CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.5. KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA NANO BẠC
Nuôi cấy vi khuẩn, vi khuẩn dùng để khảo sát trong đề tài này là Bacillus thuringiensis, dùng dung dịch LB (Luria-Bertani) để nuôi cấy, thành phần dung dịch đó như sau: - Pepton : 10g/L - NaCl : 5g/L - Cao nấm men : 5g/L - Agar : 18g/L - pH = 7
Tiến hành trộn các chất trên theo tỷ lệ thêm cho nước cất vào, rồi cho vào nồi hấp vô trùng ở nhiệt độ 121 C trong thời gian 20 phút.
Khi quá trình hấp đã hoàn thành ta đợi nhiệt độ của hỗn hợp hạ xuống còn khoảng 80 C rồi đổ hỗn hợp ra đĩa petri, đợi cho thạch nguội đến nhiệt
độ phòng. Sau đó tiến hành cấy vi khuẩn bằng cách cho vài giọt dung dịch có chứa vi khuẩn lên mặt thạch, dùng que chữ L chan đều trên bề mặt để phân tán vi khuẩn đều trên bề mặt thạch. Trong quá trình cấy vi khuẩn phải được thực hiện trong tủ vô trùng, thường xuyên rửa tay và dụng cụ bằng cồn tuyệt
đối để tránh đĩa thạch bị nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài.
Sau khi cấy vi khuẩn lên đĩa thạch và thực hiện theo qui trình đã nêu, đợi trong 2 ngày ta thu được kết quả sau:
Từ kết quả hình 3.18, ta nhận thấy cả dung dịch AgNO và nano Ag đều có khả năng kháng khuẩn. Các hợp chất có trong củ nghệ cũng có khả năng kháng khuẩn, tuy nhiên trong hình thì ta thấy không có vòng kháng khuẩn
được tạo ra, điều này có thể dễ dàng giải thích là do dịch nghệ của chúng ta đã
khả năng kháng khuẩn giảm đáng kể trong khi số lượng vi khuẩn phát triển rất nhiều.
Vòng kháng khuẩn của dịch nano và Ag chưa lớn, điều này có thể giải thích là do nồng độ nano cũng như Ag là chưa đủ lớn và khả năng khuyếch tán của các chất này trong điều kiện đĩa thạch là không nhiều.
Hình 3.18: Khảo sát khả năng kháng khuẩn của nano Ag trên đĩa thạch