CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.7 K ẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.7.1 Phân tích thực trạng KTĐG ở trường THPT thông qua điều tra khảo sát giáo viên.
Để khảo sát thực trạng KTĐG ở trường THPT thì tôi đã sử dụng phiếu điều tra để khảo sát ý kiến của giáo viên tổ vật lý trường THPT Phạm Phú Thứ (Hòa Liên- Đà Nẵng).
Trong câu hỏi 1 “Trong một học kỳ các Thầy (Cô) thường tổ chức các bài kiểm tra nào?” thì biết đƣợc rằng ở phổ thông trong một học kỳ có các bài kiểm tra sau:
Kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra thực hành, kiểm tra học kỳ.
Để khảo sát cụ thể nội dung của từ bài kiểm tra trong một học kỳ thì tôi đi khảo sát câu hỏi 2. Qua khảo sát biết đƣợc rằng ở bài kiểm tra miệng thời gian sẽ là mỗi ngày sau khi học xong 1 bài, kiểm tra từ 1 2 HS, nội dung tập trung ở lý thuyết bài cũ và bài tập vận dụng, hình thức kiểm tra là tự luận. Kiểm tra 15 phút thời gian sẽ theo phân phối chương trình (thường 1 chương), kiểm tra cả lớp, nội dung tập trung ở lý thuyết và bài tập vận dụng bậc thấp, hình thức kiểm tra là tự luận. Kiểm tra 1 tiết thời gian sẽ theo phân phối chương trình (thường 2 chương), kiểm tra cả lớp, nội dung tập trung ở lý thuyết và bài tập, hình thức kiểm tra là tự luận & trắc nghiệm.
Kiểm tra thực hành thời gian sẽ theo phân phối chương trình (thường 2 chương), kiểm tra cả lớp, nội dung tập trung ở lý thuyết và thực hành, hình thức kiểm tra là tự luận & thí nghiệm. Kiểm tra học kỳ thời gian sẽ theo phân phối chương trình, kiểm tra cả lớp, nội dung tập trung ở lý thuyết và bài tập, hình thức kiểm tra là tự luận &
trắc nghiệm. Qua kết quả trên cho thấy mỗi ngày đều kiểm tra miệng nhƣng chỉ từ 1 đến 2 HS, chƣa kiểm tra hết đƣợc cả lớp có hiểu bài, học bài cũ không và các em đã kiểm tra rồi thì sẽ không học bài. Hình thức kiểm tra chủ yếu ở đây là phần tự luận làm bài tập do đó, chỉ mới kiểm tra mức độ ghi nhớ công thức vận dụng làm bài tập chƣa kiểm tra đƣợc HS có biết vận dụng kiến thức vật lý đã học vào thực tế.
Trong câu hỏi 3 khảo sát quy trình soạn bài kiểm tra, thì kết quả cho biết giáo viên sẽ dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, mục tiêu và nội dung SGK soạn ra một ma trận đề gồm nội dung câu hỏi của bài kiểm tra, thang điểm tương ứng, mức độ vận dụng bậc thấp, vận dụng bậc cao, lý thuyết. Sau đó ở câu hỏi 4 khảo sát quy trình thiết kế đáp án cho bài kiểm tra thì kết quả cho biết từ ma trận đề sẽ xây dựng nên đáp án. Ở đây, đề và đáp án đƣợc giáo viên tự xây dựng và không công khai với học sinh.
Để khảo sát KTĐG ở chương “Động lực học chất điểm” tôi đã đặt câu hỏi 5, 6,7,8. Ở câu hỏi 5 tôi khảo sát các câu hỏi kiểm tra chủ yếu ở mức độ nào thì kết quả cho thấy mức độ chỉ cần nhớ lý thuyết và vận dụng đƣợc công thức để làm bài tập.
Và câu hỏi 6 tôi đã hỏi “Trong chương Động lực học chất điểm câu hỏi kiểm tra thường chủ yếu ở nội dung nào?”, kết quả cho thấy nội dung chủ yếu là các định nghĩa, công thức và bài tập có ở SGK và SBT, câu hỏi thực tế. Để khảo sát cách đánh giá kết quả học tập của HS thì tôi đặt câu hỏi “Trong chương Động lực học chất điểm thường đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa vào gì?”. Kết quả cho thấy đánh giá dựa qua các bài kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết… mà các em được làm ở chương này. Và câu hỏi 8 tôi hỏi “Sau mỗi bài học của chương Động lực học chất điểm thường kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh thông qua gì?”, kết quả cho thấy thường kiểm tra miệng và kiểm tra các bài tập có trong SGK và SBT. Ở đây KTĐG năng lực học sinh chỉ tập trung kiểm tra khả năng ghi nhớ lý thuyết và khả năng vận dụng công thức làm bài tập còn đánh giá thông qua các điểm số của mỗi bài kiểm tra trên. GV chỉ chủ yếu cho học sinh kiểm tra bằng hình thức tự luận trên giấy không kiểm tra đƣợc khả năng hoạt động nhóm, khả năng thuyết trình, khả năng vận dụng kiến thức vật lý đã học vào cuộc sống đời thường… như vậy chưa đánh giá được một cách toàn diện năng lực của HS.
