VPR =∫ ABT (x)d
3.1.2.1. Xác định các đồ thị thiết kế Kracht phù hợp với hệ số béo củatàu tính toán.
Đồ thị Kracht thực chất là các đƣờng cong biểu diễn mối quan hệ giữa hệ số giảm công suất dƣ (∆CP∇R) và 6 hệ số quả lê thiết lập cho tàu có hệ số béo và số Fn cụ thể. Do đó thiết kế quả lê là chọn 6 đồ thị Kracht phù hợp số Froude và hệ số béo của tàu và xác định trên các đồ thị 6 thông số quả lê sao cho hệ số giảm công suất dƣ lớn nhất. Thực tế, đồ thị Kracht chỉ áp dụng cho tàu có hệ số béo CB trong khoảng (0.56 – 0.82), trong khi tàu FAO 75 có CB = 0.524 (xem bảng 2.3) nên cần xử lý vấn đề này trƣớc tiên. Về mặt toán có thể thấy tất cả đồ thị Kracht thể hiện mối quan hệ giữa các đại lƣợng, gồm hệ số giảm công suất dƣ ∆CP∇R, 6 hệ số của quả lê, hệ số béo CB và số Froude Fn. Do đó nếu lấy trƣớc giá trị hai đại lƣợng là giá trị lớn nhất của hệ số giảm công suất dƣ để đảm bảo hiệu suất của quả lê là cao nhất và giá trị số Froude phù hợp tàu tính toán, bằng cách nội suy giữa giá trị của các đƣờng trên tất cả đồ thị Kracht sẽ xác định đƣợc các đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa các đại lƣợng còn lại là 6 hệ số quả lê và hệ số béo. Cũng có thể làm tƣơng tự khi số Froude nằm ngoài phạm vi áp dụng của đồ thị Kracht. Với tàu FAO 75 đang xét, có thể xác định các đƣờng cong nội suy thể hiện mối quan hệ giữa 6 hệ số quả lê và hệ số béo ở giá trị số Froude là Fn = 0.337 tƣơng ứng với tốc độ thiết kế của tàu U = 15 h/h và hệ số giảm công suất dƣ lớn nhất nhƣ mô tả ở Hình 3.8.
Hình 3.8. Các đƣờng cong nội suy thể hiện mối quan hệ giữa các thông số quả lê với hệ số béo ở số Fn = 0.377 của tàu FAO 75
Hình 3.9 cho thấy các hệ số hình học quả lê, ngoại trừ hệ số CABL, thay đổi rất ít khi CB thay đổi trong phạm vi (0.56-0,82), do đó có thể sử dụng phƣơng pháp ngoại suy đối với các đƣờng cong này để tìm 6 hệ số quả lê cho CB = 0.524 của tàu cá FAO 75. Tƣơng ứng với giá trị các hệ số quả lê này, sử dụng đồ thị Krach với hệ số CB = 0.56 tức đồ thị gần nhất với hệ số béo 0.524 của tàu đang tính để xác định giá trị hệ số giảm công suất dƣ lớn nhất (∆CP∇R)max tƣơng ứng với từng hệ số quả lê đã xác định ở trên. Ví dụ trên Hình 3.9 là một đồ thị Kracht biểu diễn quan hệ của hệ số sức cản dƣ ∆CP∇R với hệ số chiều dài quả lê CLPR ở các số Fn khác nhau cho tàu có hệ số béo CB = 0.56.
Hình 3.9. Đồ thị thể hiện mối quan hệ ∆CP∇R = f(CLPR, Fn) ở hệ số béo CB = 0.56
Bảng 3.1 là tổng hợp giá trị các hệ số quả lê xác định theo đƣờng cong Hình 3.8 tƣơng ứng với giá trị hệ số ∆CP∇R là lớn nhất xác định theo đồ thị Hình 3.8.
Bảng 3.1. Giá trị các thông số quả lê tƣơng ứng với hệ số ∆CP∇R là lớn nhất
Giá trị của các hệ số quả lê bằng phƣơng pháp ngoại suy dựa trên các đƣờng cong nội suy ở
hình 3.8.
CLPR CBB CZB CABL CABT ∆CP∇R 0.0360 0.1650 0.4600 0.1890 0.0867 0.0032 (∆CP∇R)max (xác định từ hình 3.9) 0.337 0.650 0.460 0.733 0.886 0.290
Để đảm bảo thỏa mãn tất cả các trƣờng hợp, chọn giá trị 0.290 là giá trị nhỏ nhất trong số các giá trị lớn nhất ở Bảng 6 để tính toán và thiết kế quả lê cho tàu cá FAO75.