Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần bibica đến năm 2020 (Trang 111 - 138)

Hiện tại công ty đang triển khai áp dụng hệ thống quản lý doanh nghiệp ERP R12 giai đoạn đầu nên mới chỉ kiểm soát và giảm thiểu thủ tục giấy tờ và quản lý hệ thống tồn kho bán hàng.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ giải thiểu tối đa chi phí hệ thống và chi phí vận tải BIBICA nên nhanh chóng triển khai tiếp ERP R12 giai đoạn tiếp theo nhằm kiểm soát tốt hơn chi phí hệ thống (Hệ thống ERP tính luôn chi phí vận tải căn cứ vào khối lượng trên đơn hàng)

Hệ thống văn phòng điện tử M-Office của công ty đang áp dụng từ năm 2008 đến nay mà chưa được nâng cấp phiên bản cao hơn, gây bất tiện không ít cho nhân viên sử dụng M-Office vì:

- Bắt buộc phải sử dụng IE (Internet Explorer 8,9) của Microsoft (không tương thích trên trình duyệt Internet Explorer 10,11, Firefox, Chorme, Opera…)

- Không thể sử dụng nếu dùng trình duyệt trên thiết bị di động (Điện thoại, máy tính bảng) Công ty cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý bán hàng DMS (quản lý online) và hoàn thiện hệ thống đánh giá cho lực lượng bán hàng và nhà phân phối.

72

Ứng dụng công nghệ RFID (Phụ lục 1)vào quản lý kho và hoạt động chuỗi cung ứng, nó được ứng dụng vào việc theo dõi các kệ hàng, kiện hàng và thậm chí các món hàng riêng lẻ khi được luân chuyển trong chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng. Một bộ đọc RFID thông thường được bán với mức giá khoảng 1000 USD, trong khi các thẻ RFID có giá 0,2 USD/chiếc nếu mua số lượng nhiều và 1 USD nếu mua số lượng ít. Con số đã nêu chưa bao gồm giá phần mềm (Microsoft đã có kế hoạch hỗ trợ công nghệ RFID bằng phần mềm Windows XP Embedded phục vụ các nhà bán lẻ). Hiện nay giá thành cho công nghệ RFID - đặc biệt là thẻ RFID đang giảm đáng kể.

Tóm tắt chương 3

Trên đây tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần Bibica. Hoàn thiện chuỗi cung ứng là một việc làm khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao độ của Ban Tổng Giám đốc và sự cố gắng của toàn bộ nhân viên trong công ty nhằm tăng hiệu suất trong lao động, nâng cao giá trị của công ty với chi phí hoạt động tốt nhất có thể.

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường vấn đề được đặt lên hàng đầu với mọi doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì mới đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với những doanh nghiệp khác vừa tích lũy được kinh nghiệp lại vừa mở rộng được sản xuất kinh doanh.

Để làm được điều đó công ty phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả của hoạt động chuỗi cung ứng, các mặt mạnh, những mặt yếu của công ty trong mối quan hệ với môi trường vi mô và vĩ mô và tìm ra những giải pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế.

KẾT LUẬN

Quản trị chuỗi cung ứng tốt sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh. Một chiến lược cạnh tranh tốt là một chiến lược có thể phát huy tối đa hiệu quả của chuỗi giá trị trong doanh nghiệp, bắt đầu từ việc phát triển sản phẩm mới, marketing/bán hàng, sản xuất, phân phối và dịch vụ. Việc thực hiện đòi hỏi phải có sự tham gia, phối hợp đồng bộ của các bộ phận trong chuỗi, từ chiến lược phát triển sản phẩm mới nhằm đưa ra định hướng phát triển sản phẩm nào trong tương lai; chiến lược marketing và bán hàng xác định các phân khúc thị trường, cách thức định vị sản phẩm, định giá và các chính sách bán hàng đến chiến lược mua hàng, vận chuyển, tồn kho, phân phối, dịch vụ khách hàng…

Đối với các công ty, quản trị chuỗi cung ứng có vai trò rất to lớn, bởi nó giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể tối ưu hóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ mà SCM có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có không ít doanh nghiệp đã gặt hái thành công lớn nhờ biết áp dụng giải pháp SCM thích hợp, ngược lại cũng có nhiều công ty gặp khó khăn, thất bại do đưa ra các quyết định sai lầm, như chọn sai nguồn cung cấp nguyên vật liệu, chọn sai vị trí kho bãi, tính toán lượng dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển rắc rối, chồng chéo lên nhau…

Chính SCM đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến vào đúng thời điểm thích hợp. Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất.

