Biện pháp 4: Khắc phục tình trạng bị chiếm dụng vốn, tăng nhanh vòng quay

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 117 - 121)

quay các khoản phải thu

Khoản phải thu của khách hàng nói lên số vốn mà công ty đang bị khách hàng chiếm dụng dưới hình thức mua chậm, trả góp… Khoản phải thu khách hàng

nói lên được mối quan hệ của công ty với khách hàng trong giao dịch mua bán cũng như phương thức bán hàng của công ty, ngoài ra nó còn nói lên tình hình tài chính của công ty trong kỳ, nếu khoản phải thu quá lớn chứng tỏ công ty bị chiếm dụng vốn càng nhiều, tình hình tài chính không được tốt, làm cho vốn bị ứ đọng trong lưu

thông, vòng quay của vốn sản xuất giảm xuống làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty và ngược lại. Ngoài việc xem xét các khoản phải thu về mặt số lượng thì ta cũng cần phải quan tâm tới số vòng quay các khoản phải thu vì nó nói lên số ngày bình quân để công ty có thể thu hồi các khoản nợ. Thực tế cho thấy công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn khá lớn làm cho vốn sản xuất bị thiếu hụt. Với tình trạng đó công ty phải tăng nhanh vòng quay các khoản phải thu.

a. Đối với các khoản thu do cán bộ công nhân viên của công ty nợ

Việc cán bộ công nhân viên của công ty nợ tiền vì mục đích cá nhân thể hiện tình trạng kỷ luật trong thanh toán nội bộ thiếu chặt chẽ. Vì vậy mà ban lãnh đạo cần quan tâm hơn tới công tác quản lý, mỗi người phải có trách nhiệm trong việc hoàn trả lại cho công ty. Thực tế công ty đang rất cần nguồn vốn cho sản xuất kinh

doanh nên dù ít hay nhiều thì cũng đều có ý nghĩa cho việc bổ sung vốn lưu động tại công ty.

Tùy thuộc vào số tiền vay mượn, nếu cán bộ công nhân viên nào không đủ

khả năng hoàn trả một lần thì có thể trả dần theo tháng bằng cách trích một khoản trong tiền lương của họ. Nên tránh tình trạng hoãn trả, trả chậm, trả ít làm như thế

vốn sẽ bị phân tán không đủ bổ sung một lần cho nguồn vốn lưu động. b. Đối với khách hàng

Khách hàng là người tiêu dùng hàng hóa của công ty nên công ty rất cần họ, khách hàng thì muốn trả chậm để có nguồn kinh doanh khác, còn công ty muốn thu hồi vốn nhanh để tăng vòng quay của vốn. Cho nên trước khi mua bán, ký kết hợp

đồng cần phải có sự cam kết thống nhất về thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán, nó cho phép công ty xác định được khi nào có vốn tái đầu tư cho sản xuất từ đó sẽ có phương án kinh doanh thích hợp với số vốn hiện có và tính toán nhu cầu vốn cần huy động

Đối với các khoản nợ quá hạn, khách hàng có khả năng nhưng cố tình trả

chậm hoặc khất nợ thì công ty có thể giải quyết như sau:

+ Gia hạn thời hạn trả nợ có cam kết các khoản nợ thông qua hình thức trả

góp có tính lãi suất.

+ Mua hàng hóa có khả năng thanh toán của khách hàng để trừ nợ dần.

Ngay tại công ty, bộ phận kế toán tài vụ nên tổng hợp các khoản nợ phải đòi theo từng mức nợ của khách hàng thành một cuốn sổ chi tiết để tiện theo dõi và có biện pháp xử lý.

Công ty nên cho khách hàng hưởng chiết khấu trên tổng số tiền phải trả. Chính sách chiết khấu này nên thực hiện với mọi khách hàng, như vậy việc thu hồi nợ sẽ mang tính đồng bộ hơn. Đối với khách cố tình chiếm dụng vốn quá thời hạn thì công ty nên có biện pháp phạt hợp lý .

Khách hàng nào không thanh toán trong thời hạn trong thời hạn chiết khấu thì ghi đúng bằng số tiền ghi trên hóa đơn.

