Công tác quản lí của nhà nước với đạo Cao Đài tại Bình Dương

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI ĐẠO CAO ĐÀI (Trang 45 - 48)

II. Công tác quản lý nhà nước đối với đạo Cao Đài ở một số địa phương

2.Công tác quản lí của nhà nước với đạo Cao Đài tại Bình Dương

Thời gian qua, Ban Tơn giáo – Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương đã làm tốt chức năng giúp Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước (QLNN) trên lĩnh vực tơn giáo, trong đó có QLNN đối với hoạt động của đạo Cao Đài. Thực hiện Công văn số 1403/TGCP/CĐ ngày 18/12/2018 của Ban Tơn giáo Chính phủ về tổng kết 25 năm công tác QLNN đối với đạo Cao Đài, UBND tỉnh Bình Dương đã tiến hành tổng kết, đánh giá công tác QLNN trên các mặt sau:

Thứ nhất, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo (TNTG) đối với đạo Cao Đài.

Công tác QLNN đối với hoạt động của đạo Cao Đài được thực hiện theo Thông báo số 34/TB-TW ngày 14/11/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chủ trương đối với đạo Cao Đài trong tình hình mới; Nghị quyết số 25/NQ-TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về cơng tác tơn giáo; Luật TNTG năm 2016. Hoạt động của đạo Cao Đài ln bám sát chương trình đăng ký hằng năm và tuân thủ pháp luật. Chính quyền các cấp đã thực hiện tốt chính sách, pháp luật về TNTG đối với đạo Cao Đài trên các nội dung như:

– Thực hiện thủ tục công nhận tổ chức tôn giáo: từ khi Thông báo số 34-TB/TW được triển khai thực hiện, lần lượt các tổ chức Cao Đài được Ban Tơn giáo Chính phủ cơng nhận tư cách pháp nhân. Theo phân cấp, UBND tỉnh Bình Dương chỉ 20Trần Ngọc Mai. (2020, Tháng Sáu 16). Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài ở tỉnh Tây Ninh. Đã

truy lục Tháng Mười Một 4, 2021 từ Quản lý nhà nước: https://www.quanlynhanuoc.vn/2020/06/16/quan-ly-nha-

nuoc-doi-voi-hoat-dong-cua-dao-cao-dai-o-tinh-tay-ninh/?

được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho các tổ chức tơn giáo cơ sở có phạm vi hoạt động trong địa bàn tỉnh, hệ phái được cấp chứng nhận muộn nhất là Cao Đài Chiếu Minh Tam thanh vô vi.

– Xét duyệt phong phẩm, bổ nhiệm chức sắc, chức việc của đạo Cao Đài: sau khi được công nhận về mặt tổ chức, các hội thánh Cao Đài đều thực hiện việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc, chức việc tại các cơ sở họ đạo, Hội thánh Trung ương theo đúng Hiến chương đã được Nhà nước công nhận và Luật Cơng cử của đạo Cao Đài. Tính riêng tại tỉnh Bình Dương, hiện nay, hệ phái Cao Đài Tây Ninh có 94 chức sắc, 199 chức việc. Trong những năm qua, Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ đã giải quyết cho hệ phái Cao Đài Tây Ninh đăng ký phong phẩm 5 Lễ sanh và 4 Giáo hữu; Cao Đài Chơn lý: 1 Đầu sư, 3 Phối sư, 11 Giáo sư, 17 Giáo hữu, 41 Lễ sanh; Cao Đài Tiên Thiên: 3 Giáo hữu, 9 Lễ sanh… giải quyết cho các họ đạo cơ sở kiện toàn tổ chức để hoạt động.

