CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2.2. Khảo sát theo thời gian chiết
Để khảo sát sự phụ thuộc của khả năng tạo dịch chiết củ nghệ tối ưu (tức dịch chiết có khả năng tạo nano bạc tốt nhất) vào thời gian chiết, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm với các thông số như sau:
- Tỉ lệ rắn/lỏng: 0,40 g củ nghệ /20 ml nước cất.
- Thời gian tạo nano bạc: 60 phút
- Nhiệt độ tạo nano bạc: nhiệt độ phòng.
- Nồng độ dung dịch AgNO : 1.10 M
- Tỉ lệ ể í ị ế
ị = .
- Môi trường pH = 7 (pH đo được của dung dịch mẫu)
- Đối với thông số thời gian chiết, các giá trị biến thiên: t = 1h30 phút, 2h00 phút, 2h30 phút, 3h00 phút, 3h30 phút.
Cách tiến hành: Cân 0,40 g mẫu củ nghệ, khuấy bằng máy khuấy từ với 20 ml nước cất, trong khoảng thời gian t phút. Lọc lấy dịch chiết. Lấy 5 ml dịch chiết cho vào bình tam giác chứa sẵn 20 ml dung dịch AgNO , lắc đều,
để thời gian tạo nano bạc trong 60 phút. Sau đó đem dung dịch chứa hạt nano bạc vừa tạo ra đo UV - Vis. Chọn thời gian tốt nhất ứng với giá trị mật độ
quang cao nhất.
Hình ảnh các bình tam giác đựng dung dịch nano bạc được tổng hợp như
hình:
Nhận xét: Từ hình 3.4 cho thấy khi tăng thời gian chiết thì mật độ quang tăng lên và đạt kết quả cao nhất sau 2h30 phút (Amax ≈ 0,248).
Nếu tiếp tục tăng thời gian chiết thì mật độ quang giảm. Có thể giải thích
ở thời gian chiết là 2h30 phút đã tạo ra lượng chất khử thích hợp để khử
ra các chất không có lợi cho quá trình tạo nano bạc. Vì vậy chúng tôi chọn thời gian chiết thích hợp là 2h30 phút.
Hình 3.3: Ảnh 5 mẫu nano Ag và 1 mẫu trống khảo sát thời gian chiết
Kết quả khảo sát sự phụ thuộc của khả năng tạo dịch chiết củ nghệ tốt nhất vào thời gian chiết được biểu diễn ở hình 3.4
Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian chiết đến quá trình tạo nano bạc