Phân tích bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 52 - 62)

Phân tích bảng cân dối kế toán giúp nhà quản lý nắm được tình hình tài chính tổng quát của một công ty tại một thời điểm nhất định, gồm có tài sản và nguồn vốn.

2.2.1.1. Phân tích sự biến động tài sản và nguồn vốn 2.2.1.1.1. Phân tích sự biến động tài sản

Phân tích sự biến động tài sản của công ty giúp ta biết về quy mô và sự biến động tài sản tại thời điểm lập báo cáo như thế nào. Qua bảng cân đối kế toán ta lập được bảng phân tích sự biến động tài sản qua 3 năm 2007 – 2009 tại công ty như sau:

41

Bảng 2 : Phân tích sự biến động của tài sản

ĐVT: Đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008

TÀI SẢN

Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % (+/-) % (+/-) %

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 24,456,027,261 76.84 28,383,089,226 70.60 26,917,674,421 67.01 3,927,061,965 16.06 (1,465,414,805) (5.16)

I. Tiền 2,568,763,812 10.50 2,989,019,919 10.53 3,693,419,325 13.72 420,256,107 16.36 704,399,406 23.57

1. Tiền 2,568,763,812 10.50 2,989,019,919 10.53 3,693,419,325 13.72 420,256,107 16.36 704,399,406 23.57

III. Các khoản phải thu 3,998,460,011 16.35 3,811,588,659 13.43 7,350,444,058 27.31 (186,871,352) (4.67) 3,538,855,399 92.84 1. Phải thu khách hàng 3,256,347,696 13.32 2,936,290,925 10.35 7,160,142,465 26.60 (320,056,771) (9.83) 4,223,851,540 143.85 2. Trả trước người bán 142,713,996 0.58 456,089,240 1.61 1,894,950 0.01 313,375,244 219.58 (454,194,290) (99.58) 5. Các khoản phải thu khác 599,398,309 2.45 419,208,494 1.48 188,406,643 0.70 (180,189,815) (30.06) (230,801,851) (55.06) IV. Hàng tồn kho 17,593,290,879 71.94 20,487,285,254 72.18 11,625,851,290 43.19 2,893,994,375 16.45 (8,861,433,964) (43.25) 1. Hàng tồn kho 17,593,290,879 71.94 22,204,254,991 78.23 11,625,851,290 43.19 4,610,964,112 26.21 (10,578,403,701) (47.64)

2. Dự phòng giảm giá HTK (1,716,969,737) (6.05) (1,716,969,737) 1,716,969,737 (100.00)

V.Tài sản ngắn hạn khác 295,512,569 1.21 1,095,195,394 3.86 4,247,959,748 15.78 799,682,825 270.61 3,152,764,354 287.87 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 133,541,842 0.55 997,831,509 3.52 190,309,941 0.71 864,289,667 647.21 (807,521,568) (80.93) 2. Thuế GTGT được khấu trừ 116,770,974 0.48 44,076,854 0.16 178,317,051 0.66 (72,694,120) (62.25) 134,240,197 304.56

3. Các khoản thuế phải thu NN 164,929,600 0.61 164,929,600

4. Tài sản ngắn hạn khác 45,199,753 0.18 53,287,031 0.19 3,714,403,156 13.80 8,087,278 17.89 3,661,116,125 6,870.56

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 7,371,373,834 23.16 11,821,847,929 29.40 13,249,824,009 32.99 4,450,474,095 60.38 1,427,976,080 12.08

II. Tài sản cố định 7,371,373,834 100 11,658,002,929 98.61 13,249,824,009 100 4,286,629,095 58.15 1,591,821,080 13.65 1. Tài sản cố định hữu hình 6,300,011,611 85.47 11,658,002,929 98.61 13,131,954,543 99.11 5,357,991,318 85.05 1,473,951,614 12.64

_ Nguyên giá 16,688,436,493 23,635,371,247 27,662,258,221 6,946,934,754 41.63 4,026,886,974 17.04

_ Giá trị hao mòn lũy kế (10,388,424,882) (11,977,368,318) (14,530,303,678) (1,588,943,436) 15.30 (2,552,935,360) 21.31

4. Chi phí XDCB dở dang 1,071,362,223 14.53 117,869,466 0.89 (1,071,362,223) (100.00) 117,869,466

V. Tài sản dài hạn khác 163,845,000 1.39 163,845,000

3. Tài sản dài hạn khác 163,845,000 163,845,000

Qua bảng phân tích biến động tài sản của công ty TNHH một thành viên Xuất Khẩu Thủy Sản Khánh Hòa từ năm 2007 đến năm 2009 ta thấy: Nhìn chung tổng tài sản năm 2008 tăng 8.377.536.060 đồng tương đương tăng 26,32% so với

năm 2007; năm 2009 giảm 37.438.725 đồng tương đương giảm 0,09% so với năm 2008. Như vậy, tài sản của công ty có sự biến động như vậy là do:

