Đạo Cao Đài mang lại giá trị tâm linh cho đời sống người dân

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI ĐẠO CAO ĐÀI (Trang 26 - 30)

III. Ảnh hưởng của đạo Cao Đài đến đời sống của người dân

1.Đạo Cao Đài mang lại giá trị tâm linh cho đời sống người dân

Trước hết, ta cần hiểu thêm về hai yếu tố, đó là giá trị và tâm linh. Giá trị là một khái niệm rộng và giá trị là một cái có thực trong hiện thực xã hội, là cái có lợi ích, có ý nghĩa tốt đẹp về mặt nào đó trong xã hội và được cộng đồng chấp nhận. Giá trị hướng đến những điều tốt đẹp, chuẩn mực trong cuộc sống, vừa mang tính khách quan và vừa mang tính chủ quan trong các mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng với con người xã hội. Bên cạnh đó, giá trị vừa là sự nhận thức, sự mong muốn của chủ thể vừa là định hướng, động lực thúc đẩy cho chủ thể vươn đến. Nói

chung giá trị mang tính chất tương đối và khơng phải bất biến. Giá trị của tôn giáo bắt nguồn từ như cầu và mong muốn được sự an ủi, sự bình an trong đời sống tinh thần của nhân dân tin vào thế thần linh.

Tâm linh là một vấn đề mang tính siêu thực, vượt trên khả năng của con người. Song với đó tâm linh cịn có thể được hiểu là thần giao cách cảm, trí sáng suốt như thấy trước được việc sẽ xảy ra. Ngoài ra, tâm linh cịn có nghĩa là tâm hồn, tinh thần, cái linh thiêng trong tâm của con người. Hay là niềm tin thiêng liêng vào cuộc sống tín ngưỡng tơn giáo, cái thiêng liêng đó được đơng lại ở những hình ảnh, biểu tượng hay là ý niệm. Tóm lại, tâm linh là những vấn đề liên quan đến tinh thần của con người mang tính thiêng liêng, siêu nhiên được biểu hiện bằng khả năng nhận biết trước, thần giao cách cảm của con người mà khoa học khơng thể giải thích được. Tâm linh trong tơn giáo là việc con người thừa nhận sự tồn tại và có mối quan hệ với lực lượng siêu nhiên thần thánh.

Niềm tin tôn giáo một bản ngã của con người là đức tin vào thế giới siêu hình, do con người sáng tạo và tác động lại cuộc sống. Niềm tin của tín đồ đạo Cao Đài bắt nguồn từ tâm thức của người Việt ủy thác và hy vọng vào sức mạnh của các yếu tố tự nhiên gần gũi với cuộc sống của họ. Khi có niềm tin vào thế giới thiêng liêng do Ngọc hồng Thượng đế làm chủ trì, tín đồ nhập mơn vào cần thực hiện lời thề “Từ đây biết một đạo Cao Đài Ngọc Đế, chẳng đổi dạ đổi lịng, hiệp đồng chư mơn đê, gìn luật lệ Cao Đài, như sau có lịng hai thì Thiên tru Địa ngục”(8). Lời thề đó có tác dụng là chứng nhận là người tín đồ, dạy cho người tín đồ biết hình phạt để mà tu hành và được đấng thiêng liêng nhận làm môn đề để được phù hộ trong cuộc sống. Cuộc sống tu hành của tín đồ được hiểu là một cuộc sống bồi dưỡng đức tin, bất cứ làm việc gì cũng điều có “Thiên nhãn” theo dõi, từ đó các hành động, lời nói hay cách sống đều thực hiện theo tơn chỉ, mục đích, giáo lý của đạo Cao Đài. Như nói

8(8) Đinh Quang Tiến. (2017). Giá trị tâm linh của đạo Cao Đài trong đời sống cư dân Nam Bộ. Tạp Chí Cơng tác Tơn giáo. Truy xuất từ https://sti.vista.gov.vn/file_DuLieu/dataTLKHCN//CVv333/2017/CVv333S122017012.pdf

ở trên ta biết được những tơn chỉ, mục đích và giáo lý đều hướng đến một hành động, ứng xử tốt đẹp nên góp phần rất lớn trong việc rèn luyện đạo đức làm người. Cũng có nhiều tường hợp người vào đạo Cao Đài mà chưa có đức tin mà chỉ muốn tìm được nơi để nương tựa, sự an ủi giải thoát tinh thần cho bản thân, giải thoạt sự bất lực trong cuộc sống và mang lại một niềm tin hy vọng nếu tích cực thu hành thi sau khi mất sẽ được đến nơ Bạch Ngọc Kinh nơi mà khơng có sự cực khổ. Đạo Cao Đài đã xây dựng một niềm tin vững mạnh làm tăng thêm sức mạnh tâm linh, sức mạnh đó được chứng minh bằng việc thế giới tâm linh đó dù chưa có ai hình dung hay nhìn thấy được những đã đem một sức mạnh làm cho con người ngày vững vàng trong cuộc sống, đó là niềm tin động lực để cho con người, các tín đồ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống trong quá trình tu hành.

