Những kết quả đạt được.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI ĐẠO CAO ĐÀI (Trang 48 - 53)

1. Những thành tựu về công tác tôn giáo về đạo Cao Đài của Đảng và Nhà nước ta. nước ta.

1.1 Công tác xây dựng tổ chức giáo hội.

Trong thời kỳ đát nước đổi mới (từ sau năm 1986), đạo Cao Đài là một trong những tôn giáo ở Việt Nam đã cảm nhận được rõ rệt chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo. Năm 1992, thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước về tơn giáo, các cấp chính quyền đã triển khai việc thực hiện cơng nhận tư cách pháp nhân đói với đạo Cao Đài. Từ năm 1995 đến 2010, đạo

21 Trần Ngọc Mai. (2020, Tháng Chín 22). Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài ở tỉnh Bình

Cao Đài được Nhà nước cơng nhận 10 hội thánh, 01 pháp môn, 21 tổ chức Cao Đài hoạt động độc lập, gần 1000 họ đạo ở các tỉnh, thành phố. Đạo Cao Đài được hoạt động bình thường như các tơn giáo ở Việt Nam, được chính quyền hướng dẫn trong việc tổ chức hội nghị, đại hội, giúp đỡ tổ chức các ngày Đại lễ tạo niền tin tưởng của chức sắc, tín đồ đói với chính quyền các cấp. Hoạt động tơn giáo của đạo Cao Đài rất gắn bó với chính quyền địa phương và trở thành mối quan hệ tốt đẹp giữa tổ chức tơn giáo và chính quyền Nhà nước.

Chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước đã đảm bảo quyền tư do tín ngưỡng tơn giáo của mọi người, như nội dung của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo và Nghị định 92/NĐ-CP của Chính phủ hiện nay đáp ứng nhu cầu cơ bản của tổ chức tơn giáo và chức sắc, tín đồ. Vận động được đại đa số tổ chức tôn giáo và chức sắc, tín đồ tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Ví dụ điển hình như việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa, các tổ chức tơn giáo đều có tiếng nói phản đối hành động sai trái của Trung Quốc, đồng thời vận động chức sắc, tín đồ biểu hiện tình u q hương đất nước bằng hành động cụ thể. Các hội thánh và tổ chức Cao Đài đã có thơng điệp nêu rõ: “Truyền thống yêu nước, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam là thiêng liêng, nếu ai có đó tạo ra cuộc chiến tranh phi nghĩa sẽ nhận lấy hậu quả thảm bại. Điều đó đã được khẳng định qua lịch sử tự hào của dân tộc Việt Nam có trên hàng ngàn năm văn hiến. Sử đạo Cao Đài còn ghi nhớ lời hiệu triệu của Chưởng pháp Cao Triều Phát của Hội thánh Cao Đài Minh Chơn đạo khi nước nhà bị xâm lược đã tuyên bố: “Cứu quốc là nhiệm vụ hành đạo hàng đầu, là cơng quả cao nhất của người tín đồ đạo Cao Đài”. Nhân dân Việt Nam nói chung, tín đồ đạo Cao Đài nói riêng ln u chuộng hịa bình. Chúng tơi nhiệt tình ủng hộ đường lối của Chính phủ Việt Nam giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp đối thoại, song phương,

đa phương và ngoại giao, tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước về Luật Biển 1982. Hội đòng Điều hành các hội thánh và tổ chức Cao Đài kêu gọi tồn bộ chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài ủng hộ quan điểm của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam qua con đường đối thoại và ngoại giao”. Bên cạnh đó các tổ chức tơn giáo đã gớp phần thực hiện tốt các vấn đề an sinh xã hội của Nhà nước về y tế, giáo dục, từ thiện nhân đạo và ngày càng khẳng định vai trị của tơn giáo trong xã hội hiện nay.

1.2 Công tác xây dựng lực lượng chức sắc trong các hệ phái Cao Đài.

Trong quá trình hướng dẫn, giúp các hệ phái Cao Đài xây dựng lại tổ chức, giáo hội đã tiến hành củng cố và xây dựng lực lượng chức sắc có tư tưởng tiến bộ, gắn bó với dân tộc. Đến nay (2010) có chín hệ phái Cao Đài với 122 chức sắc lãnh đạo giáo hội do Ban Tơn giáo Chính phủ quản lý. Đối tượng chức sắc từ phối sư trở lên (theo quy định của pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo) do Ban Tơn giáo Chính phủ quản lý là 273 chức sắc; các tỉnh thành phố quản lý là 14021 chức sắc.

Thông qua các kỳ đại hội từ hội thánh đến họ đạo cơ sở hoặc các dịp thuận lợi như việc công cử chức sắc, các hội thánh Cao Đài đến từng bước bổ sung chức sắc lãnh đạo là những người có tâm đạo, năng lược, sức khỏe, tiến bộ thay thế già yếu, trình độ hạn chế. Các hội thánh đưa những chức sắc tiêu biểu vào thượng hội, ban thường trực, ban đại diện ở các tỉnh, thành phố hay ở những họ đạo trọng điểm. Đồng thời có nhiều chức sắc tiêu biểu tham gia vào các tổ chức chính trị, đồn thể xã hội như: Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, hội phụ nữ, hội nông dân, … Chức sắc lãnh đạo trong các hội thánh Cao Đài là những người có hoạt động gắn bó với chính quyền địa phương. Họ là những nhân tố tích cực và tiến bộ trong các hội thánh giúp cho chính quyền các cấp nắm tình hình để thực hiện cơng tác đấu

tranh, ngăn chặn, có hiệu quả các thế lực xấu lợi dụng đạo Cao Đài để chống phá Đảng và Nhà nước, gớp phần qurn lý tốt các hoạt động tôn giáo theo phương châm “tốt đạo, đẹp đời”.

