CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.6. ỨNG DỤNG NANO BẠC TRONG CÔNG NGHỆ LỌC NƯỚC
Tiến hành như sau: dùng 2 cục gốm xốp mới, cho 1 cục gốm vào ca
đựng, đục lỗ để cố định đổ ngập gốm dung dịch nano Ag để tẩm dung dịch nano Ag vừa được điều chế ra, 1 cục gốm giữ nguyên – không tẩm. Sau khi dịch nano Ag được lọc qua hoàn toàn ta đem cục gốm xốp đó sấy khô ở nhiệt
độ khoảng 80 C cho đến khô rồi cho cả 2 cục gốm cố định lại vào ca đựng như ban đầu.
Hình 3.19: Ảnh chụp cục gốm xốp trước và sau khi tẩm nano Ag
Hình 3.20: Ảnh chụp 2 cục gốm xốp sau khi lọc qua dung dịch có vi khuẩn
Đổ dung dịch nuôi cấy vi khuẩn trước đó vào 2 ca cho ngậm gốm đợi cho quá trình lọc diễn ra, sau đó thu lấy dung dịch pha loãng để tiến hành kiểm tra so sánh lượng vi khuẩn song song trên đĩa thạch của cả 2 thí nghiệm.
Sau khi lọc qua cục gốm xốp, đem dịch thu được pha loãng đến 10 lần, rồi đem dung dịch đó cấy lên đĩa thạch (như phần thí nghiệm trước), đợi 2 ngày cho vi khuẩn phát triển. Kết quả thu được như hình 3.22.
Hình 3.21: Ảnh chụp 2 dung dịch vi khuẩn sau khi được lọc lọc qua 2 vật liệu gốm xốp
Hình 3.22: Ảnh chụp 2 đĩa thạch của 2 dung dịch thu được sau khi lọc
Từ kết quả trên, ta nhận thấy gốm xốp có tẩm nano Ag có khả năng kháng khuẩn rất tốt, hơn rất nhiều lần so với gốm xốp không có tẩm nano Ag.
Vậy, ta có thể dùng nano Ag tẩm lên vật liệu gốm xốp để lọc nước, điều này làm giảm đáng kể lượng vi khuẩn, tăng chất lượng nước được lọc ra.
Tóm lại, kết quả thí nghiệm này chứng minh khả năng kháng khuẩn của nano Ag là trên vật liệu gốm xốp rất tốt.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
1.Xác định được một số chỉ tiêu hóa lí của củ nghệ
· Độ ẩm của bột nghệ: 12,212 %. Bột nghệ có thể dễ dàng bảo quản trong thời gian dài, để đảm bảo bột nghệ không bị hư hỏng ta có thể cho bột nghệ vào bình có chứa gói hút ẩm.
· Hàm lượng tro củ nghệ: 9,115%. 2.Các điều kiên tốt nhất để chiết củ nghệ
· Thời gian chiết: 2h30 phút.
· Tỉ lệ khối lượng bột nghệ / thể tích nước cất: 0,4 gam/20 ml. 3.Các yếu tố tốt nhất để tổng hợp hạt nano bạc
· Nồng độ dung dịch AgNO : 1mM.
· Tỉ lệ thể tích dịch chiết so với thể tích dung dịch AgNO 1 mM: 5ml/20ml.
· pH môi trường tạo nano bạc: pH = 7,5. · Nhiệt độ tạo nano bạc: 50 C.
· Thời gian tạo nano bạc: 9h00 phút.
4.Kết quả khảo sát đặc tính của hạt nano bạc
Từ kết quả đo TEM, EDX, XRD, chúng tôi khẳng định được hạt nano bạc tổng hợp từ dung dịch bạc nitrat bằng tác nhân khử dịch chiết nước củ
nghệ có dạng hình cầu với kích thước từ 15,3 nm đến 25,2 nm, và hạt nano bạc tổng hợp được là tương đối tinh khiết.
5.Kết quả khảo sát kháng khuẩn của dung dịch bạc nano điều chếđược · Kết quả khảo sát trên đĩa thạch petri cho thấy dung dịch bạc nano điểu chếđược có khả năng kháng khuẩn tốt.
· Có thể dùng nano Ag tểm lên vật liệu gốm xốp để lọc nước, điều này làm giảm đáng kể lượng vi khuẩn, tăng chất lượng nước được lọc ra.