+Tài sản ngắn hạn năm 2008 so với năm 2007 tăng 3.927.061.965 đồng

tương đương tăng 16.06%; năm 2009 giảm 1.465.414.805 đồng tương đương giảm 5.16% so với năm 2008. Trong đó chủ yếu là do:

-Khoản mục tiền có xu hướng tăng qua 3 năm, cụ thể là năm 2008 tăng 420.256.107 đồng tương đương tăng 16,36%, đến năm 2009 tăng thêm 704.399.406

đồng tương đương tăng 23,57%. Điều này cho thấy doanh nghiệp có xu hướng giữ

tiền mặt và tăng tiền gửi ngân hàng.

-Các khoản phải thu năm 2008 giảm 186.871.352 đồng tương đương giảm 4,67% chủ yếu do giảm phải thu khách hàng 9,83% và các khoản phải thu khác 30,06%; cho thấy trong năm 2008 công ty đã có chính sách thu hồi công nợ tốt.

Sang năm 2009 tăng 3.538.855.399 đồng tương đương tăng 92,84% nguyên nhân

chủ yếu là do tăng phải thu khách hàng đến 143,85%. Đây là dấu hiệu cho thấy

công ty đang bị chiếm dụng vốn. Ngoài ra, khoản trả trước người bán năm 2008 tăng đến 219,58% tương ứng tăng 313.375.244 đồng so với năm 2007; đến năm

2009 giảm 454.194.290 đồng tương đương giảm 99,58%. Có sự biến động chênh lệch cao như vậy chủ yếu là do tình hình kinh tế đang có những biến động thất

thường buộc công ty phải ra những chính sách mua hàng để đảm bảo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

-Hàng tồn kho năm 2008 tăng 2.893.994.375 đồng tương đương tăng 16.45%

so với năm 2007; bên cạnh đó trong năm 2008 công ty lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 1.716.969.737 đồng. Sang năm 2009 lượng hàng tồn kho giảm 8.861.433.964 đồng tương đương giảm 43,25% so với năm 2008. Chứng tỏ công ty rất linh hoạt về điều chỉnh lượng hàng tồn kho đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

-Tài sản ngắn hạn khác có xu hướng tăng qua các năm năm 2008 tăng 270,61%, năm 2009 tăng 278,87%. Nguyên nhân chủ yếu do khoản tạm ứng trước

để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng mạnh đặc biệt là

trong năm 2009.

-Tài sản dài hạn của công ty qua 3 năm đều có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng không đều; cụ thể năm 2008 tăng 58,15% so với năm 2007, năm 2009 tăng

13,65% so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đẩy mạnh đầu tư vào

trang thiết bị máy móc nhằm tăng sản lượng và chất lượng của sản phẩm; cụ thể là tài sản cố định trong năm 2008 tăng 5.357.991.318 đồng tương đương tăng 85,15%

so với năm 2007, năm 2009 tăng 1.473.951.614 đồng tương đương tăng 12,64%. Như vậy, qua việc phân tích tình hình biến động tài sản trong 3 năm của công ty ta thấy tổng tài sản của công ty đang có xu hướng ngày càng được cải thiện

dù trong năm 2009 có giảm so với năm 2008 nhưng chỉ với tỷ trọng rất nhỏ 0.09%.

2.2.1.1.2. Phân tích sự biến động nguồn vốn

Phân tích sự biến động nguồn vốn để biết quy mô nguồn vốn như thế nào và sự biến động của các loại vốn nhằm thấy được tình hình huy động và sử dụng các loại vốn đáp ứng nhu cầu cầu sản xuất kinh doanh như thế nào. Từ bảng cân đối kế

toán của công ty ta lập bảng phân tích sự biến dộng nguồn vốn trong 3 năm 2007 –

44

Bảng 3: Phân tích sự biến động của nguồn vốn

ĐVT: Đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008

NGUỒN VỐN

Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % (+/-) % (+/-) %

A. Nợ phải trả 23,414,778,880 73.57 30,442,054,152 75.72 29,524,580,470 73.50 7,027,275,272 30.01 (917,473,682) (3.01)

I. Nợ ngắn hạn 22,150,811,318 94.60 20,896,511,463 68.64 22,555,728,870 76.40 (1,254,299,855) (5.66) 1,659,217,407 7.94 1. Vay và nợ ngắn hạn 14,666,243,726 66.21 14,252,457,846 68.20 19,579,036,083 86.80 (413,785,880) (2.82) 5,326,578,237 37.37 2. Phải trả người bán 1,449,747,482 6.54 2,527,097,206 12.09 870,042,733 3.86 1,077,349,724 74.31 (1,657,054,473) (65.57)