Ở câu hỏi 9 tôi khảo sát việc sau mỗi bài học xây dựng bài tập về nhà để làm nhóm nhằm kiểm tra mức độ hiểu kiến thức của cả lớp có cần thiết không thì kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.9. Sự cần thiết của việc xây dựng bài tập nhóm sau mỗi bài học Mức độ Tỉ lệ phần trăm
Cần thiết 90%
Không cần thiết 10 %
Qua kết quả khảo sát cho thấy sau mỗi bài học GV cần thiết phải xây dựng các bài tập về nhà để HS làm nhóm nhằm kiểm tra đƣợc mức độ hiểu bài của cả lớp, khả năng làm việc nhóm, khả năng khám phá, tìm hiểu khoa học thông qua các bài tập có tính thực tiễn, gần gũi với cuộc sống HS giúp dễ hiểu, ghi nhớ kiến thức vật lý đƣợc học và gây đƣợc hứng thú học tập cũng nhƣ thấy đƣợc vai trò của Vật lý trong đời sống, kĩ thuật.
Trong câu 10, khảo sát các câu hỏi kiểm tra nhằm đánh giá năng lực học tập của HS thì kết quả cho biết các câu hỏi cần đi từ vận dụng bậc thấp (bài tập dễ) đến vận dụng bậc cao (bài tập khó) và các bài tập mang tính thực tiễn.
3.7.2 Phân tích thực trạng KTĐG và nhu cầu ở trường THPT thông qua điều tra khảo sát học sinh.
Để khảo sát thực trạng KTĐG, nhu cầu mong muốn của học sinh THPT thì tôi đã sử dụng phiếu điều tra để khảo sát ý kiến của 102 HS/ 3 lớp. Trong câu hỏi 1 “Trong một học kỳ các em thường được làm các bài kiểm tra nào?” thì biết được rằng ở phổ
thông trong một học kỳ các em sẽ làm các bài kiểm tra sau : Kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra thực hành, kiểm tra học kỳ.
Câu hỏi 2 khảo sát xem kết quả học tập của HS đƣợc đánh giá dựa vào gì, kết quả khảo sát cho thấy : Qua mỗi lần kiểm tra sẽ đánh giá điểm và trung bình tổng số điểm đó sẽ là kết quả cuối cùng của học sinh. Đánh giá kết quả học tập của HS đƣợc GV dựa vào điểm số sau mỗi lần kiểm tra.
Câu hỏi 3 khảo sát vấn đề trước mỗi bài kiểm tra HS có biết được các tiêu chí đánh giá cụ thể tốt – khá – trung bình – yếu không, kết quả khảo sát thấy đƣợc là các em không đƣợc biết các tiêu chí đánh giá cụ để biết đƣợc tiêu chí nào để đƣợc loại tốt (>8,0)- khá (6,5 7,9)- trung bình (5 6,4)- yếu(<5). Ở câu hỏi số 4 khảo sát tâm lý học sinh “Trước mỗi bài kiểm tra các em có cảm thấy áp lực không?”. Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.4. Tâm lý áp lực trước mỗi bài kiểm tra
Mức độ Tỉ lệ lựa chọn/tổng số Tỉ lệ phần trăm
Có áp lực 60/102 58,82%
Thỉnh thoảng có áp lực 38/102 37,26 %
Không áp lực 4/102 3,92%
Kết quả khảo sát cho thấy đa phần các em cảm thấy áp lực trước mỗi bài kiểm tra. Vì không biết trước được các tiêu chí đánh giá như thế nào nên HS sẽ thụ động dẫn tới áp lực trước giờ kiểm tra.
Câu hỏi 5 khảo sát những việc HS rút ra những gì sau mỗi lần kiểm tra thì kết quả cho thấy đa phần HS không rút đƣợc gì. Do đó, ta nhận thấy qua việc kiểm tra học sinh không tự đánh giá đƣợc kết quả học tập của mình không nhận thấy trình độ hiện có của bản thân, đang thiếu kiến thức gì và cần bổ sung.
Câu hỏi 7 và 8 khảo sát về hình thức KTĐG cho chương “Động lực học chất điểm” kết quả khảo sát cho thấy HS đƣợc kiểm tra nội dung chủ yếu tập trung ở phần bài tập và hình thức kiểm tra chủ yếu là kiểm tra viết. Qua kết quả trên cho thấy phần học sinh kiểm tra là việc HS ghi nhớ các công thức để giải các bài tập trên giấy các em không biết đƣợc kiến thức này đƣợc ứng dụng trong thực tế đồi sống và kĩ thuật để làm gì, có tác dụng gì để áp dụng và tác hại để phòng tránh.
Để khảo sát mong muốn của HS về nội dung trong các bài kiểm tra nhƣ thế nào tôi đƣa ra câu hỏi 9 : “Em có muốn kiểm tra các nội dung liên quan đến vấn đề xung quanh cuộc sống hằng ngày không?” thì kết quả thể hiện ở bảng sau
Bảng 2.9. Các mong muốn bài kiểm tra có nội dung liên quan thực tế Mức độ Tỉ lệ lựa chọn/tổng số Tỉ lệ phần trăm
Có mong muốn 74/102 72,55%
Một phần 16/102 15,69 %
Thỉnh thoảng 10/102 9,80%
Không mong muốn 2/102 1,96%
Kết quả khảo sát cho thấy đa phần các em mong muốn trong bài kiểm tra có các nội dung liên quan đến vấn đề xung quanh cuộc sống của mình. Vì các nội dung ở cuộc sống mà đƣợc ứng dụng kiến thức vật lý giỳp HS hiểu rừ kiến thức này hơn, hứng thú và biết đƣợc ứng dụng kiến thức vật lý đƣợc học để làm gì.
Ở câu hỏi 10 tôi hỏi những đề xuất và ý kiến của HS về hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh thì kết quả khảo sát cho thấy có 63,73% các em đƣa ra ý kiến là làm các bài tập thực tế, 8,82 % các em không có ý kiến, 27,45% các em đƣa ra ý kiến là làm các bài tập dễ hơn và bài tập mở.
3.8 Kết luận – kiến nghị