PHƢƠNG PHÁP CHIẾT TÁCH THU NHẬN CÁC MẪU CAO CHIẾT

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẲN HÓA HỌC, HOẠT TÍNH SINH HỌC VÀ PHẦN LẬP | PHÂN ĐOẠN CÁC CHẤT CÓ TRONG DỊCH CHIẾT CỦA CÂY | THẦU DẦU (RJCINUS COMMUNIS) TẠI QUẢNG NAM | (Trang 38 - 40)

6. Bố cục của luận văn

2.3. PHƢƠNG PHÁP CHIẾT TÁCH THU NHẬN CÁC MẪU CAO CHIẾT

2.3.1. Phƣơng pháp ngâm dầm (chiết rắn – lỏng) điều chế tổng cao ethanol

a. Mục đích:Ngâm chất rắn (đã đƣợc nghiền nhỏ) vào dung môi thích hợp ở nhiệt độ và thời gian xác định. Sau đó lọc lấy phần dung dịch rồi cô đuổi dung môi ở áp suất thấp nhằm mục đích lấy lƣợng chất có khả năng hòa tan trong dung môi đó. Có thể lặp lại vài lần để lấy hết lƣợng chất

b. Cách tiến hành:Lấy 1500g bột mẫu nghiên cứu ngâm chiết bằng ethanol 96o ở nhiệt độ phòng, thời gian ngâm chiết 24 giờ, sử dụng máy khuấy (hoặc lắc đều sau mỗi 15 phút) để đảm bảo cho sự khuyếch tán tốt. Lọc gạn lấy phần dịch chiết rồi tiếp tục lọc qua giấy lọc trên phễu Buschle. Lặp lại 4 lần, lần đầu dùng 10 lít ethanol, những lần sau mỗi lần dùng 5 lít ethanol. Gộp các dịch chiết và cô đuổi dung môi dƣới áp suất thấp thu đƣợc tổng cao ethanol của mẫu nghiên cứu. Cân xác định khối lƣợng cao thu đƣợc và tính % khối lƣợng cao chiết so với khối lƣợng mẫu ban đầu.

c. Tính toán kết quả:Hàm lƣợng tổng cao ethanol đƣợc tính theo công thức:

% mcao ethano l = x 100 mcao ethanol

2.3.2. Phƣơng pháp chiết lỏng – lỏng tách các phân đoạn cao từ tổng cao ethanol

a. Mục đích:

Tổng cao ethanol thu đƣợc chứa hầu hết các hợp chất hữu cơ từ phân cực đến không phân cực. Kỹ thuật chiết lỏng- lỏng đƣợc áp dụng để phân chia các chất có trong đó thành những phân đoạn có tính phân cực khác nhau.

Hình 2.3. Sơ đồ nguyên tác chiết lỏng - lỏng

Dùng các dung môi có tính phân cực khác nhau để phân tách và thu nhận các loại cao chứa các nhóm hợp chất có độ phân cực khác nhau từ tổng cao ethanol (chứa hầu nhƣ tất cả các hợp chất hữu cơ của trong mẫu)

b. Cách tiến hành:Lấy cao ethanol (50 – 200g) thu đƣợc đem phân tán vào 200 – 300ml nƣớc cất (vì cao ethanol khó tan ngay trong nƣớc nên ban đầu ta hòa nhuyễn bằng 20ml ethanol 960, sau đó thêm dần nƣớc, dùng đũa thủy tinh hay thìa inox loại nhỏ khuấy đều để cao phân tán đều trong nƣớc) rồi cho vào bình thủy tinh có nút kín loại 1 lít. Sau đó tiến hành chiết lỏng- lỏng lần lƣợt với 3 dung môi có độ phân cực tăng dần là hexane, dichloromethane và ethyl acetate. Mỗi loại dung môi chiết 3 lần, mỗi lần 500ml dung môi, thời gian lắc chiết mỗi lần là 3 giờ ở nhiệt độ phòng. Sau khi chuyển vào phễu chiết, khi thấy tách lớp hoàn toàn (chừng 1 – 2 giờ), chiết riêng phần dung môi và phần dịch nƣớc, xác định thể tích phần dung môi (bằng ống đong), cho vào chai chứa loại 500ml, làm khan bằng cách thêm vào 1 thìa Na2SO4 khan, lắc nhẹ, để lắng rồi trích mẫu thử. Gộp dịch chiết của cả 3 lần (với từng dung môi), cô đuổi dung môi dƣới áp suất thấp thu đƣợc phân đoạn cao hexane, cao dichloromethane, cao ethyl acetate và cao nƣớc từ cao tổng ethanol.

đƣợc tính theo công thức:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẲN HÓA HỌC, HOẠT TÍNH SINH HỌC VÀ PHẦN LẬP | PHÂN ĐOẠN CÁC CHẤT CÓ TRONG DỊCH CHIẾT CỦA CÂY | THẦU DẦU (RJCINUS COMMUNIS) TẠI QUẢNG NAM | (Trang 38 - 40)