3. Người mua trả tiền trước 2,261,571,887 10.21 1,825,443,153 8.74 118,614,687 0.53 (436,128,734) (19.28) (1,706,828,466) (93.50) 4. Thuế và các khoản phải nộp NN 158,711,842 0.72 241,590,372 1.16 0.00 82,878,530 52.22 (241,590,372) (100.00) 5. Phải trả công nhân viên 2,173,989,638 9.81 1,222,985,427 5.85 1,490,341,737 6.61 (951,004,211) (43.74) 267,356,310 21.86 6. Chi phí phải trả 1,175,080,751 5.30 410,208,597 1.96 377,269,227 1.67 (764,872,154) (65.09) (32,939,370) (8.03) 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 265,465,992 1.20 416,728,862 1.99 120,424,403 0.53 151,262,870 56.98 (296,304,459) (71.10) II. Nợ dài hạn 1,263,967,562 5.40 9,545,542,689 31.36 6,968,851,600 23.60 8,281,575,127 655.20 (2,576,691,089) (26.99) 4. Vay và nợ dài hạn 1,117,860,408 88.44 9,316,247,327 97.60 6,632,100,726 95.17 8,198,386,919 733.40 (2,684,146,601) (28.81) 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 146,107,154 11.56 229,295,362 2.40 336,750,874 4.83 83,188,208 56.94 107,455,512 46.86

B-VỐN CHỦ SỞ HỮU 8,412,622,215 26.43 9,762,883,003 24.28 10,642,917,960 26.50 1,350,260,788 16.05 880,034,957 9.01

I. Vốn chủ sở hữu 7,914,233,170 94.08 8,772,911,722 89.86 9,553,354,559 89.76 858,678,552 10.85 780,442,837 8.90 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 7,378,585,460 93.23 7,711,688,560 87.90 9,156,667,735 95.85 333,103,100 4.51 1,444,979,175 18.74 6.Chênh lệch tỷ giá hối đoái (158,944,899) (1.66) (158,944,899) 7. Quỹ đầu tư phát triển 339,388,032 4.29 695,907,705 7.93 5,455,280 0.06 356,519,673 105.05 (690,452,425) (99.22) 8. Quỹ dự phòng tài chính 193,191,958 2.44 362,247,737 4.13 547,108,723 5.73 169,055,779 87.51 184,860,986 51.03 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 3,067,720 0.04 3,067,720 0.03 3,067,720 0.03 0 0.00 0 0.00 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 498,389,045 5.92 989,971,281 10.14 1,089,563,401 10.24 491,582,236 98.63 99,592,120 10.06 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 498,389,045 100 989,971,281 100 1,089,563,401 100 491,582,236 98.63 99,592,120 10.06

Qua bảng phân tích sự biến động của nguồn vốn, ta thấy nguồn vốn của công

ty năm 2008 tăng 8.377.536.060 đồng tương đương tăng 26,32% so với năm 2007; năm 2009 giảm 37.438.725 đồng tương đương giảm 0,09% so với năm 2008.

Nguyên nhân do:

+Nợ phải trả năm 2008 tăng 7.027.275.272 đồng tương đương tăng 30,01%

so với năm 2007. Tăng tương đối cao nhưng chủ yếu là do tăng nợ dài hạn (tăng 8.281.575.127 đồng tương đương 655,2%); tăng thuế và các khoản phải nộp nhà

nước (tăng 82.878.530 đồng tương đương 52,22%), còn nợ ngắn hạn và các nợ khác giảm (cụ thể là vay nợ ngắn hạn giảm 5,66%; giảm phải trả người lao động 43,74%; giảm chi phí phải trả 65,09%;…). Sở dĩ nợ dài hạn của công ty trong năm 2008 tăng

là do công ty cần mua sắm thêm các máy móc thiết bị mới để phục vụ cho quá trình sản xuất. Sang năm 2009, nợ phải trả giảm 917.473.682 đồng tương đương giảm 3,01% so với năm 2008; có chiều hướng giảm này chủ yếu là do giảm nợ dài hạn 2.576.691.089 đồng tương đương giảm 26,99%; giảm thuế và các khoản phải nộp

