Những kết quả đạt được trong giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để xây dựng niềm tin cho sinh viên

Một phần của tài liệu 22890 16122020234136870VTHTHUTHOBnchnh (Trang 27 - 34)

dựng niềm tin cho sinh viên

Thứ nhất là giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh định hướng thái độ của sinh viên đối với việc học tập, phát huy lịng u nước, một yếu tố góp phần hình thành phẩm chất đạo đức, năng lực, niềm tin chính trị của sinh viên.

Mặc dù chịu sự tác động từ mặt trái của tồn cầu hóa và hội nhập thế giới, nhưng về cơ bản sinh viên vẫn giữ vững truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội biết phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc trong hoàn cảnh lịch sử mới. Đa số sinh viên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực tham gia vào phong trào xây dựng nơng thơn mới, xây dựng cuộc sống văn hóa, văn minh đô thị.

Mặt khác, với sự phát triển năng động đầy sức trẻ của đất nước, đang tác động tới sinh viên ở nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có những tư tưởng lai căng, thực dụng của phương Tây, đang làm cho một bộ phận sinh viên ít nhiều bị ảnh hưởng. Trước tình hình đó, các trường Đại học đã chủ động phối hợp với tổ chức chính trị trên địa bàn thành phố để tìm ra những giải pháp kịp thời, giúp sinh viên có được những sự điều chỉnh về nhận thức chính trị và tư tưởng củng cố lòng yêu quê hương, đất nước.

Thái độ và trách nhiệm của sinh viên đối với công cuộc đổi mới đất nước, một biểu hiện cụ thể của lịng u nước.

28

số sinh viên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống cách mạng trung kiên, bất khuất; có ý chí vươn lên trong học tập, rèn luyện vì ngày mai lập thân, lập nghiệp.

Chủ nghĩa yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ngày này, tinh thần ấy vẫn được phát huy trong xã hội chủ nghĩa. Dễ nhận biết nhất là hình ảnh hàng chục nghìn cổ động viên bóng đá Việt Nam, trong đó tuyệt đại đa số là thanh niên – sinh viên, hăng say với màu cờ Tổ Quốc, hát vang Quốc ca cổ vũ đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam. Hiện tượng khác thể hiện rõ ràng nhất cho tình cảm yêu nước, ý thức “uống nước nhớ nguồn” của sinh viên Việt Nam hiện nay chính là những hoạt động đền ơn, đáp nghĩa do nhà trường tổ chức và Đoàn Thanh niên tổ chức. Đặc biệt là hằng năm vẫn có hàng vạn sinh viên viếng thăm Nghĩa trang Liệt sĩ Trường sơn, Thành cổ Quảng Trị, Ngã ba Đồng Lộc, v.. v.. trực tiếp bày tỏ lòng tri ân với những thanh niên thế hệ đi trước đã hy sinh máu xương vì độc lập, tư do của Tổ Quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Hằng năm, có nhiều cuộc tình nguyện trong nhà trường do sinh viên tổ chức đến các nơi vùng sâu, vùng xa, “Mùa hè xanh” để giúp đỡ cho các người dân ở đó.

Kết quả của hai cuộc khảo sát đối với thanh niên là học sinh và sinh viên của nhóm nghiên cứu do PGS.TS.Nguyễn Ngọc Phú đứng đầu trong hai năm 2006 và 2008 có tuyệt đại đa số người trả lời chọn “Có tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa” làm phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của người Việt Nam. Giá trị này được xếp ở vị trí số 1 trong thang giá trị, với điểm trung bình đạt tới 2.78/3. Đồng thời, phẩm chất “Tự hào là người dân Việt Nam” cũng được xếp hạng cao: ở vị trí số 4 với điểm trung bình là 2.62/3 [50].

