Thuộc tính dƣợc lý

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẢÂN HÓA HỌC VÀ PHẦN LẬP CHÁT TỪ CÂY ĐẠI TƯỚNG QUẦN HOA TRẮNG (Crinum asiaficum L.) TRÒNG TẠI ĐÀ NẴNG. (Trang 31 - 36)

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.2.5. Thuộc tính dƣợc lý

Thành phần hóa học của cây Đại tƣớng quân hoa trắng đã đƣợc khám phá qua nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới.

Kết quả nghiên cứu ở nƣớc ngoài [9]:

+ Theo các nghiên cứu ở Thái Lan, thân hành chứa các alkaloid: crinamin, crinin, aexinin, haemanyhamin, lycorin.

+ Theo các nhà khoa học Ấn Độ, trong thân hành có chứa crinasiadin, crinasiatin, crinidin, lycorin. Trong quả chứa ambelin, crinamin, criasbetaine, hippadin, lycorin, pratorinin, trisphaeridin, ungerenin. Trong lá, rễ chứa

palmilicorin.

Kết quả nghiên cứu trong nƣớc:

+ Trong cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc” đã nêu thành phần hóa học của Đại tƣớng quân hoa trắng gồm: ambelin, crinamin, crinamin–6–OH, crinasiadin, crinasiatin, crinin,haemanyhamin, lycorin, pratosin, pseudolycorin [15].

+ Theo nghiên cứu của Đỗ Tất Lợi và cộng sự, trong cây Đại tƣớng quân hoa trắng chứa lycorin C16H17NO4 có độ chảy 275 – 280oC, ngoài ra còn những alkaloid có cấu tạo tƣơng tự. Các alkaloid đƣợc phân phối cả lá, hoa, dò và quả [11].

Các nghiên cứu cho thấy thành phần hóa học của Đại tƣớng quân hoa trắng có chứa 32 loại alkaloid, trong đó một số alkaloid nhƣ lycorin (C16H17NO4) có tác dụng chống sự phát triển của tế bào khối uxơ, kháng khuẩn,… từ đó giúp phòng ngừa và hỗ trợ trị liệu nang buồng trứng, u xơ tử cung, tăng cƣờng sức khỏe, miễn dịch, đẩy lùi những rối loạn hormone ở nữ giới [24].

Hình 1.3. Lycorin (C16H17NO4) có tác dụng chống sự phát triển của tế bào khối u xơ, kháng khuẩn,… giúp phòng ngừa và hỗ trợ trị liệu nang buồng trứng

Đại tƣớng quân hoa trắng có biến động hàm lƣợng alkaloid theo vùng sinh thái thấp nên rất có lợi thế để phát triển vùng nguyên liệu. Đại tƣớng quân hoa trắng có hàm lƣợng alkaloid toàn phần cao (trung bình 0,97%), cao hơn Trinh nữ hoàng cung (trung bình 0,49%) và Đại tƣớng quân hoa đỏ (trung bình 0,56%).

Một số công trình nghiên cứu về tác dụng dƣợc lý‎‎ của cây Đại tƣớng quân hoa trắng trong những năm gần đây:

giá hoạt động kháng khuẩn và phân tích hóa sinh của Crinum Asiaticum cho thấy dịch chiết từ Đại tƣớng quân hoa trắng còn tìm thấy khả năng kháng khuẩn với một số loài: gram âm (Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa), gram dƣơng (Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis) thông qua phƣơng pháp khuếch tán trên đĩa thạch [20].

- Năm 2015, Midori A. Arai, Ryuta Akamine, Samir K. Sadhu, Firoj Ahmed, Masami Ishibashi kết luận dịch chiết từ cây Đại tƣớng quân hoa trắng có khả năng ức chế sự phiên mã Hh, và gây độc tế bào đối với tế bào ung thƣ tuyến tụy (PANC1), tế bào ung thƣ tiền liệt tuyến (DU145) [22].

- Năm 2013, các nhà khoa học đến từ Bangladesh gồm Md.Atiar Rahman, S.M.Azad Hossain, Nazim Uddin Amed, Md.Shahidul Islam đã phân tích đƣợc hoạt tính giảm đau, kháng viêm của dịch chiết từ lá cây Đại tƣớng quân hoa trắng [21].

- Năm 2009, Qian Sun, Yunheng Shen, W. M. Zhang nghiên cứu về hoạt động gây độc tế bào đối với các dòng tế bào khối u ở ngƣời A549, LOVO, HL 60 và 6T CEM của mƣời alkaloid,1–10 trong cây Đại tƣớng quân hoa trắng [25].

Bảng 1.1. Hoạt tính kháng ưng thư của 10 hợp chất hóa học chiết tách từ Crinum asiaticum L.

- Đỗ Tất Lợi, Ngô Văn Thu và Phạm Xuân Cù (1963) đã tiến hành nghiên cứu về thành phần hóa học trong cây Đại tƣớng quân hoa trắng Việt Nam và đã phát hiện thành phần alkaloid trong lá, hoa và củ Đại tƣớng quân hoa trắng [11].

