Đối với chức năng sản xuất, công ty cần quan tâm trong việc phải phân loại các chiến lược sản xuất sao cho phù hợp với chiến lược chuỗi cung ứng như phân loại các mặt hàng nào, thời gian nào thì sản xuất theo chiến lược - sản xuất để dự trữ, mặt hàng nào, thời gian nào thì sản xuất theo chiến lược - sản xuất theo đơn hàng. Đối với các mặt hàng bán nhanh chiếm khoảng 80% doanh số của toàn công ty thì công ty nên chọn chiến lược - sản xuất để tồn kho, các mặt hàng còn lại, công ty chọn chiến lược - sản xuất theo đơn đặt hàng. Như vậy, công ty sẽ giảm bớt lượng tồn kho thành phẩm cũng như tồn kho bao bì, nguyên liệu nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Lập kế hoạch sản xuất và kinh doanh cân bằng (S&OP) [14]: Sales and Operation Planning ). Không ít doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam hiện đang áp dụng công cụ S&OP để quản lý hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng với chi phí tối ưu. Quy trình của S&OP giúp cho doanh nghiệp tập hợp tất cả kế hoạch tách rời từ các bộ phận như bán hàng, tiếp thị, tài chính, sản xuất và cung ứng, nhân sự, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, an toàn và an ninh trong doanh nghiệp thành một kế hoạch tích hợp duy nhất cho toàn doanh nghiệp. S&OP liên quan đến nhiều bộ phận trong doanh nghiệp như tiếp thị, bán hàng, phục vụ khách hàng, sản xuất và cung ứng, tiếp vận và tài chính. Các bộ phận sẽ cùng nhau xây dựng và thống nhất một kế hoạch duy nhất về hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng ngày của toàn doanh nghiệp. Quy trình S&OP được thực hiện qua bốn bước đó là: dự báo nhu cầu, hoạch định nhu cầu, hoạch định cung ứng, chuẩn bị cuộc họp S&OP và họp điều hành S&OP.
- Bước 1, dự báo nhu cầu là bước đầu tiên trong quy trình S&OP . Doanh nghiệp cần tập hợp các số liệu như bán hàng thực tế, lượng hàng tồn kho, đơn hàng chưa
65
giải quyết, lượng hàng bán thành phẩm và hàng hóa trên đường. Hoạch định nhu cầu là bước kế tiếp của quy trình S&OP.
- Bước 2, dựa vào kết quả của dự báo nhu cầu cùng với thống kê dự báo, kế hoạch phát triển sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi và thông tin phản hồi từ khách hàng và thị trường, doanh nghiệp sẽ đưa ra được hoạch định nhu cầu cho 12 tháng kế tiếp. Trong đó ba tháng đầu tiên xem như đã được xác nhận để chuẩn bị cho việc tác nghiệp hàng ngày của doanh nghiệp.
- Bước 3, hoạch định cung ứng là bước thứ ba trong quy trình nhằm giúp doanh nghiệp biết được khả năng đáp ứng nhu cầu đã được xác định. Doanh nghiệp sẽ phải phân tích công suất sản xuất thực dựa trên nhu cầu dự báo và phản hồi khả năng thực hiện đồng thời đưa ra những điều chỉnh cần thiết.
- Bước 4, sau các bước trên, các bộ phận sẽ phải chuẩn bị cho nội dung cuộc họp S&OP và tổ chức điều hành S&OP. Cuộc họp là bước cuối cùng trong quy trình S&OP với sự tham dự đầy đủ của thành viên ban lãnh đạo và nhóm S&OP. Cuộc họp S&OP sẽ đưa ra hướng giải quyết cho những vấn đề chưa được thống nhất, hay chưa có biện pháp từ các bộ phận, đánh giá chỉ số hiệu quả hoạt động, đưa ra quyết định cho kế hoạch tích hợp và chương trình cụ thể cho từng bộ phận thực hiện.
Ngoài ra, công ty cũng nên áp dụng một số biện pháp để tiết kiệm nguyên vật liệu và áp dụng phương thức - sản xuất tinh gọn vào trong sản xuất để tối ưu hóa hoạt động sản xuất.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tăng cường đào tạo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, ứng dụng các thành quả của khoa học công nghệ vào việc quản lý điều hành sản xuất.