Theo bảng khảo sát mức độ quan tâm của thanh niên đối với một số vấn đề trong cuộc sống (phụ lục 1) thì ta thấy được sự quan tâm đến tương lai vận mệnh đất nước của số thanh niên tham gia khảo sát tuy khơng đứng ở vị trí cao trong bảng xếp hạnh giá trị các vấn đề mà họ quan tâm, nhưng lại có giá trị trung bình (4/5) đồng hạng xấp xỉ với các vấn đề khác như: Pháp luật, môi trường sinh thái, tự do, dân chủ, quyền lực. Đây là những vấn đề mà trong xã hội hiện đại, người ta hễ đã quan tâm đến tình hình, tương lai, vận mệnh của đất nước thì nhất thiết phải quan tâm ở mức độ tương đương hoặc gần tương đương. Mặc dù không đứng hàng đầu trong bảng xếp hạng giá trị các vấn đề quan tâm, nhưng với kết quả là 74.2% số thanh niên được hỏi cho biết họ cơ bản quan tâm hoặc rất quan tâm đến tương lai, vận mệnh của đất nước cũng vẫn là một con số rất khả quan. Như vậy thì cho thấy rằng hiện nay yêu nước vẫn là một trong những giá trị cốt lõi, cơ bản nhất của đa số thanh niên Việt Nam. Và như vậy cũng có thể khẳng định được sinh viên – là một bộ phận đông đảo trong thanh niên cũng có tinh thần u nước và biết thể hiện tình cảm yêu nước của mình ở mức độ nhất định thông qua việc biểu lộ sự quan tâm thiết thực của mình đối với tương lai vận mệnh đất nước và đối với những vấn đề khác có liên quan mật thiết đến tương lại, vận mệnh của đất nước, của dân tộc và của cả cộng đồng.

Cơng tác giáo dục chính trị tun truyền đường lối đổi mới của Đảng được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau: mở các lớp tập trung như “Tuần sinh hoạt cơng dân”, “6 bài học lý luận chính trị” lồng nghép vào các hoạt động xã hội và được các trường Đại học triển khai thực hiện. Hưởng ứng và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, sinh viên đã tích cực tham gia các phong trào do nhà trường, Hội Sinh viên phát động theo tinh thần “3 có, 3 khơng” do Ban chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phát động và đã đưa lại những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Nhiều sinh viên có ý thức chính trị tốt, tỉ lệ sinh viên phấn đấu trở thành Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày càng tăng. Thế hệ trẻ Việt Nam đã

29

và đang cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phấn đấu vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh được đứng vào hàng ngũ của Đảng trong trường đại học là ước mơ của nhiều sinh viên.Từ năm học 2011 - 2012 đến nay, tổ chức đảng của các trường trực thuộc Đảng bộ khối đã kết nạp được 3.650 đảng viên, trong đó, đảng viên là giảng viên dưới 35 tuổi là 822 đồng chí (chiếm 22,52%); sinh viên, học viên ưu tú 2.828 đồng chí (chiếm tỷ lệ 77,48%), vượt 41,4% so với chỉ tiêu đề ra. Tính đến hết tháng 9-2017, tồn Đảng bộ khối có 28 tổ chức đảng, trong đó có 26 đảng bộ và hai chi bộ cơ sở với 360 chi bộ trực thuộc (trong đó có 65 chi bộ sinh viên).

Trong nghị quyết của Đảng về thanh niên trong thời kỳ đổi mới, khi đề cập đến vấn đề thái độ và lập trường chính trị của thanh niên, một mặt khẳng định rằng: “Thanh niên đồng tình ủng hộ và hăng hái tham gia sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa” [4, tr.536] và “ Dù còn nhiều tâm trạng khác nhau, song đa số thanh niên luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và phát triển của đất nước” [5,tr37]. Để thấy rõ điều này, tôi đã tham khảo cuộc khảo sát do Trung ương Đoàn (Trung ương Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) thực hiện vào năm 2001 trên phạm vi 15 tỉnh và thành phố với quy mô 2.900 phiếu hoàn chỉnh ( Phụ lục 2). Qua bảng khảo sát thì chúng ta thấy rằng phần đơng thanh niên tán thành những nhiệm vụ của cách mạng do Đảng đề xuất và lãnh đạo. Điều đặc biệt là đa phần thanh niên tán thành quan tâm đến những nhiệm vụ cơ bản nhất của đất nước: chống tham nhũng, quan liêu, mất dân chủ. Gắn liền với nhiệm vụ này là cuộc vận động tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Sinh viên – là một bộ phận trong thanh niên, là lứa tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường, dựa vào những phân tích trên, tơi có thể khẳng định rằng đa phần sinh viên có tính chính trị - xã hội cao, quan tâm đến các vấn đề chính trị xã hội và phấn đấu trở thành một công dân tốt theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tuy chịu tác động từ mặt trái của q trình tồn cầu hóa và hội nhập thế giới nhưng đại bộ phận sinh viên vẫn là những người sống có lý tưởng, hồi bão, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, chủ động, tích cực sáng tạo trong học tập, có niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới. Họ ra sức rèn đức, luyện tài để trở thành trí thức trẻ trong tương lai, có đủ phẩm chất, năng lực và bản lĩnh chính trị, góp phần thúc đẩy đất nước phát triển bền vững, góp phần phấn đấu để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Thứ hai là giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh góp phần định hướng cho sinh viên kế thừa, phát huy truyền thống yêu thương con người, động lực xây dựng niềm tin chính trị

