những kết quả:
- Hệ thống đƣợc các năng lực thành phần trong một số bài của vật lý 10 nâng cao - Chƣơng động lực học chất điểm.
- Thiết kế bài tập nhằm phát triển năng lực học sinh khi học chƣơng “Động Lực Học Chất Điểm”- Vật lý 10 nâng cao. Thiết kế rubrics đánh giá năng lực học sinh khi thực hiện các nhiệm vụ học tập/ bài tập đã thiết kế.
Qua quá trình thực nghiệm sƣ phạm trên cơ sở khảo sát nhu cầu và thực tiễn KTĐG của HS cùng với việc thảm khảo ý kiến của các GV về việc tổ chức KTĐG HS ở trƣờng THPT, Đề tài đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực của HS khi KTĐG Chƣơng Động lực học chất điểm dựa trên cơ sở phân tích chƣơng trình môn học theo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học, chuẩn kiến thức môn học và kinh nghiệm tổ chức dạy học cũng nhƣ KTĐG của GV phổ thông. Do thời gian thực nghiệm sƣ phạm không nhiều và điều kiện không cho phép thực nghiệm phần tổ chức KTĐG cho chƣơng Động lực học chất điểm nên kết quả nghiên cứu của đề tài chƣa sâu rộng, chƣa thấy đƣợc tính khả thi của đề tài khi áp dụng vào thực tế mà chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu của hầu hết các HS. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi cũng đã cố gắng hết khả năng của mình tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý và thông cảm của thầy cô và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. IA.I.Pêrenman ( do Lê Nguyên Long lƣợc dịch ).Cơ học vật lý vui.[2005]
2. Nguyễn Thế Khôi ( Tổng chủ biên ) - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Vật Lí 10 Nâng cao.[2010]
3. Luật Giáo Dục, điều 29, mục II, năm 2015.
4. Lê Thị Ngọc Nhãn. Vận dụng Rubrics để xây dựng các tiêu chí đánh giá môn học 5. Nghị quyết 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế đƣợc Hội nghị Trung ương 8 khóa XI thông qua ngày [04/11/2013]
6.Nhóm biên soạn: Phạm Xuân Quế - Ngô Diệu Nga – Nguyễn Văn Biên- Nguyễn Anh Thuấn – Thạch Thị Đào Liên- Nguyễn Văn Nghiệp – Nguyễn Trọng Sửu. Tài liệu tập huấn ”Hƣớng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh cấp trung học phổ thông”
7. Nguyễn Mạnh Tuấn – Mai Lễ - Nhà Xuất Bản Giáo Dục. Rèn luyện kĩ năng giải bài tập Vật Lí 10. [2007]
8.Lê Trọng Tƣơng ( Chủ biên ) – Nhà Xuất Bản Giáo Dục. Bài tập Vật Lí 10 Nâng cao.
9. Lê Gia Thanh. “Đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực để đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THPT Bình Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc”.
10. Trần Thị Hƣơng Xuân. “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí kiểm tra đánh giá năng lực tự học khi dạy học chủ đề Quang hình học”[2015]
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. THIẾT KẾ MỘT GIÁO ÁN CÓ SỬ DỤNG BÀI TẬP VÀ CÓ XÂY DỰNG RUBRIC ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ.
CHƢƠNG II ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Tiết:16 Bài 14: ĐỊNH LUẬT I NIU-TƠN A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu và viết đƣợc biểu thức của định luật I Niu- Tơn.
- Trình bày đƣợc quán tính của vật là gì và kể đƣợc một số ví dụ về quán tính.
- Phát biểu đƣợc khối lƣợng là số đo khối lƣợng.
- Trình bày đƣợc ý nghĩa của định luật I Niu- Tơn.
2. Kỹ năng
Vận dụng đƣợc mối quan hệ giữa khối lƣợng và mức quán tính của vật đê giải thích một số hiện tƣợng thƣờng gặp trong đời sống và kĩ thuật.
3.Phát triển năng lực chuyên biệt:
+Về kiến thức:
K1: Trình bày đƣợc kiến thức về các hiện tƣợng, đại lƣợng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí.
K2: Trình bày đƣợc mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí K3: Sử dụng các kiến thức vật lí để thực hiện nhiệm vụ học tập. K4: Vận dụng kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn
+ Về phƣơng pháp :
P3: Tìm kiểm, sử lí thông tin về vai trong của định luật I và quan tính trong đời sống và kĩ thuật.
P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí.
+ Trao đổi thông tin:
X8: tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí.
+ Cá thể:
C3: Chỉ ra việc lƣu ý đến quán tính của vật trong giao thông.
C5: Sử dụng kiến thức vật lí để đánh giá các vấn đề trong cuộc sống và công nghệ hiện đại.
