6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỌ THỦY TIÊN VÀ CHI CRINUM
1.1.1. Họ Thủy tiên
Họ Thủy tiên (hay Náng, tên khoa học là Amaryllidaceae) là một họ thực vật thuộc bộ Thủy tiên (Amaryllidales) nằm trong lớp Hành (Liilopsida) của ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) [1], [3]. Các cây họ Thủy tiên phân bố rộng khắp thế giới nhất là ở các nƣớc nhiệt đới và cận nhiệt đới [2]. Theo Võ Thị Bạch Huệ họ Thủy tiên có 70 chi vào 950 loài [8].
Ở Việt Nam, họ Thủy tiên có 12 chi và 22 loài. Các chi đó là: Amaryllis, Brusvigia, Clivia, Crinum, Euchris, Heamnthus, Hippeastrium, Hymenocalliss, Narcissus, Pancratium, Lycoris, Zephyranthes [1].
1.1.2. Thực vật chi Crinum
Các cây thuộc chi Crinum có thân rễ hoặc thân hành. Lá đơn, so le, mọc từ gốc hình dải. Trục phát hoa dạng ống, tận cùng bằng một tán có lá bắc bao lại. Hoa to dạng ống có hoặc không có cuốn. Bao hoa chƣa phân hóa thành đài tràng, gồm hai vòng cùng màu cùng kích thƣớc, hình phễu hay hình chén. Các phễu dính nhau thành ống thẳng hay cong. Bộ nhị có 6 nhị đính trên bao hoa, thẳng đứng hay chúc xuống, ch nhị dài, bao phấn dính lƣng. Bầu hạ ba ô, ba lá noãn. Vòi nhụy dạng ch , đầu nhụy hẹp. Quả hình cầu, có màng bao ngoài, mở bất thƣờng. Hạt ít, to, tròn, có bao dày. Phôi nhũ nhiều [5], [10].
Ở Việt Nam, các cây thuộc chi Crinum phân bố rải rác khắp nƣớc nhƣng thƣờng hay gặp nhất là các t nh phía nam hoặc vùng ven biển nhƣ Đà Nẵng, Nha Trang, Biên Hòa,….
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÂY ĐẠI TƢỚNG QUÂN HOA TRẮNG (Crinum asiaticum L.).
1.2.1. Tên gọi, phân loại thực vật [17]
(Quảng Châu - Trung Quốc), Đại tƣớng quân, Chuối nƣớc, Náng sumatra.
Tên khoa học: Crinum asiaticum L.
Tên đồng nghĩa: Crinum toxicarium L., C. Sumatranum Roxb., C. Amabile Donn., C. Cochinchinensis Roem.
Ngành: Ngọc Lan (Magnoliophyta) Lớp: Hành (Liliopsida)
Phân Lớp: Hành (Liliidae) Bộ: Hoa loa kèn (Liliales) Họ: Thủy tiên (Amaryllidaceae) Chi: Crinum
Loài: Crinum asiaticum L. (Náng hoa trắng)
Hình 1.1. Tiêu bản và cây Đại tướng quân hoa trắng [Nguồn: internet]
1.2.2. Đặc điểm hình thái thực vật học
Cây cỏ cao khoảng 1m, sống nhiều năm nhờ thân hành. Hành (quen gọi là củ) ở sâu trong đất, đơn độc, hình cầu, đƣờng kính 10cm hay hơn; phía ngoài có nhiều vảy khô xác màu trắng nâu nhạt bao bọc, tạo thành những lớp áo mỏng; phía trong là những vảy nạc, mọng nƣớc, vảy phía ngoài dày và bao bọc hoàn toàn các vảy phía trong; các vảy gắn vào một đế hình trụ màu trắng (thân hành); thân khí sinh là thân giả cao 20-60cm do các bẹ lá ôm chặt nhau tạo thành.
Lá đơn, mọc cách, tập trung ở gốc thành hình hoa thị. Phiến lá chất dai, hình dải dạng bản, phẳng, dày, nạc, đầu thuôn nhọn, gốc nở rộng thành bẹ, dài 85- 110cm, rộng 10-15cm, màu xanh lục, nhẵn ở cả hai mặt, mặt trên màu sậm hơn; mép lá nguyên, không lƣợn sóng; gân giữa lồi ở mặt dƣới, mặt trên hơi lõm xuống thành hình lòng máng, các gân bên song song.