Việc học tập, phát huy truyền thống lòng yêu thương con người của sinh viên hiện nay là sự tiếp nối giá trị đạo đức truyền thống yêu thương con người của dân tộc Việt Nam Học tập, kế thừa truyền thống lòng yêu thương con người là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên nhìn nhận thấy được các giá trị tích cực của xã hội hiện nay. Sinh viên thể hiện sự tận tâm phục vụ lợi ích của con người, khẳng định vị thế cá nhân trong xã hội, tôn trọng quyền con người, phấn đấu xây dựng một xã hội bình đẳng, mọi người tự do phát triển.

Phát huy truyền thống yêu thương con người ở sinh viên thể hiện rõ nhất là những tấm gương quên mình giúp dân, hình ảnh sinh viên tình nguyện tiếp sức mùa thi, hiến máu tình nguyện, chiến sỹ mùa hè xanh trong các dịp hè đã trở thành hình ảnh đẹp trong xã hội;

30

có nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường tham gia các đội hình tri thức trẻ tình nguyện đến cơng tác ở vùng sâu, vùng xa, biên cương, hải đảo, nhiều tấm gương giúp bạn học tập trong nhiều năm liền như giúp người thân trong gia đình. Tong phong trào tình nguyện, khơng chỉ nỗ lực học tập tốt, sinh viên thời đại mới luôn hướng đến cộng đồng, hình ảnh những sinh viên “nhường cơm sẻ áo”, sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh trong xã hội, đêm đêm đi về các góc phố, con đường tìm người vơ gia cư để tặng bánh mỳ, gói xơi, khăn, áo ấm khiến nhiều người xúc động. Hình ảnh những sinh viên mặc áo xanh tình nguyện, mặc trời nắng mưa tham gia phân làn chống ùn tắc giao thông, “Tiếp sức mùa thi”, “Đưa em tôi đi thi”. Hoặc, khơng quản ngại khó khăn về vùng sâu, vùng xa, tổ chức các chương trình “mùa đơng ấm”, “mùa hè xanh”, “xuân yêu thương”… thực sự đã làm ấm lịng người. Phong trào sinh viên tình đã góp phần giải quyết hiệu quả nhiều vấn đề an sinh xã hội; số cơng trình xây dựng nơng thơn mới, ý tưởng, công nghệ mới được chuyển giao cho nông dân, số đơn vị máu được hiến hằng năm... là những con số ấn tượng, nói lên tính hiệu quả, thiết thực của tình yêu thương con người.

Dù bị ảnh hưởng tiêu cực của tồn cầu hóa, chạy theo “lối sống thực dụng, cạnh tranh, lợi nhuận, đồng tiền”, nhưng tận sâu trong nhận thức, tư tưởng tình cảm của sinh viên đối với các giá trị nhân văn, niềm tin, chân thành, chia sẽ, thủy chung, trách nhiệm, hạnh phúc…vẫn được giữ gìn và phát triển. Đây là một xu hướng tốt của đạo đức trong sự phát triển nhân cách sinh viên hiện nay. Điều này, ít nhiều phản ánh việc kế thừa, lưu giữ giá trị đạo đức truyền thống yêu thương con người, giá trị văn hóa dân tộc của sinh viên.

