III. Bài học kinh nghiệm.
3. Xây dựng Hiến chương và củng cố hệ thống tổ chức giáo hội.
Về Hiến chương: từng bước hoàn thiện Hiến chương của các phái Cao Đài theo hướng gần với truyền thống của đạo, đồng thời đảm bảo các yêu cầu, công tác theo quy định của pháp luật. Chú ý ba nội dung chính là: tơn chỉ, mục đích, hệ thống tổ chức và các sinh hoạt tôn giáo. Xây dựng tổ chức giáo hội theo giáo lý, giáo luật và truyền thống của từng phái đạo Cao Đài, có thể có cửu viên, lưỡng đài, lưỡng phái đảm bảo phù hợp với luật đạo và tuân thủ pháp luật Nhà nước. Đối với những phái Cao Đài khơng thành tổ chức giáo hội thì cho phép xây dựng tổ chức Cao Đài hoạt động độc lập như một họ đạo (Nam Thành Thánh thất, Tân Minh Quang, Huỳnh Quang Sắc,...) hoặc xây dựng Pháp môn tu hành như Chiếu Minh Tam Thanh vô vi).
Về hệ thống tổ chức, tiếp tục củng cố hệ thống tổ chức Giáo hội Cao Đài theo mơ hình:trung ương giáo hội có thượng hội gồm những chức sắc hành đạo từ phẩm đầu sư và tương đương trở lên; Ban Thường trực, Hội đồng Chưởng quản, Thường trực Hội thánh gồm những chức sắc từ giáo hữu và tương đương trở lên đến chánh phối sư được bầu qua các đại hội nhiệm kỳ. Trong đó, Ban Thường trực, Hội đồng Chưởng quản, Thường trực Hội thánh là cơ quan hành chính đạo cao nhất có thực quyền điều hành Giáo hội và quan hệ với Nhà nước cũng như các cơ quan, đoàn thể quần chúng. Bộ phận giúp việc của hội thánh có các cơ quan là Hiệp Thiên đài, Cửu Trùng đài (có thể có Cửu viện), Nữ phái (lưỡng đài, lưỡng phái). Các tỉnh,
thành phố có nhiều họ đạo thì được lập một ban đại diện hoặc cử đại diện làm nhiệm vụ quan hệ với chính quyền và các họ đạo. Họ đạo: có một vị chức sắc làm đầu họ đạo, ban cai quản và ban trị sự giúp việc.
Về nhân sự: hướng dẫn các Hội thánh Cao đài bổ sung chức sắc lãnh đạo, tuyển chọn, giới thiệu những người có trình độ, năng lực, sức khoẻ, tiến bộ và có uy tín trong đạo tham gia lãnh đạo các Hội thánh, Ban Đại diện tỉnh, thành phố và họ đạo.