1.3 Công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực cụ thể.

1.3.1 Quản lý về tổ chức giáo hội.

Ban Tơn giáo Chính phủ đã phối hợp với các địa phương có tịa thánh và các bộ ngành có liên quan ở trung ương tiến hành công nhận về hoạt động của 10 hội thánh và 01 pháp mơn Cao Đài. Ngồi ra các địa phương đã công nhận 41 tổ chức Cao Đài hoạt dộng độc lâp trên phạm vi một tỉnh, thành phố. Việc quản lý tổ chức giáo hội do các địa phương có tịa thánh thực hiện trên tinh thần kết hợp giữa quản lý lãnh thổ với quản lý ngành. Ban Tơn giáo Chính phủ giữ vai trị hướng dẫn chun mơn và phối hợp với các bộ ngành ở trung ương và các địa phương có đạo Cao Đài. Nhìn chung hoạt động của các hội thánh Cao Đài đã từng bước đi vào nề nếp và tuân thủ pháp luật, UBND các tỉnh, thành phố có tịa thánh đã thực hiện tốt vai trị là trung tâm thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động của các hội thánh, chủ động phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến các tỉnh, thành phố có đạo Cao Đài.

1.3.2 Quản lý về sinh hoạt Tôn giáo.

Căn cứ vào quy định cụ thể của pháp luật, Ban Tơn giáo Chính phủ đã phối hợp với các bộ ngành trung ương và các địa phương liên quan hướng dẫn giúp 7 hệ phái Cao Đài tổ chức 22 kỳ đại hội. Các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn giúp 2 phái Cao Đài tổ chức 7 kỳ đại hội. Các lễ hội lớn, hội nghị thường niên như hợp thượng hội, hội thánh, hội nhơn sanh, hội nghị thường trực, hội nghị liên giao các

phái Cao Đài đảm bảo diễn ra an toàn, đúng pháp luật, hướng dẫn các ban cai quản, ban trị sự thánh thất, họ đạo đăng kí chương trình sinh hoạt ton giáo hàng năm, tổ chức tốt các cuộc lễ trọng ở cơ sở, tạo khơng khí phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong đồng bao đạo Cao Đài.

1.3.3 Quản lý việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm và thuyên chuyển chức sắc.

Các hội thánh thực hiện việc phong chức, phong phẩm theo Hiến chương đã được Nhà nước công nhận và Luật công cử chức sắc của đạo Cao Đài. Ban Tơn giáo Chính phủ đã hướng dẫn các hội thánh đăng ký việc phong chức, phong phẩm theo quy định của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo và Nghị định số 22 hướng dẫn thực hiện một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo. Ngồi ra, Ban tơn giáo các tỉnh, thành phố còn thực hiện việc quản lý đôi với trên 20000 chức việc trong ban cai quản và ban trị sự ở họ đạo cơ sở. Việc bổ nhiệm và thuyên chuyển chức sắc đi hành đạo đã được hội thánh trao đổi trước với các địa phương để tạo sự đồng thuận và thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Những khó khăn về cơng tác tơn giáo về đạo Cao Đài của Đảng và Nhà nước ta. nước ta.

Ngồi những thành tựu đã đạt được thì cơng tác tơn giáo về đạo Cao Đài của của Đảng và Nhà nước ta gặp phải một số khó khăn như sau:

Một là, một bộ phận chức sắc, tín đồ hoạt động ly khai; một số họ đạo, Hội thánh cịn xảy ra mâu thuẫn, mất đồn kết nội bộ; một số hoạt động tơn giáo cịn vi phạm Luật Tín ngưỡng, tơn giáo…

Hai là, Qúa trình thực thi chính sách tơn giáo của một số cấp chính quyền cịn nhiều bất cập chaửng hạn như năng lực trình độ nhận thức về tơn giáo của một số cán bộ còn hạn chế, thành kiến, dẫn đến việc ứng xử với tơn giáo cịn quan liêu, hà khắc, đặc biệt là ở cấp cơ sở.

Ba là những khó khăn về một số vấn đề nhận thức đạo Cao Đài; về công tác xây dựng lực lượng chức sắc; việc điều hành đạo sự của một số hội thánh còn nhiều lúng túng; việc phối hợp ngăn chặn, xử lý những đối tượng xấu, cơ hội, có tư tưởng chia rẽ chống đối trong các phái Cao Đài; việc hướng dẫn hội thánh xây dựng cơ chế hoạt động của tổ chức giáo hội, các vấn đề phong chức, phong phẩm, cơ sở thờ tự, kinh sách, đào tạo, … chưa được giải quyết kịp thời.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI ĐẠO CAO ĐÀI (Trang 48 - 53)