Khả năng khải thị trong cuộc sống được xem là một bậc thang tiến hóa của con người khi tu luyện thành công theo pháp tu đạo Cao Đài. Khả năng khải thị hay còn gọi là khả năng tiên tri, biết trước những điều xảy ra trong cuộc sống mà không phải bằng tư duy hay suy luận mà là bằng trực giác chớp nhoáng. Đạo Cao Đài với mục đích là giúp con người “khai trí, khai tâm, khai thần” tu luyện để bỏ đi phàm tính hướng đến sự thanh cao để trở thành một người siêu nhiên như thánh, thần, tiên, Phật. Thực chất đó là giải quyết vấn đề nhân sinh và tâm linh cho con người, bởi vì có nhiều người khơng biết mình sống đển làm gì và đạo Cao Đài cho mọi người biết điều đó, đó là để tiến hóa. Đạo Cao Đài khuyên con người tu hành để trở thành người thơng tuệ như các đấng thiêng liêng, những người có phẩm vị trong đạo cao, đắc đạo thì có thể khải thị cho con người. Và lịch sử đạo Cao Đài đã chứng minh điều này, người thứ nhất là ông Ngô Văn Chiêu là Giáo tông đầu tiên nhưng ông không nhận phẩm vị mà về Cần Thơ lập phái Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vơ Vi. Khi cịn sống, ơng thường nói Đức Đại Từ Phụ đã định cho ơng bỏ xác trên sông Cửu Long và quả thật là đúng như vậy trên lúc ngồi trên xe ô tô về

Tân An ông đã mất trên lúc chạy trên cầu Mỹ Thuận trên tư thế ngồi tịnh. Ông mất 3 ngày mà khí sắc khơng đổi, mắt trái mở như là Thiên nhãn vẽ thờ cho nên các tín đồ đều xin cư tang trên nghìn người. Người thứ hai đó là ơng Nguyễn Ngọc Tương là Giáo tơng Cao Đài Ban Chỉnh đạo, với chuyện là: Trước khi đi thanh đồng, Tô Văn Pho hỏi ông Tương: “con đi chừng nào con về?” và được trả lời là: “Chừng nào thiết lộ thông em về”. Ngày 1/1/1949 ơng đi tàu thủy ra cảng Hải Phịng rồi đến Hà Nội. Đến tháng 10/1975, thì thanh đồng Tơ Văn Pho đi tàu lửa từ Hà Nội về Sài Gịn, Vậy có lẽ, thiết lộ thơng ở đây là tiên tri đất nước thống nhất, ông Tơ Văn Pho hồn thành nhiệm vụ về Bến Tre. Đến năm 1997, khi thiết lập lại Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh đạo, Tô Văn Pho được bầu làm Trưởng ban Thường trực Hội Thánh và giữ phẩm Chánh Phối sư. Đó là sứ mệnh thiêng liêng của Giáo tông Nguyên Ngọc Tương đã giao cho thanh đồng Tơ Văn Pho. Ngồi ra nhiều người cịn có khả năng này như là Quyền giáo tông Lê Văn Trung, Hộ Pháp Phạm Công Tắc,…

Những vị như Ngô Văn Chiêu, Nguyễn Ngọc Tương đã trở thành tấm gương cho người theo đạo có sức ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm linh của đạo Cao Đài đến với con người. Bở vì con người khi gia nhập tơn giáo để tu hành, họ đã vượt qua được chính bản thân đời thường để đến được sự cao thượng của con người. Mọi người đều có nhu cầu cao về đời sống tinh thần, các hoạt động như là cúng tứ thời, cầu nguyện, đọc kinh Thiên đạo,…đều thiểu hiện niềm tin sâu sắc của chức sắc, tín đồ với Ngọc Hồng Thượng Đế. Từ niềm tin đó mà người dân tích cực tham gia các hoạt động xã hội để phát huy tinh thần hành đạo nhập thế. Đạo Cao Đài mang lại giá trị tâm linh được thể hiện qua việc đem lại niềm tin và khả năng khải thị cho con người. Điều đó đã trở thành động lực to lớn để cho các tín đồ các chức sắc ra sức tu hành góp phần cùng nhân dân xay dựng xã hội giàu mạnh, văn minh.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI ĐẠO CAO ĐÀI (Trang 26 - 30)