Cụm hoa tán đơn độc, mọc lên từ thân hành qua nách bẹ lá, mang 25-35 hoa. Cuống của tán thẳng đứng, hơi dẹp, có khía ở giữa, nạc, đặc, dài 40-50cm, rộng 3- 5cm, màu xanh lục, mặt ngoài láng. Tổng bao lá bắc là hai phiến mỏng dạng mo, tồn tại, hình bầu dục thuôn dài, đầu nhọn, dài 9-12cm, rộng 4-5cm, màu nâu nhạt, mặt ngoài có nhiều sọc dọc.
Hoa to, đều, lƣỡng tính, màu trắng tuyền, thơm, đứng thẳng. Cuống hoa hình trụ dẹp, gốc nở rộng, dài 1-2cm, màu xanh, nhẵn. Lá bắc dạng phiến mỏng, hình dải, dài 8-10cm, rộng 3-4mm, màu nâu nhạt. Bao hoa 6 phiến, dài 15-17cm, dính nhau bên dƣới thành một ống hình trụ dài 5-6cm, màu xanh lục nhạt, phía trên chia thành 6 phiến xếp trên 2 vòng, dài 10-11cm, hình dải, đầu nhọn cong nhƣ móc. Nhị rời, đính ở họng ống bao hoa trên 2 vòng, vòng ngoài xen kẽ với các phiến của bao hoa; ch nhị dạng sợi, thẳng đứng, dài 5-7cm, phần trên màu tím đỏ, phần dƣới màu trắng, nhẵn; bao phấn màu vàng nâu, hình dải, dài 2,5-3cm, 2 ô, hƣớng trong, mở bằng đƣờng nứt dọc, đính giữa lắc lƣ; hạt phấn rời, hình bầu dục thuôn nhọn hai đầu, có rãnh ở giữa, có gai lấm tấm, thƣờng có 2 dạng: hạt phấn nhỏ, kích thƣớc 50- 62µm x 20-25µm, màu vàng sậm; hạt to, kích thƣớc 87-100µm x 25-50µm, màu vàng nhạt; đôi khi hạt phấn có hình gần cầu, đƣờng kính 48-52µm. Lá noãn dính nhau thành bầu dƣới 3 ô, mỗi ô 1 noãn, đính noãn trung trụ; bầu hình trứng, dài 2- 2,5cm, rộng 4-5mm, mặt ngoài nhẵn; vòi nhụy dạng sợi, dài 11-12cm, thò ra ngoài ống bao hoa và lên trên nhị, 1/3 phần trên màu tím đỏ, 2/3 phần dƣới màu xanh, nhẵn; đầu nhụy hình điểm, màu nâu [17]
Quả nang, hình cầu, đƣờng kính 3-5cm. Hạt rộng khoảng 3cm, có góc, có rốn hạt, nội nhũ nạc bao lấy phôi nhỏ.
Hình 1.2. Hoa và quả cây Đại tướng quân hoa trắng [Nguồn: internet]
Đặc điểm giải phẫu:
Rễ: Vi phẫu cắt ngang hình tròn chia làm 2 vùng rõ rệt, vùng vỏ chiếm 4/5
diện tích vi phẫu, vùng trung trụ 1/5.
Vùng vỏ: Tầng lông hút ch còn là vết tích với một vài tế bào móp méo không đều có vách tẩm chất bần. Tầng suberoid có 4-6 lớp tế bào hình đa giác, vách mỏng, xếp lộn xộn và khít nhau. Mô mềm vỏ tế bào vách cellulose, hình tròn hay bầu dục, sắp xếp lộn xộn chừa những khuyết nhỏ hay đạo ở góc giữa các tế bào. Nội bì một lớp tế bào hình đa giác, có đai caspari rõ.
Vùng trung trụ: Trụ bì 1 lớp tế bào hình đa giác, vách cellulose, xếp xen kẽ với tế bào nội bì. Libe và gỗ ngay sát dƣới lớp trụ bì, gồm 15-21 bó libe và 15-21 bó tiền mộc xếp xen kẽ nhau trên một vòng. Bó libe từng cụm nhỏ hình bầu dục, tế bào hình đa giác, không đều, phân hoá hƣớng tâm. Bó tiền mộc hình tam giác đ nh tiếp xúc trụ bì, gồm 3-6 mạch hình đa giác, không đều, phân hoá hƣớng tâm. Mạch hậu mộc to, gồm 17-27 mạch kích thƣớc không đều, có thể tiếp xúc bên dƣới bó tiền mộc hay không; ít khi có 1-2 mạch nằm riêng lẻ ở tâm vi phẫu. Tia tủy là vùng mô mềm giữa bó libe và bó gỗ, gồm 2-3 dãy tế bào hình đa giác, xếp khít nhau. Mô mềm tủy tế bào hình gần tròn, vách cellulose, xếp chừa những đạo nhỏ.