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Công Bình (2008). Quản trị chuỗi cung ứng. NXB Thống Kê.

[2]. Nguyễn Thị Hồng Đăng (2006). Ứng dụng một số mô hình lý thuyết chuỗi cung ứng trong việc cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng công ty Koda. Khoa QTKD, ĐHBK TP.HCM

[3]. Lê Thị Diệu Chi (2013). Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng NUTIFOOD. Khoa QTKD, ĐHKT TP.HCM

[4]. Đoàn Thị Hồng Vân (2002). Quản trị cung ứng. NXB Thống kê

[5]. Irwin and McGraw-Hill (1998). Nguyên tắc cơ bản của Quản Trị Logistics. Boston, MA.

[6]. Ganeshan và Harrison (1995). Giới thiệu về quản trị chuỗi cung ứng. Đại học Penn State, Đại học Park, PA.

[7].Sunil Chopra, Peter Meindl (2007). Supply chain management. Pearson Prentice Hall, New Jersey.

[8]. Martin Christopher (1992). – Logistics and Supply Chain Management.

[9]. James R. Stock và Douglas M. Lamber (2000).Strategic Logistics Management. McGraw-Hill Higher Education, ISBN-10: 0256136874.

[10].Katherine V.Schinasi (1998). Dod can helps contribute more to weapon system program.

[11].Sumuel H Huang, Sunnil K Sheoran, Harshal Keskar. Computer assisted SC Cofiguration based on SC Operation reference Model.

75

[12].Karl May, BLV International, Information for the Members of BVL International, [online], http://www.bvl.de/misc/filePush.php?

id=19047&name=BVL+LOG.Letter+June+20 12.pdf

[13].Kate Vitasek (2005). Supply Chain Visions

[14].Debra Hofman, Sự thành công của 25 chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới [online], VSCI, http://supplychaininsight.vn/home/component/k2/item/720.html

[15].David Taylor, Ph.D., (2003). Supply Chain A Manager's Guide, Addison Wesley Publisher.

Công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. RFID được ứng dụng trong các lĩnh vực: Quản lý đối tượng, nhân sự; quản lý hàng hóa bán lẻ trong siêu thị; nghiên cứu động vật học; quản lý hàng hóa trong xí nghiệp, kho hàng…; quản lý các phương tiện giao thông qua trạm thu phí; lưu trữ thông tin bệnh nhân trong y khoa; làm thẻ hộ chiếu, chứng minh nhân dân…

Hoạt động kinh doanh của công ty bạn đang tiến triển tốt và có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Hiển nhiên, nhiệm vụ cấp bách của bạn lúc này là tìm kiếm các giải pháp mới nhằm tạo dựng một lợi thế cạnh tranh lớn. Công nghệ RFID sẽ là một lựa chọn thích hợp.

Chắc hẳn bạn đã từng nghe nhiều về công nghệ RFID - viết tắt của cụm từ Radio Frequency Identification (Nhận dạng tần số sóng vô tuyến) - trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh lớn, nhưng có lẽ bạn còn đang băn khoăn không biết liệu công nghệ mới này thích hợp với hoạt động kinh doanh của mình hay không?

Thời gian gần đây, một số tổ chức, hãng tư vấn nổi tiếng thế giới như Gartner Dataquest, Market Research,... đã nghiên cứu và khuyến cáo các công ty ở mọi quy mô khác nhau nên ứng dụng các giải pháp nhận dạng không dây, trong đó RFID là một trong số các công nghệ mới.

Các chuyên gia cho rằng những hệ thống nhận dạng dữ liệu tự động không dây như RFID hoàn toàn có thể giảm thiểu các sai sót về địa điểm, dây chuyền cung ứng và đánh cắp sản phẩm lên tới 90%, gia tăng hiệu suất từ 12 đến 15% và giảm thời gian kiểm đếm tồn kho từ 35 tới 40%, qua đó tạo dựng được một lợi thế cạnh tranh rõ nét.

* Vậy chính xác RFID là gì?

Đó là một kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa, cho phép dữ liệu trên một con chíp được đọc một cách “không tiếp xúc” qua đường dẫn sóng vô tuyến ở khoảng cách từ 50 cm tới 10 mét, tùy theo kiểu của thẻ nhãn RFID.

Hệ thống RFID gồm hai thành phần: thứ nhất là những chiếc thẻ nhãn nhỏ (cỡ vài cm) có gắn chip silicon cùng ăng ten radio và thành phần thứ hai là bộ đọc cho phép giao tiếp với thẻ nhãn và truyền dữ liệu tới hệ thống máy tính trung tâm.

