Xây dựng ý thức tự giác học tập, rèn luyện cho sinh viên theo những chuẩn mực đạo đức của Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu 22890 16122020234136870VTHTHUTHOBnchnh (Trang 47 - 48)

mực đạo đức của Hồ Chí Minh

Từ những đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi, từ đặc điểm của quá trình hình thành và phát triển nhân cách sinh viên, yếu tố tự giáo dục luôn phải được đề cao, coi trọng. Với một trình độ nhận thức và năng lực tư duy nhất định, hoạt động tự giáo dục sẽ giúp cho sinh viên một mặt nắm vững những tri thức đạo đức được học ở nhà trường, được hình thành và tạo lập nên trong quá trình giao tiếp xã hội; mặt khác thơng qua q trình tự giáo dục, từng bước sinh viên biết biến những tri thức đạo đức được tích lũy trong lịch sử thành cái của mình và quan trọng hơn là từ tri thức đó, sinh viên biết biến thành tình cảm, niềm tin đạo đức và được thể hiện ở hành vi đạo đức của họ. Đó chính yếu tố để nâng cao bản lĩnh chính trị của mỗi sinh viên giúp sinh viên hướng tới xây dựng một công dân mới - công dân của xã hội chủ nghĩa định hướng kinh tế thị trường.

Tự học tập và rèn luyện là một quá trình tự thân vận động, là sự chiến thắng bản thân mình nên địi hỏi sinh viên phải có ý chí, nghị lực và quyết tâm cao, phát huy cao độ tính tích cực chủ động, sáng tạo và tự giác trong việc rèn luyện đức, luyện tài. Bên cạnh đó, sinh viên cần phải có thái độ khách quan, nghiêm túc đối với bản thân trong việc đánh giá, nhận xét về mọi hành vi của mình và chịu trách nhiệm trước mọi kết quả của hành vi đó, ln điều chỉnh hành vi của mình để phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.

Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh,những chuẩn mực đạo đức của Người giúp mỗi sinh viên có thể tu dưỡng đạo đức, hồn thiện được nhân cách và từng bước nâng cao niềm tin, bản lĩnh chính trị của mình, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước. Và dưới đây là một số biện pháp giúp sinh viên có thể xây dựng ý thức tự giác học tập, rèn luyện theo chuẩn mực đạo đức của Hồ Chí Minh..

Hình thành và bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên

Tự học là mục tiêu cơ bản của q trình dạy học và thơng qua đó sinh viên sẽ phát huy được năng lực của mình khi khơng có người dạy bên cạnh. Muốn sinh viên hình thành được năng lực tự học đầu tiên phải cho sinh viên nhận thức ý nghĩa và sự cần thiết phải học, có kế hoạch đối với q trình học tập ở nhà cũng như ở trên lớp, biết xây dựng kế hoạch học tập phù hợp cho bản thân và phân phối thời gian hợp lý để thực hiện một cách nghiêm túc kế hoạch đã đặt ra.

Cho học sinh làm các bài tập về nhà và hướng dẫn sinh viên làm các bài tập đó để sinh viên có thể rèn luyện năng lực tự học. Tổ chức cho sinh viên làm các bài tập nhóm và thảo luận toàn lớp để bản thân mỗi sinh viên đều có ý thức trong q trình học tập, đồng thời đảm bảo mỗi sinh viên đều sẵn sàng trao đổi chia sẽ trong quá trình thảo luận và làm việc.

Cho sinh viên liên hệ với thực tiễn đời sống để sinh viên có thể vận dụng những kiến thức đã học vào trong các hoạt động để sinh viên có thể nắm vững một cách bao quát các kiến thức đó, hiểu sâu hơn về đơn vị kiến thức được dạy, đó cũng là cách giúp sinh viên bồi dưỡng năng lực tự học

Mỗi bản thân sinh viên cần biết xác định được phương hướng phấn đấu rèn luyện của mình, phải biết tự tu dưỡng và rèn luyện đạo đức : trung thành, tận tụy, thật thà và chính trực, phải xác định rõ nhiệm vụ của mình và ln gắn lý thuyết đi đơi với thực hành.

48

Từ những chuẩn mực đó mỗi sinh viên cần tự giác phát huy để hướng tới xây dựng một công dân của xã hội chủ nghĩa.

Sử dụng các phương pháp, phương tiễn và kỹ thuật dạy học hợp lý

Muốn tạo hứng thú cho sinh viên trong quá trình học tập thì mỗi bản thân người dạy cần phải biết tăng tính tự chủ cho giảng viên và sinh viên thơng qua sử dụng các phương pháp và phương tiện kỹ thuật hợp lý theo định hướng phát huy tối đa tính cực, chủ động, sáng tạo của người học.

Tùy thuộc vào mỗi đơn vị kiến thức mà mỗi giảng viên sẽ lựa chọn những phương pháp dạy cho phù hợp và đáp ứng được mục đích và u cầu của bài dạy. Thơng qua các bài giảng dạy mỗi cá nhân sinh viên sẽ hình thành được những kĩ năng, năng lực cho mình và đó cũng chính là q trình rèn luyện của bản thân sinh viên để thơng qua đó, bản thân sinh viên sẽ nâng cao được kiến thức, bản lĩnh để hòa nhập vào cuộc sống xã hội .

Đối với mơn tư tưởng Hồ Chí Minh và là một mơn về lý luận thì việc lựa chọn phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp tùy thuộc vào mỗi giảng viên. Và điều quan trọng trong mơn học này chính là hướng tới dạy học theo tính tự giác để mỗi sinh viên có thể xây dựng được năng lực tự học và áp dụng nó vào cuộc sống

Xây dựng mơi trường học tập tích cực

Muốn một cá nhân có thể tích cực, tự giác trong học tập thì tập thể cũng là mơt nhân tố quan trọng, tập thể tích cực tự giác thì cá nhân trong tập thể cũng sẽ tích cực. Theo Mác: “Sự phát triển của một cá nhân phải tính đến sự phát triển của những cá nhân khác mà nó trực tiếp hay gián tiếp giao lưu”. Chính vì vậy, mỗi một cá nhân trong tập thể đều ảnh hưởng rất lớn đến bản thân của cá nhân đó.

Muốn sinh viên có thể xây dựng được ý thức tự giác trong học tập thì cần phải xây dựng cho sinh viên một mơi trường học tập tích cực. Đó chính là không gian lớp học phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, cách bố trí; các nhiệm vụ được giao cho sinh viên cần phải đảm bảo rằng mỗi cá nhân sinh viên đều phải hiểu và tham gia hoạt động đó; phải tạo dựng và khơi dậy phong trào học tập sôi nổi thông qua các phương pháp dạy học.

Điều đặc biệt là phải xây dựng môi trường học tập gắn với những chuẩn mực đạo đức, học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao đạo đức cho sinh viên, đào tạo và bồi dưỡng cho sinh viên hướng sinh viên tới xây dựng công dân mới.

Một phần của tài liệu 22890 16122020234136870VTHTHUTHOBnchnh (Trang 47 - 48)