Chương 1: Những quy định chung

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI ĐẠO CAO ĐÀI (Trang 40 - 42)

I. Quan điểm, chính sách của Đảng đối với tơn giáo nói chung và đạo Cai Đài nói riêng

19Chương 1: Những quy định chung

cho chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài yên tâm tu hành, tích cực tham gia họat động xã hội, góp phần vào cơng cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Các tổ chức giáo hội Cao Đài đã khẳng định đường hướng hành đạo thuần tuý tôn giáo, tiến bộ, yêu nước, hoà hợp đạo đời.

Từ năm 1995 đến năm 2010, đạo Cao Đài được Nhà nước công nhận 10 hội thánh, 01 pháp môn, 21 tổ chức Cao Đài hoạt động độc lập, gần 1000 họ đạo ở các tỉnh, thành phố. Đạo Cao Đài được hoạt động bình thường như các tơn giáo khác ở Việt Nam, được chính quyền hướng dẫn tổ chức các đại hội, hội nghị, giúp đỡ tổ chức các ngày Đại lễ, góp phần xây dựng niềm tin của các chức sắc, tín đồ đối với chính quyền các cấp. Hoạt động tôn giáo của đạo Cao Đài rất gắn bó với chính quyền địa phương và trở thành mối quan hệ tốt đẹp giữa tổ chức tôn giáo với chính quyền nhà nước.

Chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước đã đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân như nội dung của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Pháp lệnh tự do tín ngưỡng, tơn giáo và Nghị định 92/NĐ-CP của Chính phủ đã đáp ứng nhu cầu cơ bản của tổ chức tơn giáo và chức sắc, tín đồ. Vận động được đại đa số các tổ chức tôn giáo và chức sắc, tín đồ tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, các tổ chức tơn giáo đã góp phần thực hiện tốt các vấn đề an sinh xã hội của Nhà nước về y tế, giáo dục, từ thiện nhân đạo và ngày càng khẳng định vai trị của tơn giáo trong xã hội hiện nay.

Chiều 13-10-2015, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Đoàn đại biểu chức sắc, lãnh đạo các hội thánh và tổ chức Cao Đài Việt Nam nhân kỷ niệm 90 năm Ngày khai đạo Cao Đài được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội. Với lịch sử 90 năm hình thành và phát triển, đạo Cao Đài đã khẳng định là một tôn giáo của

dân tộc Việt Nam, góp phần bảo tồn và làm phong phú giá trị văn hóa truyền thống, nêu cao tinh thần đồn kết, tập hợp chức sắc, tín đồ hoạt động gắn bó với đất nước. Trong cơng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đạo Cao Đài đã phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, hướng dẫn nhơn sanh vừa tu hành vừa tích cực ủng hộ cách mạng, tham gia kháng chiến, cứu nước. Qua đó, Đảng, Nhà nước ln ghi nhận những đóng góp của đồng bào đạo Cao Đài trong kháng chiến cứu quốc cũng như xây dựng đất nước hiện nay.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI ĐẠO CAO ĐÀI (Trang 40 - 42)