Phƣơng pháp chiết lỏng lỏng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẢÂN HÓA HỌC VÀ PHẦN LẬP CHÁT TỪ CÂY ĐẠI TƯỚNG QUẦN HOA TRẮNG (Crinum asiaficum L.) TRÒNG TẠI ĐÀ NẴNG. (Trang 43 - 45)

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.3.3. Phƣơng pháp chiết lỏng lỏng

a. Mục đích: Cao ethanol thu đƣợc từ mẫu dƣợc liệu bằng phƣơng pháp chiết rắn - lỏng về cơ bản chứa nhiều loại hợp chất hữu cơ từ phân cực kém đến rất phân cực. Kỹ thuật chiết lỏng - lỏng đƣợc áp dụng để phân tách cao ethanol ban đầu thành những phân đoạn có tính phân cực khác nhau nhằm mục đích thực hiện các khảo sát tiếp theo về xác định thành phần hóa học, hoạt tính sinh học cũng nhƣ cô lập hợp chất tinh khiết.

b. Nguyên tắc: Dựa vào định luật phân bố: “Ở một nhiệt độ xác định, khi đạt cân bằng, tỷ số nồng độ của một chất tan trong hai dung môi hoàn toàn không hòa tan (hay hòa tan rất ít) vào nhau là một hằng số. Hằng số đó gọi là hệ số phân bố, ký hiệu Kpb”.

Trong đó: C1 và C2 lần lƣợt là nồng độ cân bằng của chất tan trong các dung môi 1 và 2. Còn S1 và S2 lần lƣợt là độ tan của chất tan trong các dung môi 1 và 2 ở nhiệt độ tƣơng ứng.

Hình 1.8. Mô hình phương pháp chiết lỏng - lỏng

Dung môi chiết đƣợc lựa chọn sao cho đảm bảo các yêu cầu sau: không hòa tan hay hòa tan rất ít trong dung môi nền (nƣớc), có nhiệt độ sôi tƣơng đối thấp, hòa tan tốt và không tƣơng tác với chất cần chiết. Một số dung môi thƣờng dùng thỏa mãn các yêu cầu này là: hexane, dichloromethane, chloroform, ethyl acetate và buthanol.

Trong kỹ thuật này, cao ethanol thô ban đầu có dạng sệt dẻo hay dạng bột khô, trong khi đó kỹ thật chiết lỏng - lỏng cần có một pha nƣớc để làm pha căn bản, vậy cần hòa tan cao ethanol thô vào nƣớc. Trong thực nghiệm, cao ethanol thô thƣờng hòa tan rất kém trong nƣớc, để khắc phục điều này, trƣớc tiên phải hòa nhuyễn cao ethanol thô bằng một lƣợng ethanol tối thiểu, hoặc khi điều chế để cao ethanol thô ở dạng cao hơi đặc, sau đó cho nƣớc vào mỗi lần một ít, chà nhuyễn rồi tiếp tục cho đến hết.

Sử dụng lần lƣợt các dung môi hữu cơ có độ phân cực tăng dần. Với mỗi loại dung môi, nên chiết nhiều lần, mỗi lần một lƣợng nhỏ thể tích dung môi. Khi thấy không còn chất hòa tan vào dung môi đó thì tiếp tục với dung môi mới có độ phân cực cao hơn. Dung dịch của các lần chiết đƣợc gộp chung lại, làm khan nƣớc bằng Na2SO4 khan, cô đuổi dung môi thu đƣợc cao chiết.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẢÂN HÓA HỌC VÀ PHẦN LẬP CHÁT TỪ CÂY ĐẠI TƯỚNG QUẦN HOA TRẮNG (Crinum asiaficum L.) TRÒNG TẠI ĐÀ NẴNG. (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)