nhà nước 241.590.372 đồng tương đương với giảm 100%, giảm trả người bán

1.657.054.473 đồng tương đương 65.57%; giảm người mua trả tiền trước

1.706.828.466 đồng tương đương 93,5%. Còn vay ngắn hạn tăng 5.326.578.237 đồng tương đương tăng 37.37%; tăng phải trả công nhân viên 267.356.310 đồng

tương đương tăng 21,86%. Sở dĩ nợ ngắn hạn tăng như vậy một phần là do công ty có các khoản nợ dài hạn đến hạn trả được chuyển thành nợ ngắn hạn trong năm

2009. Mặt khác, người mua trả tiền trước giảm mạnh.

+Nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm: năm 2008 tăng 1.350.260.788 đồng tương đương tăng 16,05% so với năm 2007, trong đó nguồn vốn, quỹ tăng 10,85% tương ứng tăng 858.678.552 đồng; chủ yếu là do vốn đầu tư của chủ sở hữu

tăng 4,51% tương ứng tăng 333.103.100 đồng, quỹ đầu tư phát triển tăng 105,05% tương ứng tăng 356.519.673 đồng, quỹ dự phòng tài chính tăng 87,51% tương ứng

tăng 169.055.779 đồng; nguồn kinh phí và quỹ khác tăng 98,63% tương ứng 491.582.236 đồng đấy chính là của quỹ khen thưởng và phúc lợi. Sang năm 2009 tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn năm 2008 cụ thể là tăng 9,01% tương ứng tăng 880.034.957 đồng; trong đó, vốn chủ sở hữu đầu tư tăng 18,74% tương ứng tăng 1.444.979.175 đồng, quỹ khen thưởng và phúc lợi tăng 10,06%, quỹ đầu tư phát

triển giảm 99,22% . Nguyên nhân vốn chủ sở hữu tăng là do trong 3 năm qua công ty làm ăn có lãi góp phần bổ sung nguồn vốn kinh doanh cho công ty.

Như vậy, nguồn vốn của doanh nghiệp có xu hướng tăng theo kiểu tăng vốn chủ sở hữu và giảm nợ phải trả. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp, uy tín của công ty ngày càng được cũng cố trên thị trường.

2.2.1.2. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn 2.2.1.2.1. Phân tích kết cấu tài sản

Bên cạnh việc phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn, ta cần phân tích kết cấu của nó phân bổ như thế nào? Từ đó có thể thấy được tính hợp lý trong việc phân bổ vốn mức độ sử dụng vốn. Đối với công ty TNHH Một Thành Viên Xuất Khẩu Thủy Sản Khánh Hòa kết cấu tài sản được thể hiện như sau:

Bảng 4: Phân tích kết cấu tài sản

ĐVT : % Tỷ trọng Chênh lệch TÀI SẢN Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2008/2007 Năm 2009/2008 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 76.84 70.60 67.01 (6.24) (3.58) I. Tiền 10.50 10.53 13.72 0.03 3.19 1. Tiền 10.50 10.53 13.72 0.03 3.19 II. Các khoản ĐTTC ngắn hạn

III. Các khoản phải thu 16.35 13.43 27.31 (2.92) 13.88 1. Phải thu khách hàng 13.32 10.35 26.60 (2.97) 16.25 2. Trả trước người bán 0.58 1.61 0.01 1.02 (1.60) 5. Các khoản phải thu khác 2.45 1.48 0.70 (0.97) (0.78) 6. DP các khoản PT khó đòi IV. Hàng tồn kho 71.94 72.18 43.19 0.24 (28.99) 1. Hàng tồn kho 71.94 78.23 43.19 6.29 (35.04) 2. Dự phòng giảm giá HTK (6.05) (6.05) V.Tài sản ngắn hạn khác 1.21 3.86 15.78 2.65 11.92 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 0.55 3.52 0.71 2.97 (2.81) 2. Thuế GTGT được khấu trừ 0.48 0.16 0.66 (0.32) 0.51 3. Các khoản thuế phải thu NN 0.61 0.00 0.61 4. Tài sản ngắn hạn khác 0.18 0.19 13.80 0.01 13.61

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 23.16 29.40 32.99 6.24 3.58

I. Các khoản phải thu dài hạn

II. Tài sản cố định 100 98.61 100 (1.39) 1.39 1. Tài sản cố định hữu hình 85.47 98.61 99.11 13.14 0.50 4. Chi phí XDCB dở dang 14.53 0.89 (14.53) 0.89 V. Tài sản dài hạn khác 1.39 1.39 (1.39) 3. Tài sản dài hạn khác TỔNG TÀI SẢN 100 100 100 0.00 0.00

Qua bảng phân tích kết cấu tài sản của công ty ta thấy tài sản ngắn hạn qua

các năm đều chiếm tỷ trọng cao từ 70 – 80% và kết cấu tài sản đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng tài sản ngắn hạn đồng thời tăng dần tỷ trọng tài sản ngắn hạn.