Thân hành: Vi phẫu cắt ngang vảy hành có hình lòng máng, dày ở vùng giữa, mỏng dần về phía hai bên.
Vùng giữa: Biểu bì tế bào hình đa giác hay hình chữ nhật dẹt, vách cellulose, mặt ngoài hóa cutin; tế bào biểu bì trên (biểu bì trong) nhỏ hơn tế bào biểu bì dƣới (biểu bì ngoài). Mô mềm tế bào hình tròn hay đa giác, vách cellulose, chia làm 2 vùng khác nhau về cách sắp xếp của tế bào: vùng trên từ biểu bì trên đến các bó libe gỗ, 1-2 lớp ngay dƣới biểu bì tế bào xếp lộn xộn chừa những đạo nhỏ ở góc giữa các tế bào, các lớp còn lại tế bào to hơn, thƣờng xếp thành dãy dọc chừa những đạo hay khuyết nhỏ ở góc; vùng dƣới các bó libe gỗ tế bào xếp lộn xộn chừa những đạo nhỏ; rải rác trong vùng mô mềm có những tế bào chứa khối chất màu vàng. Bó libe gỗ xếp thành một hàng hình cung ở giữa, không đều, dạng vệt dài vuông góc với biểu bì, gồm gỗ ở trên và libe ở dƣới; gỗ gồm 3-5 mạch nhỏ không đều, mạch nhỏ ở trên, mạch to ở dƣới, mô mềm quanh mạch gỗ tế bào hình đa giác, xếp khít nhau; libe dạng vệt dài, tế bào hình đa giác, không đều, vách méo mó, sắp xếp lộn xộn. Tinh thể calci oxalat hình kim từng bó trong tế bào hay rải rác trong vùng mô mềm.
Vùng phiến mỏng hai bên: Biểu bì tế bào hình đa giác hay hình chữ nhật dẹt, vách cellulose, mặt ngoài hoá cutin; tế bào biểu bì trên (biểu bì trong) nhỏ hơn tế bào biểu bì dƣới (biểu bì ngoài). Mô mềm nhiều lớp tế bào, hình tròn, vách cellulose, xếp lộn xộn chừa những đạo hay khuyết nhỏ ở góc giữa các tế bào, rải rác có những tế bào chứa khối chất màu vàng; trong vùng mô mềm này, về phía trên gần biểu bì, có vùng mô mềm đặc biệt. Mô mềm gồm những tế bào không rõ hình dạng, xếp lỏng lẻo, chứa đầy những cuộn sợi (giống nhƣ cuộn ch len), thƣờng bung ra thành những sợi soắn rất dài; có khi sợi xoắn này xuất phát từ một số tế bào mô mềm bình thƣờng ở phía dƣới. Bó libe gỗ xếp thành một hàng, không đều, gồm gỗ ở trên và libe ở dƣới; gỗ gồm mạch nhỏ ở trên, mạch to ở dƣới, mô mềm gỗ tế bào hình đa giác xếp khít nhau; bó libe ngay dƣới bó gỗ, tế bào hình đa giác, không đều, xếp lộn xộn. Tinh thể calci oxalat hình kim tập trung thành từng bó trong tế bào hay rải rác trong vùng mô mềm.
Lá: Vi phẫu cắt ngang có phần gân giữa lõm ở mặt trên, lồi tròn ở mặt dƣới
và thuôn dài ra phiến lá.
Cấu tạo của gân giữa và phiến lá giống nhau. Biểu bì tế bào gần nhƣ hình vuông, vách cellulose; lớp cutin mỏng; lỗ khí nhiều trên cả hai lớp biểu bì. Mô mềm nhiều lớp tế bào hình tròn hay đa giác, sắp xếp lộn xộn và chừa những đạo hay khuyết nhỏ; giữa 2 bó libe gỗ là một khuyết to, lớp tế bào quanh bờ khuyết thƣờng bị rách. Bó libe gỗ kích thƣớc không đều, dạng vệt dài và hẹp, xếp trên một hàng hình cung ở giữa, gồm gỗ ở trên, libe ở dƣới; gỗ gồm 1-5 mạch, không đều, mạch nhỏ ở trên, mạch to ở dƣới, mô mềm quanh các mạch gỗ tế bào hình đa giác, không đều, xếp khít nhau; libe dạng vệt dài, tế bào hình đa giác, không đều, vách méo mó, sắp xếp lộn xộn; trên gỗ và dƣới libe thƣờng có những cụm tế bào vách dày bằng cellulose hay tẩm chất gỗ. Cuộn sợi rải rác trong mô mềm.
