CHƯƠNG 2 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp chiết mẫu thực vật
• Kỹ thuật chiết lỏng – lỏng:
Kỹ thuật này cịn được gọi là sự chiết bằng dung mơi. Cao alcol thô ban
đầu hoặc dung dịch ban đầu đều chứa hầu hết các hợp chất hữu cơ từ không
phân cực đến phân cực nên rất khó cơ lập được riêng những hợp chất tinh
khiết để thực hiện khảo sát các bước tiếp theo. Kỹ thuật chiết lỏng – lỏng được áp dụng để phân chia cao alcol thô ban đầu hoặc dung dịch ban đầu
thành những phân đoạn có tính phân cực khác nhau.
Ngun tắc căn bản của sự chiết lỏng – lỏng là sự phân bố của một chất tan vào hai pha lỏng và hai pha lỏng này khơng hịa tan vào nhau. Hằng số phân bố của một chất tan cho biết khả năng hòa tan của chất này đối với hai pha
lỏng tại thời điểm cân bằng, được biểu diễn bằng hằng số phân bố K.
a b C K C =
Ca : Nồng độ của chất tan trong pha (a) tại thời điểm cân bằng Cb : Nồng độ của chất tan trong pha (b) tại thời điểm cân bằng Dung môi để chiết phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Dung môi dùng để chiết phải hòa tan tốt chất cần chiết.
- Khơng hịa lẫn với dung môi cũ (thường dùng là nước), nghĩa là có tỉ khối khác nhiều với dung môi cũ.
- Dung môi này phải không tương tác hóa học với chất được chiết và có nhiệt
độ sơi tương đối thấp.
• Kỹ thuật chiết rắn – lỏng:
Có thể tiến hành theo các phương pháp chiết nguội và chiết nóng.
Phương pháp chiết nguội: ngâm chất rắn (đã được nghiền nhỏ) trong một dung mơi thích hợp trong một thời gian, sau đó gạn hoặc lọc lấy dung dịch rồi
cô đuổi dung môi.
Phương pháp chiết nóng được tiến hành bằng cách đun hồi lưu chất rắn
với dung môi trong một thời gian rồi gạn hoặc lọc lấy dung dịch. Để tăng hiệu quả chiết và tiết kiệm dung mơi người ta cịn dùng bộ dụng cụ chiết liên tục Soxhlet.
Ngoài ra ngày nay người ta còn sử dụng những phương pháp chiết hiện đại
với sự kết hợp của các thiết bị khác nhau như: chiết bằng phương pháp CO2 ở trạng thái siêu tới hạn, phương pháp trích ly có hỗ trợ vi sóng, hỗ trợ sóng siêu âm,….
• Mẫu thực vật cần nghiên cứu thường được chiết theo hai cách:
Cách thứ nhất: Chiết mẫu với dung môi MeOH (thường sử dụng máy
siêu âm và áp dụng cho lượng mẫu không quá 500g trong mỗi lần chiết) ở
nhiệt độ thường hoặc có thể tăng nhiệt độ. Thực hiện chiết mẫu với 3 lần.
Dịch chiết thu được sẽ được cất loại dung môi dưới áp suất thấp bằng máy
quay cất chân không. Thu được cao chiết MeOH tổng. Cao chiết tổng này được chế thêm nước và chiết phân lớp lần lượt với n–hexan, EtOAc và BuOH
bằng phễu chiết. Với mỗi loại dung môi ta cũng thực hiện chiết 3 lần. Các dịch chiết được cất loại dung môi sẽ thu được các cao chiết tương ứng (cao n– hexan, cao EtOAc, cao BuOH) để tiếp tục nghiên cứu.
Cách thứ hai: Mẫu thực vật khô được chiết lần lượt với từng loại dung
môi n–hexan, EtOAc và MeOH. Với mỗi loại dung môi được chiết ba lần. Cất loại dung môi dưới áp suất thấp bằng máy quay cất chân không sẽ thu được
các cao chiết tương ứng để tiếp tục nghiên cứu.
Trong đề tài này tôi thực hiện việc chiết mẫu theo cách thứ hai.