PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TẠO BẠC NANO TỪ DUNG DỊCH AgN0O4 VỚI DỊCH CHIẾT NƯỚC CỦA CỦ NGHỆ LÀO (Trang 60 - 65)

CHƯƠNG 2 : NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

2.5.1.Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)

Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) hoạt động trên nguyên tắc giống thấu kính quang học, chỉ khác là sử dụng sóng điện tử thay cho bước sóng ánh sáng nên có bước sóng rất ngắn) và sử dụng các thấu kính điện từ - magnetic lens thay cho thấu kính quang học[12].

Ảnh của kính hiển vi điện tử truyền qua cho phép ta quan sát được hình dạng và xác định được kích thước của các hạt nano.

Hình 2.2: Ảnh TEM của các hạt nano bạc kích thước 10 nm[11]

2.5.2.Phổ hấp thụ phân tử (UV-Vis)

Hình 2.3: Ảnh UV-Vis của các hạt nano bạc[17]

UV-Vis (Ultraviolet–visible spectroscopy) là phương pháp phân tích sử

dụng phổ hấp thụ hoặc phản xạ trong phạm vi vùng cực tím cho tới vùng ánh sáng nhìn thấy được.

Do các thuộc tính quang học của dung dịch chứa hạt nano phụ thuộc vào hình dạng, kích thước và nồng độ của hạt, nên ta có thể sử dụng UV-Vis để

xác định các thuộc tính trên.

Do hạt nao bạc có kích thước nhỏ hơn 20 nm chỉ có một bề mặt plasmon duy nhất nên trong phổ UV-Vis của chúng chỉ xuất hiện 1 đỉnh duy nhất. Người ta xử dụng tính chất này để xác định hình dạng của hạt nano bạc[19].

2.5.3. Phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX)

Phổ tán xạ năng lượng tia X, hay Phổ tán sắc năng lượng là kỹ thuật phân tích thành phần hóa học của vật rắn dựa vào việc ghi lại phổ tia X phát ra từ vật rắn do tương tác với các bức xạ (mà chủ yếu là chùm điện tử có năng lượng cao trong các kính hiển vi điện tử). Trong các tài liệu khoa học, kỹ

thuật này thường được viết tắt là EDX hay EDS xuất phát từ tên gọi tiếng Anh Energy-dispersive X-ray spectroscopy.

Nguyên tắc hoạt động

Kỹ thuật EDX chủ yếu được thực hiện trong các kính hiển vi điện tử, ở đó ảnh vi cấu trúc vật rắn được ghi lại thông qua việc sử dụng chùm điện tử

có năng lượng cao tương tác với vật rắn. Khi chùm điện tử có năng lượng lớn

được chiếu vào vật rắn, nó sẽ đâm xuyên sâu vào nguyên tử vật rắn và tương tác với các lớp điện tử bên trong của nguyên tử.

Hình 2.4: Ảnh mô hình tán xạ tia X.

Tương tác này dẫn đến việc tạo ra các tia X có bước sóng đặc trưng tỉ lệ

f = v = m q 8h €

3

4 (Z−1) = (2.48.10 Hz)(Z−1)

Có nghĩa là, tần số tia X phát ra là đặc trưng với nguyên tử của mỗi chất có mặt trong chất rắn. Việc ghi nhận phổ tia X phát ra từ vật rắn sẽ cho thông tin về các nguyên tố hóa học có mặt trong mẫu đồng thời cho các thông tin về

tỉ phần các nguyên tố này (xem chi tiết về cơ chế tạo tia X).

Có nhiều thiết bị phân tích EDX nhưng chủ yếu EDX được phát triển trong các kính hiển vi điện tử, ởđó các phép phân tích được thực hiện nhờ các chùm điện tử có năng lượng cao và được thu hẹp nhờ hệ các thấu kính điện từ. Phổ tia X phát ra sẽ có tần số (năng lượng photon tia X) trải trong một vùng rộng và được phân tích nhờ phổ kế tán sắc năng lượng do đó ghi nhận thông tin về các nguyên tố cũng như thành phần. Kỹ thuật EDX được phát triển từ những năm 1960s và thiết bị thương phẩm xuất hiện vào đầu những năm 1970s với việc sử dụng detector dịch chuyển Si, Li hoặc Ge.

2.5.4. Phổ nhiễu xạ tia X (XRD)

Hình 2.5: Ảnh mô hình nhiễu xạ tia X.

Nhiễu xạ tia X là hiện tượng các chùm tia X nhiễu xạ trên các mặt tinh thể của chất rắn do tính tuần hoàn của cấu trúc tinh thể tạo nên các cực đại và

cực tiểu nhiễu xạ. Kỹ thuật nhiễu xạ tia X (thường viết gọn là nhiễu xạ tia X)

được sử dụng để phân tích cấu trúc chất rắn, vật liệu... Xét về bản chất vật lý, nhiễu xạ tia X cũng gần giống với nhiễu xạ điện tử, sự khác nhau trong tính chất phổ nhiễu xạ là do sự khác nhau về tương tác giữa tia X với nguyên tử và sự tương tác giữa điện tử và nguyên tử.

Nguyên lý của nhiễu xạ tia X

Xét một chùm tia X có bước sóng chiếu tới một tinh thể chất rắn dưới góc tới. Do tinh thể có tính chất tuần hoàn, các mặt tinh thể sẽ cách nhau những khoảng đều đặn, đóng vai trò giống như các cách tử nhiễu xạ và tạo ra hiện tượng nhiễu xạ của các tia X.

Nếu ta quan sát các chùm tia tán xạ theo phương phản xạ (bằng góc tới) thì hiệu quang trình giữa các tia tán xạ trên các mặt là:

ΔL = 2. d. sinθ

Như vậy, để có cực đại nhiễu xạ thì góc tới phải thỏa mãn điều kiện:

ΔL = 2. d. sinθ= n.λ

Ởđây, là số nguyên nhận các giá trị 1, 2,...

Đây là định luật Vulf-Bragg mô tả hiện tượng nhiễu xạ tia X trên các mặt tinh thể.

- Cường độ nhiễu xạ:

Cường độ chùm tia nhiễu xạ được cho bởi công thức: I = ψ α F

Với ψ là hàm sóng của chùm nhiễu xạ, còn F là thừa số cấu trúc (hay còn gọi là xác suất phản xạ tia X), được cho bởi:

Ở đây, “g” là véctơ tán xạ của chùm nhiễu xạ, r là vị trí của nguyên tử

thứ “i” trong ô đơn vị, còn “f ” là khả năng tán xạ của nguyên tử. Tổng được lấy trên toàn ô đơn vị.

- Phổ nhiễu xạ tia X:

Phổ nhiễu xạ tia X là sự phụ thuộc của cường độ nhiễu xạ vào góc nhiễu xạ (thường dùng là 2 lần góc nhiễu xạ).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TẠO BẠC NANO TỪ DUNG DỊCH AgN0O4 VỚI DỊCH CHIẾT NƯỚC CỦA CỦ NGHỆ LÀO (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)