Đặc điểm bột dƣợc liệu
Bột lá màu trắng xanh, không mùi, không vị. Soi kính hiển vi thấy: mảnh biểu bì tế bào hình chữ nhật, có nhiều lỗ khí. Mảnh mô mềm tế bào vách mỏng và uốn lƣợn. Mảnh mạch vòng, mạch xoắn. Cuộn sợi nhiều, thƣờng bung ra thành những sợi xoắn rất dài. Tinh thể calci oxalat hình kim dài 112-137µm, nằm rải rác hay thành tụ thành đám.
1.2.3. Phân bố
Loài Crinum asiaticum L. có nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc , Hồng Kông, Jeju-do ở Hàn Quốc, Ấn Độ, Nansei-shoto (Quần đảo Ryukyu), Ogasawara- shoto (Quần đảo Bonin), Đại lục Nhật Bản, Đài Loan, Assam, Bangladesh, Quần đảo Maldive, Sri Lanka, Quần đảo Andaman&Nicobar, Campuchia, Lào, Myanmar, Quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa, Thái Lan, Việt Nam, Mauritius, Borneo, Đảo Cocos, Java, Quần đảo Sunda Lesser, Bán đảo Malaysia, Sulawesi, Sumatra, Philippines, Đảo Christmas, Úc, Fiji, New Caledonia, Samoa và Vanuatu [23].
Ở nƣớc ta, cây Đại tƣớng quân hoa trắng phân bố từ Bắc đến Nam. Cây mọc hoang dại ở những nơi ẩm mát, dựa rạch, trồng làm thuốc ở các vƣờn thuốc Nam ở
các trạm y tế, cũng thƣờng trồng làm cảnh vì chúng có hoa khá đẹp, thƣờng nở vào buổi chiều và ban đêm.
Ở Đà Nẵng, cây náng hoa trắng đƣợc trồng làm cảnh ở rất nhiều tuyến đƣờng nhƣ Nguyễn Tất Thành, Hoàng Văn Thái,… và phổ biến ở huyện Hòa Vang.
1.2.4. Điều kiện sinh trƣởng và phát triển
Đại tƣớng quân hoa trắng là cây ƣa ẩm, ƣa sáng và có thể hơi chịu bóng, sinh trƣởng mạnh trong mùa mƣa ẩm, một năm có thể ra 4-6 lá mới, thay thế các lá già đã xuất hiện trƣớc đó 1-1,5 năm. Về mùa đông, cây ngừng sinh trƣởng. Cây ra hoa quả hàng năm. Tỷ lệ hoa đậu quả ch khoảng 40-50%. Cây có khả năng để nhánh khỏe từ trồi gốc.
Đại tƣớng quân hoa trắng không kén đất, không đòi hỏi khắt khe về thời tiết và khí hậu. Cây ƣa ẩm, râm mát, có thể trồng quanh năm bằng thân hành. Đất trồng phải đủ ẩm, có bóng càng tốt. Khi trồng đào thành từng hốc với khoảng cách 0,7-1,0 m hoặc hơn. Nếu có phân chuồng bón lót càng tốt. Củ giống là loại bánh tẻ, cắt bớt lá, nhất là rễ con, cắt sát đến chân rễ, đặt vào hốc, lấp đất rồi tƣới nƣớc. Đại tƣớng quân hoa trắng không cần chăm sóc vẫn mọc rất tốt.
Từ năm 2001, Viện Dƣợc liệu đã có các đề tài nghiên cứu, theo dõi về cây Đại tƣớng quân hoa trắng cho thấy: loài dƣợc thảo này có khả năng sống ở nhiều điều kiện sinh thái khác nhau, chịu khô, chịu úng, thích ứng tốt vùng sinh thái cát ven biến từ Quảng Ninh vào đến Minh Hải.
1.2.5. Thuộc tính dƣợc lý
Thành phần hóa học của cây Đại tƣớng quân hoa trắng đã đƣợc khám phá qua nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới.
