Phát huy tính tích cực tự giác của sinh viên trong học tập và rèn luyện để nâng cao bản lĩnh chính trị trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu 22890 16122020234136870VTHTHUTHOBnchnh (Trang 48 - 53)

cao bản lĩnh chính trị trong cuộc sống.

Sinh viên – với tư cách là một lực lượng xã hội, những chủ nhân tương lai của đất nước , sinh viên có khả năng tự chuẩn bị hành trang cuộc đời của mình, tích cực chuẩn bị cho tương lai của bản thân, trong đó có việc chủ động lựa chọn giá trị, hành vi và lối sống của mình. Sự chủ động khơng phải là sự buông thả, hướng theo cái xấu mà phải dựa trên một chuẩn mực, một quy tắc đạo đức nhất định.

Giáo dục là một quá trình hai mặt, một mặt đó là sự tác động của đối tượng bên ngoài vào đối tượng giáo dục, mặt khác chính là nhờ vào q trình giáo dục đối tượng giáo dục biến đổi và hoàn thiện bản thân. Trong điều kiện hiện nay, tự giáo giáo dục là một yếu tố quan trọng trong quá trình giáo dục và có quyết định đến tồn bộ sự nghiệp giáo dục.

49

Với tư cách là chủ thể của quá trình giáo dục, sinh viên cần phải biết tiếp thu và nhận thức các kiến thức và biểu hiện nó thơng qua hoạt động trong mối quan hệ xã hội, đó chính là q trình hình thành và hồn thiện nhân cách. Nhân cách không phải sinh ra là có sẵn mà phải qua q trình rèn luyện và tu dưỡng thơng qua hoạt động giáo dục.

Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, mỗi cá nhân sinh viên cần biết điều chỉnh hành động của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức nếu không sẽ bị trở thành những hành vi tiêu cực trong xã hội, kết quả dẫn đến sự suy thoái nhân cách . Đối với mỗi sinh viên việc điều chỉnh hành vi là cần thiết vì lúc này nhân cách của sinh viên đang phát triển chứ chưa được hoàn chỉnh.

So với các thế hệ trước, sinh viên hiện nay có điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi hơn rất nhiều để phát triển năng lực tự chủ và tích cực hơn trong hội nhập xã hội. Trước hết, xét về điều kiện khách quan , đất nước đang hướng tới phát triển kinh tế hội nhập và mở cửa hội nhập nên làm cho khơng khí chung của cả nước trở nên dân chủ, sống động hơn rất nhiều, quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã thu được những thành tựu nhất định, đảm bảo quyền tự do con người và quyền dân chủ con người được nâng cao. Về chủ quan, thế hệ sinh viên hiện nay được học tập tốt hơn, được đầu tư tốt hơn cho việc học tập cả về chất lượng học tập và phương tiện học tập. Vì thế sinh viên có thể nâng cao được hiệu quả học tập.

Tính tích cực của người học trong q trình học là yếu tố quan trọng để hình thành nên kỹ năng, phương thức làm việc của con người trong tương lai. Khi người học chủ động tìm kiếm kiến thức, rèn luyện kỹ năng cũng như biết được những phần kiến thức nào mình cịn thiếu thì sẽ học tập có hiệu quả hơn, tìm cách lấp đầy những khoảng trống tri thức trong q trình học tập. Ngồi ra, tính tích cực, chủ động sẽ thúc đẩy người học tự giác học tập suốt đời. Từ đó, người học sẽ thích nghi được với mọi mơi trường làm việc. Để nâng cao vai trị và hiệu quả q trình tự giáo dục, tự rèn luyện của mình, địi hỏi sinh viên phải tự giác tham gia các hình thức hoạt động ở các câu lạc bộ, nhà văn hóa, ở trường. Tích cực hưởng ứng các phong trào, các cuộc vận động, các chương trình trong đó các phong trào đang thu hút sinh viên tham gia như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Học tập rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu nước mạnh, xã hội văn minh”… Qua các hoạt động này, những phẩm chất đạo đức, những giá trị nhân cách từng bước được bổ sung và ngày càng hoàn thiện hơn. Đồng thời đây cũng là môi trường xã hội tốt để sinh viên tự thể nghiệm mình, phát huy năng lực của mình, tự khẳng định mình trong xã hội.

Đối với nhóm người thụ động, khơng chịu khó vươn lên trong học tập rèn luyện thì việc giúp họ nâng cao vai trò tự giác rèn luyện, tự giáo dục có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Chúng ta cần khuyến khích động viên đồng thời mỗi bản thân sinh viên trong nhóm địi hỏi cần phải có quyết tâm cao, ra sức phấn đấu vươn lên trong học tập. Nhà trường cần phải tăng cường và có những biện pháp cụ thể đối với những sinh viên cịn bng thả, thiếu ý chí trong học tập.

Tóm lại, phát huy tính tích cực tự giác và rèn luyện của sinh viên nhằm khơi dậy, khai thác nội lực từ phía người học. Thơng qua dạy học phát huy tính tích cực người học sẽ giúp cho bản thân mỗi sinh viên có cơ hội bộc lộ năng lực của tư duy, các phẩm chất

50

tâm lý cá nhân và ý thức được trách nhiệm của xã hội. Từ đó giúp sinh viên định hướng được bước đi của mình cho phù hợp và ngày cành hồn thiện mình hơn.