Bộ nhớ của con chip có thể chứa từ 96 đến 512 bit dữ liệu, nhiều gấp 64 lần so với một mã vạch. Ưu việt hơn, thông tin được lưu giữ trên con chíp có thể được sửa đổi bởi sự tương tác của bộ đọc. Dung lượng lưu trữ cao của những thẻ nhãn RFID thông minh này sẽ cho phép chúng cung cấp nhiều thông tin đa dạng như thời gian lưu trữ, ngày bày bán, giá và thậm chí cả nhiệt độ sản phẩm.

“Bằng việc gắn thẻ RFID lên các vật dụng và mở bộ đầu đọc trên máy tính, các công ty có thể tự động biết được rất nhiều thông tin”, Kevin Ashton, Phó chủ tịch hãng Thing Magic, một nhà cung cấp lớn giải pháp RFID, cho biết.

Với công nghệ RFID, các sản phẩm ngay lập tức sẽ được nhận dạng tự động. Chip trên thẻ nhãn RFID được gắn kèm với một ăngten chuyển tín hiệu đến một máy cầm tay hoặc máy đọc cố định. Các máy này sẽ chuyển đổi sóng radio từ thẻ RFID sang một mã liên quan đến việc xác định các thông tin trong một cơ sở dữ liệu máy tính do cơ quan quản lý kiểm soát.

Thẻ RFID, có thể đính lên bất cứ sản phẩm nào, từ vỏ hộp đồ uống, đế giày, quần bò cho đến trục ôtô. Các công ty chỉ việc sử dụng máy tính để quản lý các sản phẩm từ xa. RFID có thể thay thế kỹ thuật mã vạch hiện nay do RFID không chỉ có khả năng xác định nguồn gốc sản phẩm mà còn cho phép nhà cung cấp và đại lý bán lẻ biết chính xác hơn thông tin những mặt hàng trên quầy và trong kho của họ. Các công ty bán lẻ sẽ không còn phải lo kiểm kho, không sợ giao nhầm hàng và thống

Khi một RFID được gắn vào một sản phẩm, ngay tức khắc nó sẽ phát ra các tín hiệu vô tuyến cho biết sản phẩm ấy đang nằm ở chỗ nào, trên xe đẩy vào kho, trong kho lạnh hay trên xe đẩy của khách hàng. Do thiết bị này được nối kết trong mạng vi tính của cửa hàng nên nhờ vậy các nhân viên bán hàng có thể biết rõ sản phẩm ấy được sản xuất khi nào, tại nhà máy nào, màu sắc và kích cỡ của sản phẩm; để bảo quản sản phẩm tốt hơn thì phải lưu trữ nó ở nhiệt độ nào.

Nhờ RFID sẽ giảm được rất nhiều thời gian và chi phí quản lý, trưng bày, bán hàng. Tín hiệu vô tuyến phát ra từ chiếc tem điện tử này sẽ giúp các nhân viên bán hàng không phải đưa đầu dò đọc lướt lên mã vạch của sản phẩm nữa; việc tính tiền sẽ nhanh lẹ hơn rất nhiều, và như vậy khách hàng sẽ không mất nhiều thời gian xếp hàng chờ thanh toán nữa.

Trong các kho hàng, nhân viên sẽ thao tác nhanh chóng và chính xác hơn việc lập sổ thu mua, tiêu thụ, tồn kho để theo dõi số lượng, chủng loại hàng trong kho. Họ sẽ nhanh chóng biết lô hàng nào đã quá hạn không được bày bán nữa, chủng loại hàng nào đang hút khách tiêu dùng cần mua thêm ... Nói tóm lại, nhờ ứng dụng RFID, các cửa hàng bán lẻ, các siêu thị sẽ cần ít nhân viên hơn, chi phí hoạt động sẽ giảm, lợi nhuận sẽ cao hơn.

Nếu có cơ hội làm việc tại Wall mart hay những siêu thị lớn khác, bạn sẽ thấy rõ hơn những lợi ích ưu việt của RFID. Tuy nhiên, thậm chí cả khi hoạt động kinh doanh của bạn không mấy liên quan đến lĩnh vực bán lẻ và chưa dành nhiều mối quan tâm đến RFID, dưới đây là 5 yếu tố bạn nên nắm vững về RFID - một công nghệ được dự đoán sẽ trở thành “cánh tay phải” đắc lực cho việc kinh doanh của các công ty trong tương lai:

* RFID là một công nghệ đang nổi.

Bạn hãy nói chuyện với những công ty đang ứng dụng RFID và sẽ thấy rõ ràng chúng ta chưa hiểu nhiều về công nghệ mới này. Những gì chúng ta biết đã và đang thay đổi từng ngày.