– Quản lý đất đai, xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự: UBND tỉnh Bình Dương đã thực hiện tốt việc quản lý đất đai, cơ sở thờ tự của đạo Cao Đài trên địa bàn tỉnh theo Luật Đất đai năm 2013 và Chỉ thị số 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất liên quan đến tôn giáo, cho đến nay, UBND tỉnh đã cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho 15 cơ sở thờ tự của 11 họ đạo với tổng diện tích đất với 17.232 m2 (trong đó có 5.044 m2 đất nội tự, 12.188 m2 đất khn viên). Cùng với đó, các thánh thất, điện thờ đã được các cấp chính quyền cấp phép tu sửa, xây mới, bảo đảm khang trang, tạo được lịng tin của chức sắc, tín đồ với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

– QLNN đối với hoạt động đào tạo chức sắc, chức việc của đạo Cao Đài: do các hệ phái Cao Đài ở Bình Dương đều là tổ chức tơn giáo cơ sở nên hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, chức việc đều phải đến Hội thánh Trung ương ở địa

phương khác (như hệ phái Cao Đài Tây Ninh đến tỉnh Tây Ninh, Cao Đài Tiên Thiên phải đến tỉnh Bến Tre hoặc TP. Hồ Chí Minh để tham gia các lớp hạnh đường). Chức sắc, chức việc được bồi dưỡng về Quy chế làm việc của các họ đạo; bồi dưỡng kiến thức pháp luật về tôn giáo, tập huấn đạo sự.

Thứ hai, phổ biến, giáo dục pháp luật về TNTG.

Cấp ủy, UBND các cấp đã chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan tiến hành triển khai sâu rộng các văn bản liên quan đến vấn đề TNTG như: Nghị quyết số 24/NQ- TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị về tăng cường cơng tác tơn giáo trong tình hình mới; Chỉ thị số 37/CTBCT ngày 02/7/1998 của Bộ Chính trị về cơng tác tơn giáo trong tình hình mới; Nghị quyết số 25/NQ-TW ngày 12/02/2003 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về cơng tác tơn giáo; Quyết định số 16/2005/QĐ-TTg ngày 21/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho tổ chức tôn giáo và chức sắc tôn giáo hoạt động tại Việt Nam; Thơng báo số 34/TB-TW ngày 14/12/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chủ trương cơng tác đối với đạo Cao Đài trong tình hình mới; Luật TNTG năm 2016…

Ngồi ra, UBND tỉnh cịn phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Dương và các đồn thể tuyên truyền, vận động chức sắc, tín đồ thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về tơn giáo, từ đó tăng cường hiệu lực của cơng tác QLNN đối với hoạt động của đạo Cao Đài.

Thứ ba, về giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đạo Cao Đài.

Mặc dù có 5 hệ phái Cao Đài tại tỉnh Bình Dương, nhưng các vấn đề khiếu nại, tố cáo chỉ tập trung vào một hệ phái là Cao Đài Chiếu Minh Tam thanh vơ vi tại phường Bình Hịa, thị xã Thuận An. Từ đầu năm 2014 đến nay, việc có nhiều mâu thuẫn, chia rẽ, tranh giành quyền lực trong nội bộ khiến hệ phái này chia thành 2

nhóm đối nghịch nhau. Mặc dù được các cấp chính quyền quan tâm giải quyết nhưng vẫn chưa dứt điểm, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự tại địa phương và tạo điều kiện cho các đối tượng xấu lợi dụng để kích động.

Thứ tư, kiểm tra, xử lý hoạt động trái pháp luật về tôn giáo, đấu tranh với hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia.

Thời gian qua, các cơ quan chuyên trách đã thực hiện tốt việc tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo nên hầu như việc vi phạm là rất ít. Một số trường hợp chưa đăng ký sinh hoạt tôn giáo đã được nhắc nhở; việc xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự khi chưa được cấp phép diễn ra ít, chủ yếu là do các chức sắc, tín đồ chưa hiểu rõ quy định pháp luật. Việc đấu tranh với những đối tượng lợi dụng đạo Cao Đài xâm phạm an ninh quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Dương ln có sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an tỉnh.[21]

Chương 3: Đánh giá về công tác tôn giáo về đạo Cao Đài của Đảng và Nhà nước ta.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI ĐẠO CAO ĐÀI (Trang 45 - 48)