Như vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên, góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, trước hết cần quán triệt các quan điểm của Đảng, đổi mới nhận thức đối với công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trong tồn xã hội nói chung, trong ngành giáo dục và đào tạo nói riêng, coi giáo dục đạo đức là hàng đầu. Thứ hai, phải biết kết hợp giáo dục những giá trị truyền thống của dân tộc với những giá trị đạo đức của nhân loại và thời đại để giúp sinh viên nhận thức được những giá trị đạo đức của quá khứ và hiện tại, tương lại. Bên cạnh đó cần phải xây dựng phát huy tính tự giác học tập và rèn luyện đạo đức ở mỗi bản thân sinh viên, gắn chặt hơn nữa việc giáo dục ý thức đạo đức với thực tiễn đạo đức, lời nói phải đi đơi với thực hành, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức.

51

KẾT LUẬN

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng chứa đựng một nhân sinh quan sâu sắc trong việc xác lập lý tưởng và chuẩn mực sống. Đạo đức của Người là đạo đức chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, là sự yêu thương con người với những phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư thực hiện bình đẳng xã hội, là chủ nghĩa nhân đạo cách mạng cao cả nhằm giải phóng con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức các mạnh giúp sinh viên hình thành nên những phẩm chất đạo đức mới, lối sống mới, tin vào đường lối của Đảng, của Nhà nước và hình thành nên niềm tin chính trị cho bản thân.

Ngày nay, với sự đổi mới và hội nhập đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi quốc gia, mọi dân tộc, gia đình và cá nhân. Khơng một ai, khơng một quốc gia nào có thể đứng ngồi. Sự hội nhập và tồn câu hóa sẽ tác động khơng nhỏ về tư tưởng, văn hóa và đạo đức của mỗi cá nhân trong đất nước. Sinh viên Việt Nam là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng khá mạnh của xu thế tồn cầu hóa. Đây là nguồn nhân lực đầy sức mạnh, trẻ và có tri thức, có khả năng tiếp cận nhanh chóng với cái mới và thay đổi linh hoạt – những tố chất rất cần thiết cho một thời kỳ phát triển mới. Vì vậy, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, xây dựng niềm tin chính trị cho sinh viên có tác dụng vơ cùng to lớn trong việc bảo vệ Tổ Quốc, giữ vững và phát triển đất nước.

Kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng của các thế hệ đi trước, đại bộ phận sinh viên hiện nay tin tưởng vào đường lối vào sự lãnh đạo của Đảng, sống có ước mơ, có hồi bão, chấp nhận dấn thân, tình nguyện vì cộng động. Số đơng sinh viên đã biết gắn tiền đồ bản thân với tiền đồ dân tộc, thi đua rèn đức, luyện tài vì ngày mai lập thân, lập nghiệp. Khắc phục mọi trở ngại, sinh viên ra sức học tập, tích cực nghiên cứu khoa học, không nhừng trau dồi đạo đức cách mạng, giữ gìn nhân cách. Thực hiện lối sống đẹp, đông đảo sinh viên hăng hái tham gia các hoạt động tình nguyện vì Tổ Quốc vì cộng đồng, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, có ý thức chấp hành đúng pháp luật của nước nhà, hình thành được niềm tin chính trị cho bản thân, phấn đấu trở thành một công dân tốt.

Tuy nhiên, vẫn cịn tồn tại một bộ phận sinh viên có lối sống thực dụng, thờ ơ trước các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước, thiếu ý chí vươn lên trong học tập và cuộc sống, có lối sống bng thả với bản thân, thiếu tính tích cực chủ động trong hoạt động đoàn thể. Cá biệt có một số sinh viên sa chân vào các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật, nhận thức của bản thân về nước nhà chưa đúng đắn, chưa có niềm tin vào Đảng, vào Nhà nước, chưa hình thành cho mình một niềm tin chính trị đúng đắn.

Những tác động tiêu cực nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, bối cảnh của đất nước ngày nay, nhận thức của bản thân sinh viên chưa chín chắn cùng với sự bất cập trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống đặc biệt là giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng là nguyên nhân dẫn đến sự xuống cập về đạo đức với việc xây dựng niềm tin chính trị ở sinh viên.

Trong cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng vào xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên; nâng cao giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức để xây dựng niềm tin chính trị cho sinh viên nhằm tạo xây dựng niềm tin của sinh viên vào hệ thống chính trị của nước nhà, đào tạo ra một đội ngũ tri thức trẻ có đủ phẩm chất và năng lực cần thiết đáp ứng yêu

52

cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hịa nhập vào xu thế tồn cầu hóa và hội nhập để xây dựng, phát triển đất nước sánh vai với các nước trên thế giới. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng để xây dựng niềm tin chính trị cho sinh viên là một yêu cầu cấp thiết và tất yếu đối với thực trận đạo đức, bối cảnh đất nước hiện nay.

53

Một phần của tài liệu 22890 16122020234136870VTHTHUTHOBnchnh (Trang 48 - 53)