Khi Gregg Steiner, Phó chủ tịch Hãng mỹ phẩm trang điểm Emjay Labs bắt đầu quan tâm đến RFID, ông nhận ra rằng Công ty cần nhanh chóng đẩy mạnh việc ứng dụng RFIP lên từng sản phẩm. “Tôi đã tìm hiểu và đọc các tài liệu về RFID vào mọi nơi mọi lúc, đặc biệt là những thông tin liên quan đến kinh doanh mỹ phẩm và sau đó tham gia ngay vào Hiệp hội các công ty ứng dụng RFID”, Steiner cho biết

Một chiến lược khác được Steiner sử dụng đó là cung cấp cho các nhà sản xuất của ông nhiều thông tin cùng các trợ giúp để họ cũng ứng dụng RFIP. “Tôi nghĩ rằng sai lầm lớn nhất mà một công ty có thể mắc phải khi quan tâm ứng dụng RFID đó là không tìm hiểu kỹ lưỡng”, Steiner nói. * Ứng dụng RFID có thể là khá tốn kém

“Nếu bạn đang điều hành một công ty nhỏ, có một điều rất quan trọng cần biết là khi đầu tư ứng dụng công nghệ RFID sẽ phải thử nghiệm và thiết kế rất nhiều”, Douglas Singer, chủ tịch tập đoàn may mặc Grantex có nhiều kinh nghiệm ứng dụng RFID, cho biết.

Theo Ronald E. Quirk, Luật sư tại Hãng luật Venable LLP chuyên về các vấn đề RFID, hiện một bộ đọc RFID thông thường được bán với mức giá khoảng 1000 USD, trong khi các thẻ RFID có giá 0,2 USD/chiếc nếu mua số lượng nhiều và 1 USD nếu mua số lượng ít. Con số đã nêu chưa bao gồm giá phần mềm ((Microsoft đã có kế hoạch hỗ trợ công nghệ RFID bằng phần mềm Windows XP Embedded phục vụ các nhà bán lẻ).

Tuy nhiên, “May mắn thay, giá thành cho công nghệ RFID - đặc biệt là thẻ RFID – đang giảm đáng kể”, Ronald cũng cho biết thêm

Tập đoàn công nghệ NCR. Theo Garman, những công nghệ mới như RFID có thể đem lại nhiều lợi thế cạnh tranh lớn cho những công ty sớm quan tâm ứng dụng. Rõ ràng rằng những người đến muộn sẽ gặp khó khăn nhiều hơn.

Honaman khuyên các công ty nhỏ không nên quá hấp tấp, đồng thời cảnh báo “Sẽ là sai lầm nếu mù quáng tin theo những rao giảng về công nghệ RFID và nhanh chóng ứng dụng mà thiếu sự tìm hiểu đầy đủ về các nhu cầu và điều kiện cụ thể trong môi trường kinh doanh của bạn”.

Trước khi ứng dụng giải pháp RFID, hãy quan tâm tới những lợi ích mong đợi, các thay đổi trong quy trình kinh doanh có liên quan, các giải pháp đánh giá cùng những yêu cầu cơ sở hạ tầng. “Người đầu tiên không phải lúc nào cũng là người tốt nhất”, Honaman cho biết thêm.

*Nếu được thực thi chính xác, RFID có thể mang lại những phần thưởng đáng giá.

Nhiều công ty đang xem RFID như một khoản chi phí đơn thuần. “Điều này thực sự thiển cận”, Philip Calderbank, Phó chủ tịch hãng RFID Seeburger, cho biết, “Với việc hoạch định cẩn trọng, RFID có thể sớm bộc lộ rõ những khoản lợi ích to lớn thu về”.

Một trong những lợi ích then chốt của việc ứng dụng RFID đó là dữ liệu và kiến thức mà nó cung cấp cho các nhà ra quyết định. Song vượt ngoài lợi ích này, RFID còn có thể đem lại nhiều lợi ích cho các khách hàng và nâng cao tỉ lệ giữ chân khách hàng.

Theo Tim McIntyre, Phó chủ tịch phụ trách bán hàng của hãng bán lẻ Primary Marking System, thậm chí đối với các công ty nhỏ nhất, RFID cũng đem lại không ít các lợi ích quan trọng. Nhỏ như thế nào ư? Bạn hãy thử xem xét nhiệm vụ kiểm

soát và quản lý dữ liệu tại cửa hàng thực phẩm có 3 người. “Công nghệ RFID sẽ đảm bảo thực phẩm được gửi tới đúng khách hàng”, Tim cho biết.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần bibica đến năm 2020 (Trang 111 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w