- Trần Bạch Dƣơng và cộng sự nghiên cứu về alkaloid của Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium) và Đại tƣớng quân hoa trắng (Crinum asiaticum) đã phân lập đƣợc 12 alkaloid từ Trinh nữ hoàng cung và 6 alkaloid từ Đại tƣớng quân hoa trắng. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát hoạt tính alkaloid toàn phần của Đại tƣớng quân hoa trắng và Trinh nữ hoàng cung - đều thể hiện tính kháng khuẩn, kháng nấm và tác dụng ức chế rất mạnh 3 dòng tế bào ung thƣ là Hep-G2, RD và FI [4].

- Phan Tống Sơn và cộng sự cũng đã công bố kết quả nghiên cứu các ancaloid từ cây Đại tƣớng quân hoa trắng và xác định hàm lƣợng lycorin của loài này khá cao. Các tác giả này đã khảo sát hoạt tính sinh học và gây độc tế bào của alkaloid từ Đại tƣớng quân hoa trắng [13].

- Năm 2001, Viện Dƣợc liệu đã bắt đầu triển khai nghiên cứu về cây Đại tƣớng quân hoa trắng (đề tài cấp cơ sở năm 2001 - 2002). Năm 2003, Viện Dƣợc liệu đã thực hiện đề tài cấp Bộ "Nghiên cứu cây Náng hoa trắng (Crinum asiaticum L.) làm thuốc chữa phì đại lành tính tuyến tiền liệt". Kết quả nghiên cứu dƣợc lý thu đƣợc bao gồm các nội dụng chính sau:

+ Xác định tác dụng chống viêm mạn của Náng hoa trắng (liều 3g dƣợc liệu khô/kg thể trọng) trên cả 2 dạng cao cồn và cao nƣớc đều có tác dụng chống viêm mạn tốt. Cao cồn có tác dụng tốt hơn (giảm trọng lƣợng u hạt 25,4% ở cao cồn và 11,8% ở cao nƣớc).

+ Cao cồn và cao nƣớc Náng hoa trắng (liều 3g dƣợc liệu khô/kg thể trọng) đều làm giảm phì đại lành tính trên tuyến tiền liệt (có ý nghĩa thống kê). Cao cồn có tác dụng tốt hơn (giảm 35,4% ở cao cồn và 28,9% ở cao nƣớc).

+ Xác định tác dụng giảm phì đại tuyến tiền liệt của bột alkaloid toàn phần Náng hoa trắng với các liều lƣợng 60mg, 90mg và 120mg (tƣơng ứng với 2g, 3g và 4g dƣợc liệu khô/kg thể trọng) tƣơng tự nhau. Sai khác không có ý nghĩa thống kê (từ 20,2% đến 23,5%).

+ Xác định độc tính cấp theo đƣờng uống của Náng hoa trắng trên chuột là: LD50 = 0,683g bột alkaloid toàn phần/kg thể trọng = 22,75g dƣợc liệu/kg thể trọng.

+ Xác định độc tính bán trƣờng diễn của Náng hoa trắng trên thỏ uống với liều lƣợng cao gấp 10 lần so với liều lƣợng dự kiến sử dụng trên ngƣời (75mg alkaloid toàn phần/kg thể trọng) và kéo dài 30 ngày, không thấy có biểu hiện ngộ độc trên chức năng gan, thận, huyết học và mô học của thỏ thí nghiệm.

+ Các tác dụng dƣợc lý không mong muốn: khi truyền alkaloid Náng hoa trắng vào tĩnh mạch mèo với liều 10mg và 20mg/kg thể trọng, bột alkaloid Náng hoa trắng không gây ảnh hƣởng đến huyết áp bình thƣờng của mèo. Khi truyền dung dịch alkaloid Náng hoa trắng vào tim thỏ cô lập với nồng độ 10mg và 20mg/100ml đều không gây ảnh hƣởng đến nhịp tim; biên độ co bóp tim và lƣu lƣợng dịch qua tim trên mô hình tim thỏ cô lập. Với liều 90mg alkaloid NHT/kg/ngày x 21 ngày (tƣơng đƣơng 3g dƣợc liệu/kg/ngày) không gây ảnh hƣởng đến sự phát triển của tuyến sinh dục chuột đực. Với liều 90mg alkaloid NHT/kg/ngày x 30 ngày không gây ảnh hƣởng đến hoạt động sinh dục của chuột đực biểu hiện qua số chuột đực gây có thai trên chuột cái và số chuột cái đƣợc thụ thai và số chuột con sinh ra. Có thể kết luận bột alkaloid Náng hoa trắng không gây ảnh hƣởng đến hoạt động sinh dục cũng nhƣ không gây ảnh hƣởng đến hoạt động

của tim và huyết áp trên động vật thí nghiệm ở các liều tƣơng đƣơng lâm sàng. Cần đƣợc nghiên cứu tiếp sâu hơn ở các giai đoạn thử lâm sàng trên ngƣời.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẢÂN HÓA HỌC VÀ PHẦN LẬP CHÁT TỪ CÂY ĐẠI TƯỚNG QUẦN HOA TRẮNG (Crinum asiaficum L.) TRÒNG TẠI ĐÀ NẴNG. (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)