Kết quả nghiên cứu ở nƣớc ngoài [9]:
+ Theo các nghiên cứu ở Thái Lan, thân hành chứa các alkaloid: crinamin, crinin, aexinin, haemanyhamin, lycorin.
+ Theo các nhà khoa học Ấn Độ, trong thân hành có chứa crinasiadin, crinasiatin, crinidin, lycorin. Trong quả chứa ambelin, crinamin, criasbetaine, hippadin, lycorin, pratorinin, trisphaeridin, ungerenin. Trong lá, rễ chứa
palmilicorin.
Kết quả nghiên cứu trong nƣớc:
+ Trong cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc” đã nêu thành phần hóa học của Đại tƣớng quân hoa trắng gồm: ambelin, crinamin, crinamin–6–OH, crinasiadin, crinasiatin, crinin,haemanyhamin, lycorin, pratosin, pseudolycorin [15].
+ Theo nghiên cứu của Đỗ Tất Lợi và cộng sự, trong cây Đại tƣớng quân hoa trắng chứa lycorin C16H17NO4 có độ chảy 275 – 280oC, ngoài ra còn những alkaloid có cấu tạo tƣơng tự. Các alkaloid đƣợc phân phối cả lá, hoa, dò và quả [11].
Các nghiên cứu cho thấy thành phần hóa học của Đại tƣớng quân hoa trắng có chứa 32 loại alkaloid, trong đó một số alkaloid nhƣ lycorin (C16H17NO4) có tác dụng chống sự phát triển của tế bào khối uxơ, kháng khuẩn,… từ đó giúp phòng ngừa và hỗ trợ trị liệu nang buồng trứng, u xơ tử cung, tăng cƣờng sức khỏe, miễn dịch, đẩy lùi những rối loạn hormone ở nữ giới [24].
Hình 1.3. Lycorin (C16H17NO4) có tác dụng chống sự phát triển của tế bào khối u xơ, kháng khuẩn,… giúp phòng ngừa và hỗ trợ trị liệu nang buồng trứng
Đại tƣớng quân hoa trắng có biến động hàm lƣợng alkaloid theo vùng sinh thái thấp nên rất có lợi thế để phát triển vùng nguyên liệu. Đại tƣớng quân hoa trắng có hàm lƣợng alkaloid toàn phần cao (trung bình 0,97%), cao hơn Trinh nữ hoàng cung (trung bình 0,49%) và Đại tƣớng quân hoa đỏ (trung bình 0,56%).
Một số công trình nghiên cứu về tác dụng dƣợc lý của cây Đại tƣớng quân hoa trắng trong những năm gần đây:
giá hoạt động kháng khuẩn và phân tích hóa sinh của Crinum Asiaticum cho thấy dịch chiết từ Đại tƣớng quân hoa trắng còn tìm thấy khả năng kháng khuẩn với một số loài: gram âm (Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa), gram dƣơng (Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis) thông qua phƣơng pháp khuếch tán trên đĩa thạch [20].
- Năm 2015, Midori A. Arai, Ryuta Akamine, Samir K. Sadhu, Firoj Ahmed, Masami Ishibashi kết luận dịch chiết từ cây Đại tƣớng quân hoa trắng có khả năng ức chế sự phiên mã Hh, và gây độc tế bào đối với tế bào ung thƣ tuyến tụy (PANC1), tế bào ung thƣ tiền liệt tuyến (DU145) [22].
- Năm 2013, các nhà khoa học đến từ Bangladesh gồm Md.Atiar Rahman, S.M.Azad Hossain, Nazim Uddin Amed, Md.Shahidul Islam đã phân tích đƣợc hoạt tính giảm đau, kháng viêm của dịch chiết từ lá cây Đại tƣớng quân hoa trắng [21].
- Năm 2009, Qian Sun, Yunheng Shen, W. M. Zhang nghiên cứu về hoạt động gây độc tế bào đối với các dòng tế bào khối u ở ngƣời A549, LOVO, HL 60 và 6T CEM của mƣời alkaloid,1–10 trong cây Đại tƣớng quân hoa trắng [25].
Bảng 1.1. Hoạt tính kháng ưng thư của 10 hợp chất hóa học chiết tách từ Crinum asiaticum L.
- Đỗ Tất Lợi, Ngô Văn Thu và Phạm Xuân Cù (1963) đã tiến hành nghiên cứu về thành phần hóa học trong cây Đại tƣớng quân hoa trắng Việt Nam và đã phát