3.5. Biện pháp 5: Tiết kiệm chi phí

Chi chí là một trong những nhân tốảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong những năm qua do chi phí của công ty ngày

càng tăng lên qua các năm trong khi đó doanh thu lại tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của chi phí. Do đó giảm chi phí là một biện pháp rất cần thiết đối với công ty. Công ty có thể áp dụng các biện pháp giảm chi phí sau:

- Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu: công ty nên thường xuyên tìm hiểu thông tin về giá cả thị trường, có quan hệ mua bán với nhiều nhà cung cấp trên thế giới để

tránh tình trạng bị ép giá, giảm được chi phí mua nguyên vật liệu. Đồng thời với tiết kiệm chi phí mua nguyên vật liệu công ty cũng cần phải quản lý tốt việc sử dụng nguyên vật liệu vào sản xuất, cũng như bảo quản nguyên vật liệu.

- Quản lý tốt việc sử dụng điện, điện thoại, nước trong công ty.

- Tận dụng triệt để nguyên vật liệu thừa để sản xuất thức ăn cho tôm, cá,...

- Bên cạnh đó giáo dục ý thức thực hành tiết kiệm cũng là một biện pháp quan trọng. Có chế độ khen thưởng hợp lý cho những cá nhân, tập thể có những biện pháp làm giảm chi phí cho công ty, đồng thời cũng xử phạt nghiêm minh đối với những trưòng hợp gây lãng phí trong công ty.

3.6. Biện pháp 6: Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực

Theo thống kê hiện nay của công ty tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học và

cao đẳng là 12%; trung cấp là 9,6%; công nhân kỹ thuật là 7,6% và lao động phổ

thông là 70,9%. Như vậy, trình độ lao động hiện nay của công ty vẫn cào thấp, do

đó việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, nhân viên và việc bồi dưỡng tay nghề cho công nhân là việc mà công ty cần quan tâm nhiều hơn, bởi vì với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì con người luôn là nguồn lực có giá trị nhất và là yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp.

Ngoài ra, Ban Giám Đốc công ty nên đưa ra các chính sách cụ thể để khích lệ

sự nhiệt tình, khả năng sáng tạo của người lao động. Thêm vào đó công ty cũng nên

quan tâm đến chính sách tuyển dụng nhân sự nhằm tuyển chọn được những người

KT LUN



Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế và xu thế hội nhập, hiệu quả hoạt

động sản xuất kinh doanh ngày càng trở thành một trong những mục tiêu quan trọng, mà bất kỳ một doanh nghiệp nào đã và đang tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường cũng đều quan tâm và hướng tới.

Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt và xác lập

được kế hoạch kinh doanh cụ thể cho doanh nghiệp mình. Vì vậy, việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là một công việc hết sức cần thiết.

Qua 3 tháng thực tập tại công ty TNHH Một Thành Viên Xuất Khẩu Thủy Sản Khánh Hòa được sự tận tình giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị trong công ty và đặc biệt là sự tận tình giúp đỡ của cô Huỳnh Thị Xuân Mai đến nay

em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình.

Do thời gian thực tập có hạn và kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên đồ án của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cán bộ chuyên trách của công ty.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe đến những

người đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này. Em xin chân thành cảm ơn!

Nha Trang, ngày 10 tháng 06 năm 2011

Sinh viên thực hiện

TÀI LIU THAM KHO



1. Nguyễn Tấn Bình (2000), “Phân tích hoạt động tài chính”, NXB Đại Học Quốc Gia.

2. Nguyễn Minh Kiều (2008), “Tài chính doanh nghiệp”, NXB Thống Kê. 3. Thầy Thái Ninh (2009), Bài giảng Phân tích tài chính.

4. Báo cáo tài chính và những tài liệu khác của công ty TNHH Một Thành Viên Xuất Khẩu Thủy Sản Khánh Hòa.

5. Luận văn tốt nghiệp và chuyên đề tốt nghiệp của các khóa trước.

6. Các bài viết tại các trang web: Saga.vn; Vneconomy.vn; Tapchiketoan.com; luanvan.com;…

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)