5. Cấu trúc luận văn
2.3.4. Chạy cột sắc ký phân đoạn CQDA3
Lấy 300 mg trong số 866 mg phân đoạn CQDA3, thêm dung môi MeOH để hòa tan rồi tiến hành chạy sắc kí pha đảo bằng cột Rp18 với hệ dung môi MeOH : H2O (hệ dung môi ban đầu MeOH : H2O = 1:1; 1,5 : 1, 3 : 1 và cuối cùng là hệ MeOH 100 % ) thu được 3 phân đoạn kí hiệu từ
CQDA3.1 đến CQDA3RG với tổng lượng chất 264 mg.
Tiến hành chấm bản mỏng 3 phân đoạn trên. Dựa vào bản mỏng, ta thấy phân đoạn CQDA3.1, CQDA3.RG xuất hiện nhiều vệt mờ, lượng chất ít gồm rất nhiều chất khác nhau rất khó tách nên không khảo sát. Trong đó, phân đoạn CQDA3.2 (m = 128 mg) có nhiều vệt chất tròn nên được lựa chọn tiếp tục chạy cột sắc ký.
Tiến hành chạy sắc kí cột silicagel với hệ dung môi n–hexan – EtOAc tăng dần độ phân cực (hệ dung môi ban đầu n–hexan : EtOAc = 90 :10; 80 : 20; 70 : 30; 65 : 35; 60 : 40; 50 : 50; 40:60 ; 30:70; 20:80 và và MeOH: EtOAC (1:1), cuối cùng là hệ MeOH 100 % ) thu được 7 phân đoạn kí hiệu từ CQDA3.2.1 đến CQDA3.2.RG với tổng lượng chất 128 mg.
Tiến hành chấm bản mỏng 7 phân đoạn trên. Dựa vào bản mỏng, ta thấy phân đoạn CQD3.2.4 có vệt chất tròn và rõ (kiểm tra bản mỏng với hệ dung môi n-hexan : EtOAc = 65 : 35 cho Rf = 0,5), phun thuốc thử vanilin/H2SO4 sau đó sấy khô cho vết màu. Cô đuổi dung môi thu được 40 mg chất sạch, ký hiệu CQD16. Đem đo phổ 1H – NMR (CDCl3, 500 MHz), phổ 13C –NMR (CDCl3, 125MHZ), phổ DEPT (125MHz, CDCl3) để xác định cấu trúc.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Chất CQD 18 , CQD 16 và CQD8 được xác đinh cấu trúc bằng các phương pháp đo phổ: 1H-NMR, 13 C-NMR, DEPT và so sánh với các tài liệu tham khảo.