B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên
- Các mô hình, tranh ảnh của thí nghiệm Galile và thí nghiệm trên đệm không khí.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức cuả bài trƣớc bài 13: Lực . Phân tích và tổng hợp lực.
3. Dự kiến nội dung ghi bảng
CHƢƠNG II ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Tiết:16 Bài 14: ĐỊNH LUẬT I NIU-TƠN 1. Quan điểm của A- ri- xtốt
- Muốn cho một vật duy trì đƣợc vận tốc không đổi thì phải có vật khác tác dụng lên nó.
2. Thí nghiệm lịch sử của Ga- li – lê
a. Thí nghiệm:
b. Kết luận: Lực không phải nguyên nhân duy trì chuyển động mà chỉ thay đổi chuyền động mà thôi.
3. Định luật I Niu- tơn
a. Định luật: “ Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ đứng yên mãi mãi, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.”
b.Hệ thức: ⃗ ⃗ v = 0: Tiếp tục đứng yên.
: Chuyển động thẳng đều.
4. Ý nghĩa của định luật I Niu-tơn
a. Quán tính: Quán tính là tính chẩt của mọi vật có xu hƣớng bảo toàn vận tốc cả về hƣớng và độ lớn. Quán tính có hai biểu hiện:
+ Xu hƣớng giữ nguyên trạng thái đứng yên. Ta nói các vật có “tính ì”
+ Xu hƣớng giữ nguyên trạng thái chuyển động thẳng đều. Ta nói các vật chuyển động có “tính đà”
α M
b. Chuyển động thẳng đều là do quán tính. Định luật I Nui- tơn còn đƣợc gọi là định luật quán tính.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiếm tra bài cũ (4ph):
Câu hỏi: Tổng hợp lực là gì? Nêu quy tắc tổng hợp lực.
Trả lời: Tổng hợp lực là thay thể nhiều lực tác dụng đồng thời vào vật bằng một lực có tác dụng giống hệt nhƣ tác dụng của toàn bộ lực ấy.
Quy tắc tổng hợp lực: Hợp lực của hai lực đồng quy đƣợc biểu diễn bằng đƣờng chéo (kể từ điểm đồng quy) của hình bình hành mà hai cạnh là những vecto biểu diễn hai lực thành phần.
⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗
2. Đặt vấn đề (3ph)
Hằng ngày khi chúng ta đi xe ô tô thì việc đầu tiên khi ngồi trên xe là phải thắt dây an toàn vào mình hoặc khi đi xe buýt ta thƣờng có hành động giữ hai tay vào ghế trƣớc mặt. Để biết tác dụng của những hành động trên ta qua học bài mới bài 14: Định luật I Niu- tơn.
3. Bài mới
* Hoạt động 1 (5 phút): Quan niệm của A-ri-xtốt Và thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Phát triển năng
lực
-Giới thiệu sơ lƣợc về Niu-tơn
Isaac Newton (1642-1727)là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim ngƣời Anh. Năm 1687 Ông đã phát biểu Ba định luật Niu- tơn đƣợc coi là nền tảng lí luận của Động lực học.
- Quan sát trong thực tế đời sống, khi ta kéo một chiếc xe thì nó chuyển động, ngừng kéo thì nó nhƣ thế nào ? - Nhà triết học cổ đại A-ri-xtốt quan niệm rằng : muốn cho một vật duy trì đƣợc vận tốc không đổi thì phải có vật
- Lắng nghe
- Khi ta kéo một chiếc xe thì nó chuyển động, ngừng kéo thì nó chuyển động một lát rồi dừng lại K2: Vận dụng các kiến thức về vật lý để thực hiện các nhiệm vụ học tập
khác tác dụng lên nó.
- Nghi ngờ quan niệm trên nhà bác học Ga-li-lê làm thí nghiệm kiểm chứng
Ông dùng hai máng nghiêng, rất trơn và nhẵn.
+ Khi ông cho viên bi lăn từ máng 1 thì thấy hiện tƣợng gì?
+ Khi giảm bớt góc nghiêng của máng 2 thì khi viên bi lăn từ máng 1 sẽ có hiện tƣợng gì?
+ Dự đoán xem nếu máng 2 rất nhẵn và nằm ngang ( ) thì viên bi khi lăn từ máng 1 sẽ nhƣ thế nào?
- Qua thí nghiệm cho thấy nếu ta loại bỏ đƣợc các tác dụng cơ học lên một vật thì vật sẽ chuyển động thẳng đều với vận tốc vốn có của nó.
- Vậy lực không phải là nguyên nhân duy trì chuyển động mà chỉ thay đổi chuyển động mà thôi.
Trả lời :
+ Khi cho viên bi lăn từ máng 1 thì thấy viên bi lăng ngƣợc lên máng 2 với độ cao gần bằng độ cao ban đầu.