Kiến nghị:
Cây nghệ là một loại thực vật có hầu hết ở các khu vực đông Nam Á, trong đó có Lào, Việt Nam…, chúng dễ trồng và phát triển tốt, có nhiều ứng dụng đối với y học dân gian. Chúng tôi mong muốn được tạo điều kiện để tiếp tục mở rộng nghiên cứu một cách toàn diện: có thể tổng hợp một vật liệu nano vốn đa ứng dụng trong đời sống bằng phương pháp hóa học lành tính, không gây độc hại đối với con người và môi trường, cụ thể là ứng dụng vào công nghệ lọc nước nano sử dụng nano Ag tẩm lên vật liệu gốm lọc nước, bên cạnh
đó còn cần phải nghiên cứu về công nghệ tẩm nano lên vật liệu gốm lọc nước, mục đích là tránh hiện tượng nano Ag bị rửa trôi sau mỗi lần lọc, làm tăng số
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
[1] Đào Hùng Cường, Nguyễn Đình Anh (2008), “Xác định các chất màu có trong curcumin thô chiết từ củ nghệ vàng ở miền Trung Việt Nam”,
Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 5(28).
[2] Vũ Thị Minh Đức (2001), Thực tập vi sinh vật học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[3] Trần Thu Hà (2011), Hiện tượng cộng hưởng plasmon bê mặt của các hạt nano kim loại, Luận văn thạc sĩ Vật Lý, Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên Hà Nội.
[4] Đỗ Tất Lợi (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học. [5] Nguyễn Đức Nghĩa (2007), Hóa học nano công nghệ nền và vật liệu
nguồn. Viện khoa học và công nghệ Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ Hà Nội.
[6] Nguyễn Ngọc Tú (2009), Nghiên cứu gel nước thông minh nhạy pH lai nano bạc. Khóa luận tốt nghiệp đại học.
TIẾNG ANH
[7] Anh-Tuan Le*, P.T. Huy, Phuong Dinh Tam, Tran Quang Huy, Phung Dac Cam, A.A. Kudrinskiy, Yu A. Krutyakov (2010), “Green synthesis of finely-dispersed highly bactericidal silver nanoparticles via modified Tollens technique”, Current Applied Physics, Vol. 10,
pp. 910-916.
[8] Siddhartha Shrivastava, Tanmay Bera, Arnab Roy, Gajendra Singh, P Ramachandrarao and Debabrata Dash (2013), “Characterization of enhanced antibacterial effects of novel silver nanoparticles”,
Nanotechnology 18 (2007) 225103, pp 9.
[9] John William Henry Eyre, (2009), A Laboratory Guide for Medical, Dental, and Technical Students, http://www.gutenberg.org/
WEB SIDE 1. Tiếng việt
[10] Công nghệ nano. Vi.wikipedia.org (CN 24/09/14)
http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_ngh%E1%BB%87_nano [11] Công nghệ nano và những ứng dụng trong thực tiễn, Trang 1
www.prt.vn/upload/Nghiencuu/Congnghenanovaungdung.doc (CN 24/9/14) [12] Giới thiệu về Kính hiển vi. Svtunhien.net, Trang 1
http://svtunhien.net/mybb/printthread.php?tid=693 (CN 24/09/2014)
[13] Nguyễn Hoàng Hải, Trung tâm Khoa học Vật liệu, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Các hạt nano kim loại. Tạp chí http://vatlyvietnam.org, 2007. Trang 9.
[14] Sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. Maxreading.com
http://maxreading.com/sach-hay/vi-sinh-vat/sinh-truong-va-phat-trien-cua-vi- sinhvat-37171.html (cập nhật ngày 24/09/2014)
[15] http://tailieuso.udn.vn/handle/TTHL_125/4966 (CN 24/09/2014)
2. Tiếng Anh
[16] List of nanotechnology applications. en.wikipedia.org (CN 24/9/14) http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_nanotechnology_applications
[17] Silver. En.wikipedia.org http://en.wikipedia.org/wiki/Silver (CN 24/09/2014)
[18] Silver Nanoparticles: A Case Study in Cutting Edge Research. Cnx.org http://cnx.org/content/m19597/latest/ (cập nhật ngày 24/09/2014)
[19] Preparation of Silver Nanoparticles and Their Characterization. Azonano.com http://www.azonano.com/article.aspx?ArticleID=2318
(CN 24/9/14)