+Năm 2008, tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm 6,24% và tỷ trọng tài sản dài hạn

tăng 6,24% so với năm 2007.

Tài sản ngắn hạn năm 2007 chiếm 76,84%; năm 2008 chiếm 70,60% trong tổng tài sản. Sự thay đổi này bị ảnh hưởng chủ yếu bởi hàng tồn kho, các khoản phải thu và các tài sản ngắn hạn khác. Cụ thể là:

-Tỷ trọng hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn

năm 2007 chiếm 71,94%, năm 2008 chiếm 78,23% tăng 6,29% so với năm 2007.

Mức tăng này chủ yếu là do trong năm 2008 cung - cầu trên thị trường đang có nhưng biến động về sản lượng và giá cả cho công ty.

- Các khoản phải thu mặc dù có tỷ trọng thay đổi theo chiều hướng khác nhau

trong tài sản ngắn hạn nhưng nhìn chung cũng chiếm tỷ trọng cao trong tài sản ngắn

hạn. Năm 2007 chiếm 16,35%, năm 2008 chiếm 13,43% có giảm 2,92%.

-Tiền chiếm tỷ trọng đứng thứ ba trong tỷ trọng tài sản ngắn hạn. Năm 2007 chiếm 10,50%, năm 2008 chiếm 10,53%.

Tài sản dài hạn năm 2007 chiếm 23,16%, năm 2008 chiếm 29,40% tăng hơn năm 2007 là 6,24%. Chủ yếu là do công ty tăng đầu tư mua máy móc thiết bị, mở

rộng cơ sở vật chất cho công ty thể hiện xu hướng phát triển lâu dài cụ thể năm

2007 tài sản cố định hữu hình tại công ty là 85,47% đến năm 2008 là 98,61% tăng

13,14%.

+Năm 2009, tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm 3,58% và tỷ trọng tài sản tăng tương ứng so với năm 2008.

Tài sản ngắn hạn năm 2009 chiếm 67,01% giảm hơn so với năm 2008 là 6,24% chủ yếu là do giảm được lượng hàng tồn kho còn 43,19% trong năm 2009

chứng tỏ công ty đã có biện pháp tiêu thụ sản phẩm tốt. Bên cạnh đó, các khoản phải thu tăng 13,88% chủ yếu là do tăng các khoản phải thu khách hàng đến 16,25% tuy nhiên tiền trong năm 2009 tăng 3,19%; qua đó cho ta thấy công ty đã có những chính sách thích hợp cho công tác tiêu thụ hàng hóa .Tài sản dài hạn của công ty

trong năm 2009 tăng 3,58% so với năm 2008 chứng tỏ công ty còn quan tâm đến việc mua sắm tài sản cố định, đổi mới trang thiết bị.

Như vậy, với một kết cấu tài sản mà các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng chủ yếu và chiều hướng là giảm tỷ trọng hàng tồn kho nhanh hơn

tăng phải thu khách hàng; tài sản cố định được gia tăng đầu tư cho thấy quy mô cũng như trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty được nâng cao, chú trọng cả về chất lượng và số lượng. Tóm lại, đây là dấu hiệu tốt cho công ty, công ty cần phát huy hơn nữa.

2.2.1.2.2. Phân tích kết cấu nguồn vốn

Phân tích kết cấu nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của công ty cũng như mức độ tự chủ chủ động trong kinh doanh. Tình hình kết cấu nguồn vốn của công ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 5: Phân tích kết cấu nguồn vốn

ĐVT : % Tỷ trọng Chênh lệch NGUỒN VỐN Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2008/2007 Năm 2009/2008 A. Nợ phải trả 73.57 75.72 73.50 2.15 (2.21) I. Nợ ngắn hạn 94.60 68.64 76.40 (25.96) 7.75 1. Vay và nợ ngắn hạn 66.21 68.20 86.80 1.99 18.60 2. Phải trả người bán 6.54 12.09 3.86 5.55 (8.24)

3. Người mua trả tiền trước 10.21 8.74 0.53 (1.47) (8.21)

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)