+ Khi giảm bớt góc nghiêng của máng 2 thì thấy viên bi lăn trên máng 2 đƣợc một đoạn đƣờng dài hơn.
+ Nếu máng 2 rất nhẵn và nằm ngang ( ) thì viên bi khi lăn với vận tốc không đổi mãi mãi.
K4: Dự đoán đƣợc kết quả thí nghiệm khi cho viên bi lăn từ máng 1 sang máng 2 rất nhẵn và nằm ngang.
* Hoạt động 2 (15phút): Định luật I Niu- tơn
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Phát triển năng
lực
- Để tạo ra vật gần nhƣ cô lập, ta sử dụng thí nghiệm trên đệm không khí
+ Dụng cụ thí nghiệm:
Gồm vật C phía trên có gắn tấm chắn sáng AB đƣợc đặt trên đệm không khí MN. Phía trên MN có hai cổng quang điện Q và R.
+ Tiến hành thí nghiệm
- Ban đầu con chạy AB đứng yên. Hỏi: Ban đầu con chạy AB đứng yên nếu ta không tác dụng lực vào nó thì nó sẽ có trạng thái nhƣ thế nào?
- Sau đó ta dùng tay hích vào AB thì nó chuyển động qua các cống Q và R, nó sẽ chăn chùm sáng trên cổng đó và đồng hồ điện tử sẽ tự động ghi lại các khoảng thời gian mà tấm chắn AB đi qua mỗi cổng. Nhìn các số
- Trả lời: Ban đầu con chạy AB đứng yên nếu ta không tác dụng lực vào nó thì nó sẽ đứng yên mãi mãi.
K1: Trình bày đƣợc nội dung của định luật I Niu-tơn, khái niệm quán tính. K4: - Lấy đƣợc ví dụ thực tiễn biểu hiện quán tính của các vật. - Giải thích đƣợc một số hiện tƣợng thƣờng gặp trong đời sống và kĩ thuật liên quan đến quán tính. P2: Mô tả đƣợc một số hiện tƣợng trong thực tế liên quan đến định luật I.
chỉ trên đồng hồ điện tử ta nhận thấy
. Nhƣ vậy vật chuyển động trên những quãng đƣờng bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau.
Hỏi: Nếu tác dụng lực lên vật thì chuyển động nhƣ thế nào?
- Từ các kết quả quan sát và thí nghiệm đối với trạng thái đứng yên và chuyền động của các vật Niu- tơn phát biểu thành định luật gọi là định luật I Niu- tơn.
Hỏi: Phát biểu nội dung định luật I Niu- tơn? - Hệ thức: ⃗ ⃗ + v = 0 : Tiếp tục đứng yên. + : Chuyển động thẳng đều.
- Ta gọi vật không chịu tác dụng của vật nào khác là vật cô lập.
Hỏi: Trong thực tế có vật nào hoàn toàn cô lập không?
- Vật cô lập trong định luật này là sự khái quát hóa và trừu tƣợng hóa của Niu- tơn. Tính đúng đắn của định luật này là hệ quả của nó đều phù hợp với
-Trả lời: Nếu tác dụng lực lên vật thì vật chuyển động trên những quãng đƣờng bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau tức là chuyển động thẳng đều.
Trả lời:
Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. - Trả lời: Trong thực tế không có vật nào hoàn toàn cô lập cả.
thực tế.
- Định luật này nêu lên một tính chất quan trọng của mọi vật. Mọi vật đều có một tính chất mà nhờ nó vật có thể chuyển động đƣợc ngay cả khi các lực tác dụng vào vật mất đi. Tính chất ấy gọi là quán tính.
Hỏi: Nêu khái niệm quán tính?
- Hai biểu hiện của quán tính
+ Xu hƣớng giữ nguyên trạng thái đứng yên. Ta nói các vật có “tính ì”. + Xu hƣớng giữ nguyên trạng thái chuyển động thẳng đều. Ta nói các vật có “tính đà”.
Hỏi: Nêu một số ví dụ về quán tính thƣờng gặp trong đời sống?
- Ý nghĩa của định I Niu-tơn: chuyển động thẳng đều là do quán tính. Định luật I Niu-tơn còn đƣợc gọi là định luật quán tính. Trả lời: Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hƣớng bảo toàn vận tốc cả về hƣớng và độ lớn. Trả lời: + Khi ta ngừng đạp thì xe vẫn lăn thêm một đoạn nữa rồi mới dừng hẳn.
+ Khi đi xe thì lúc xe đột ngột tăng tốc ngƣời ngồi trên xe bị ngã về phía sau. Khi xe xe phanh lại đột ngột ngƣời ngồi trên xe bị ngã về phía trƣớc.
* Hoạt động 3(15phút)): Tìm hiểu ứng dụng của quán tính trong đời sống và kĩ thuật.