Thứ ba là giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh định hướng cho sinh viên thấy được năng lực của bản thân trong học tập và rèn luyện

Sau hơn 30 năm đổi mới, với đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự tác động của q trình tồn cầu hóa đối với đất nước, đã làm cho đất nước có nhiều khởi sắc. Đời sống nhân dân được nâng cao, chất lượng giáo dục, y tế đang có những bước đổi thay theo hướng tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân, trong đó có sinh viên. Những thành cơng đó của đất nước gắn liền với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, của chính quyền địa phương. Đồng thời cũng là kết quả lao động sáng tạo, cần cù của nhân dân cả nước. Do đó, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng giúp sinh viên nhìn nhận được những cơ hội và thách thức trong cuộc sống, giúp họ nhận thức đúng hơn về hoàn cảnh, đời sống kinh tế của từng địa phương nơi mình sống.

Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Chính những vấn đề đó cũng đang ảnh hưởng tới nhận thức và hành động của sinh viên. Trong hồn cảnh đó, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng giúp sinh viên có cách nhìn nhận đúng về năng lực của bạn thân và các mối quan hệ xã hội. Để từ đó, họ có những yếu tố, động lực giúp sinh viên vượt qua những khó khăn trước mắt để thực hiện mục tiêu của mình trong học tập và rèn luyện vì ngày mai lập thân, lập nghiệp.

Sinh viên là những người có trình độ học vấn nhất định lại được ni dưỡng niềm tin, lý tưởng, hoài bão, ước mơ trên nền tảng sức xuân, đa số sinh viên tự tin vào khả năng sáng tạo và cống hiến của mình. Phát triển là quá trình tự thân, nội lực bao giờ cũng là nhân tố quyết định. Sinh viên biết vượt qua những khó khăn, tiết kiệm thời gian, tiền bạc để đầu tư cho học tập.

31

Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam khóa IX Lê Quốc Phong khẳng định: Cơng tác Hội và phong trào sinh viên 5 năm qua đã có những chuyển biến tích cực, rõ nét trên nhiều mặt. Phong trào lớn của nhiệm kỳ Đại hội IX, phong trào “Sinh viên 5 tốt”, đã phát triển mạnh mẽ, lan tỏa rộng rãi trong sinh viên. Vấn đề khởi nghiệp cũng được sinh viên hưởng ứng tham gia. Các hoạt động do Hội tổ chức đã phát huy được trí tuệ, nhiệt huyết và khát vọng của sinh viên trong học tập, rèn luyện; đáp ứng phần nào nhu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của sinh viên, giúp Hội Sinh viên Việt Nam thực sự trở thành người bạn đồng hành thân thiết, tin cậy của sinh viên. Tổ chức Hội ngày càng được củng cố và phát triển, với hơn 1,3 triệu Hội viên đang sinh hoạt, rèn luyện tại 28 Hội Sinh viên cấp tỉnh, 283 Hội sinh viên cấp trường, 8 Hội Sinh viên Việt Nam ở nước ngoài. Từ thực tiễn phong trào, nhiều tấm gương sinh viên 5 tốt, sinh viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học, sinh viên sống đẹp đã được tuyên dương; nhiều sinh viên đã được vinh dự kết nạp Đảng, góp phần xây dựng, hình thành một lớp sinh viên giàu lịng u nước, có bản lĩnh, tri thức, sức khỏe, có khát vọng vươn lên, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, chủ động và tự tin trong hội nhập quốc tế.

Nhìn chung, sinh viên đã xác định yếu tố nỗ lực cá nhân với những phẩm chất cần cù, sáng tạo, tự tin vào năng lực bản thân là quan trọng nhất cho sự phát triển tương lai, sự thành đạt. Trong bối cảnh tồn cầu hóa và kinh tế thị trường, các yếu tố may rủi đối với sự thăng tiến khơng cịn thích hợp. Để có được sự thành đạt địi hỏi mỗi sinh viên cần phải có tri thức và khẳng định được năng lực của chính mình trong mơi trường cạnh tranh. Tự khẳng định mình bằng nỗ lực cá nhân, sự cần cù, sáng tạo trong học tập để

Một phần của tài liệu 22890 16122020234136870VTHTHUTHOBnchnh (Trang 27 - 34)