II. Công tác quản lý nhà nước đối với đạo Cao Đài ở một số địa phương
1. Cơng tác quản lí của nhà nước với đạo Cao Đài tại Tây Ninh
Tây Ninh là một trong 6 tỉnh của khu vực Đơng Nam Bộ, cách TP. Hồ Chí Minh 99 km theo đường Quốc lộ 22, dân số 1.133.400 người 1. Tồn tỉnh có 5 tơn giáo chính gồm: Cao Đài, Phật giáo, Cơng giáo, Tin Lành và Hồi giáo Islam, trong đó đạo Cao Đài có số lượng tín đồ đơng nhất (563.225 tín đồ, 7.938 chức việc, 2.340 chức sắc, 133 cơ sở thờ tự, chiếm trên 50% dân số toàn tỉnh).
Năm 2018, Ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh đã tham mưu Giám đốc sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh chấp thuận cho Hội thánh tách 2 họ đạo Liên xã Suối Ngơ – Tân Hịa và Liên xã Tân Hiệp để thành lập mới 2 họ đạo Tân Hòa và Thạnh Đông trên địa bàn huyện Tân Châu, nâng tổng số lên đến 77 họ đạo. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động phong phẩm, bổ nhiệm, thuyên chuyển và bãi nhiệm chức sắc: qua các kỳ đại hội, Hội thánh Cao Đài Tây Ninh đã gửi hồ sơ đề nghị phong phẩm, thăng phẩm cho hàng ngàn chức sắc, chức việc và được giải quyết đúng quy định của pháp luật về tôn giáo. Tại Đại hội nhiệm kỳ 2017 – 2022, Hội thánh đã gửi hồ sơ đề nghị Ban Tơn giáo Chính phủ và Ban Tơn giáo các tỉnh, thành phố công nhận phong phẩm, thăng phẩm cho 1.558 chức sắc, chức việc, trong đó có 23 người ở nước ngồi (Hoa Kỳ, Cam-pu-chia, Canada). Ban Tôn giáo
đã tham mưu Giám đốc sở Nội vụ trình UBND tỉnh chấp thuận phong phẩm, thăng phẩm cho 763 chức sắc, chức việc có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh.
Hướng dẫn hoạt động giáo dục – đào tạo, mở lớp bồi dưỡng giáo lý, hạnh đường: theo nhu cầu của Hội thánh Cao Đài Tịa thánh Tây Ninh, Ban Tơn giáo đã tham mưu Sở Nội vụ trình UBND tỉnh chấp thuận việc Hội thánh đăng ký mở 8 lớp Hạnh đường, mỗi khóa 45 ngày, cho 821 chức sắc từ phẩm Lễ sanh và tương đương trở lên của tỉnh Tây Ninh và các tỉnh, thành trong cả nước về tham dự (giai đoạn 2014 – 2019). Tính đến nay, Hội thánh đã mở được 15 khóa Hạnh đường bồi dưỡng cho 2.261 chức sắc đang hành đạo trong cả nước và Ban Đại diện Hội thánh tỉnh mở 25 lớp tập huấn đạo sự ngắn ngày (mỗi lớp 7 ngày) cho 9.697 chức việc đang hành đạo tại các họ đạo cơ sở trong tỉnh.
Công tác hướng dẫn hoạt động hành chính đạo: Ban Tơn giáo đã tham mưu Sở Nội vụ trình UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng và chính quyền địa phương hướng dẫn giúp đỡ Hội thánh Tây Ninh tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2017 – 2022; trước đó đã giúp đỡ 75 họ đạo tổ chức thành công Đại hội Nhơn Sanh cấp cơ sở để thông qua danh sách cầu phong cầu thăng và đề đạt nguyện vọng lên Hội thánh. Riêng trong năm 2018, Ban Tôn giáo đã hướng dẫn Hội thánh và các họ đạo thực hiện việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo hằng năm theo đúng quy định của Luật Tín ngưỡng, tơn giáo, đồng thời hướng dẫn UBND các huyện, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn tiếp nhận 16 thông báo danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung (như tổ chức lễ khởi công, an vị, khánh thành) của các họ đạo trên địa bàn tỉnh.
Công tác hướng dẫn hoạt động đối ngoại, quan hệ quốc tế: từ năm 2014 đến nay, Ban Tôn giáo đã tham mưu UBND tỉnh có ý kiến với Ban Tơn giáo Chính phủ chấp thuận cho Hội thánh Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh tổ chức 9 chuyến giao lưu,
đối ngoại tôn giáo theo thư mời của một số tổ chức tôn giáo tại Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Hoa Kỳ, Pháp, Italia, Áo để mở rộng quan hệ ngoại giao, góp phần để các tơn giáo trên thế giới biết đến Cao Đài Tây Ninh, góp phần phản bác các phần tử cực đoan, lợi dụng, mạo danh Cao Đài Tây Ninh để xun tạc, chống phá chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta.
Quản lý hoạt động y tế, từ thiện xã hội: Hội thánh và Ban Đại diện Hội thánh tỉnh Tây Ninh đã vận động tín đồ, chức việc, chức sắc tích cực đóng góp làm cơng tác từ thiện, xã hội vào các phong trào, hoạt động từ thiện xã hội và ủng hộ các cơng trình phúc lợi.
Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức làm cơng tác tơn giáo: tính riêng năm 2018, Ban Tơn giáo tỉnh Tây Ninh đã phối hợp với phòng Nội vụ các huyện, thành phố tổ chức 9 lớp (mỗi lớp 3 ngày) bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo, triển khai Luật Tín ngưỡng, tơn giáo và các văn bản liên quan đến tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo cấp huyện, xã trên địa bàn theo kế hoạch của Sở Nội vụ. Đồng thời, phối hợp với Trường Nghiệp vụ tơn giáo thuộc Ban Tơn giáo Chính phủ và Trường Chính trị tỉnh tổ chức 2 lớp bồi dưỡng cơng tác tơn giáo, phổ biến Luật Tín ngưỡng, tơn giáo cho 94 cán bộ, công chức làm công tác tơn giáo thuộc các sở, ngành của tỉnh và phịng, ban của huyện.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo: từ năm 2014 – 2019, có khoảng 60 đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến đạo Cao Đài. Đơn thư chủ yếu là vấn đề mâu thuẫn nội bộ, nhân sự trong đạo. Ban Tôn giáo xác định đây là việc thuộc nội bộ tôn giáo nên đã chuyển cho các tổ chức tơn giáo xem xét, giải quyết. Bên cạnh đó, có đơn thư khiếu nại liên quan đến đất đai, tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc tơn giáo, Ban Tơn giáo đã phối hợp với các ngành chức năng họp xem xét tham mưu, đề xuất Tỉnh ủy, UBND tỉnh giải
quyết theo nhu cầu chính đáng theo quy định pháp luật, nhất là Chỉ thị số 1940/CT- TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất liên quan đến tơn giáo và phù hợp tình hình tơn giáo tại địa phương.[20]