Phân tích khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 76 - 83)

Phân tích khả năng thanh toán là xem xét tài sản của công ty có đủ để trang trải cho các khoản nợ của công ty hay không? Phân tích khả năng thanh toán là cơ

sở để đánh giá tình hình tài chính của công ty là tốt hay xấu để có những quyết định tài chính phù hợp và kịp thời. Để phân tích chúng ta sử dụng các chỉ tiêu sau:

2.2.6.1. Khả năng thanh toán hiện hành

Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty qua 3 năm 2007 – 2009 ta lập

được bảng phân tích khă năng thanh toán hiện hành như sau:

Bảng 13: Phân tích khả năng thanh toán hiện hành

Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

(+/-) % (+/-) %

1.Tổng tài sản Đồng 31,827,401,095 40,204,937,155 40,167,498,430 8,377,536,060 26.32 (37,438,725) (0.09) 2.Nợ phải trả Đồng 23,414,778,880 30,442,054,152 29,524,580,470 7,027,275,272 30.01 (917,473,682) (3.01) 3.Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1.36 1.32 1.36 (0.04) (2.84) 0.04 3.01

(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)

1.36 1.32 1.36 1.3 1.31 1.32 1.33 1.34 1.35 1.36 2007 2008 2009

Khả năng thanh toán hiện hành

Biểu đồ 3:Khả năng thanh toán hiện hành

Qua bảng phân tích ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty luôn lớn hơn 1 và có biến động giảm rồi tăng lên. Cụ thể năm 2007 khả năng thanh toán

hiện hành là 1,36 lần có nghĩa là cứ 1 đồng vốn nợ phải trả thì được đảm bảo bằng Tổng tài sản (Mã số 270 – Phần tài sản) Nợ phải trả (Mã số 300 – Phần nguồn vốn) = Hệ số thanh toán hiện hành

1,36 đồng tài sản; sang năm 2008 thì khả năng thanh toán hiện hành là 1,32 lần có nghĩa là cứ 1 đồng vốn nợ phải trả thì được đảm bảo bằng 1,32 đồng tài sản và như

vậy so với năm 2007 thì giảm 0,04 lần tương đương giảm 2,84%. Đến năm 2009 thì khả năng thanh toán hiện hành tăng lên 1,36 lần có nghĩa là cứ 1 đồng vốn nợ phải trả thì được đảm bảo bằng 1,36 đồng tài sản và so với năm 2008 thì tăng 0,04 lần

tương đương tăng 3,01%.

Như vậy, qua ba năm ta thấy mặc dù công ty có đủ năng lực thanh toán tất cả

các khoản nợ, công ty vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và tạo được

uy tín đối với tất cả các đơn vị khác.

2.2.6.2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty qua 3 năm 2007 – 2009 ta lập

được bảng phân tích khă năng thanh toán ngắn hạn như sau:

Bảng 14: Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

(+/-) % (+/-) %

1.Tài sản ngắn hạn Đồng 24,456,027,261 28,383,089,226 26,917,674,421 3,927,061,965 16.06 (1,465,414,805) (5.16)

2.Nợ ngắn hạn Đồng 22,150,811,318 20,896,511,463 22,555,728,870 (1,254,299,855) (5.66) 1,659,217,407 7.94

3.Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 1.10 1.36 1.19 0.25 23.02 (0.16) (12.14) (Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)

1.1 1.36 1.19 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 2007 2008 2009

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Biểu đồ 4: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn (Mã số 100 – Phần tài sản) Nợ ngắn hạn (Mã số 310 – Phần nguồn vốn) =

Qua bảng phân tích khả năng thanh toán thấy:

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2007 là 1,1 lần có nghĩa

là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,1 đồng tài sản ngắn hạn.

Năm 2005, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là 1,36 lần có nghĩa là cứ 1

đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,36 đồng tài sản ngắn hạn tức là tăng 0,25

lần tương đương tăng 23,02% so với năm 2007. Nguyên nhân là do khoản mục nợ

ngắn hạn giảm 5,66% trong khi tài sản ngắn hạn lại tăng 16,06%. Nợ ngắn hạn giảm chủ yếu là do các khoản phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp giảm. Còn tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là do tăng hàng tồn kho, tiền và tăng các tài sản ngắn hạn khác.

Năm 2009, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là 1,19 lần có nghĩa là cứ 1

đồng nợ ngắn hạn đựợc đảm bảo bằng 1,19 đồng tài sản ngắn hạn tức là giảm 0,16 lần tương đương tăng 12,14% so với năm 2008. Do trong năm 2009, nợ ngắn hạn

tăng 7,94% còn tài sản ngắn hạn lại giảm 5,16%. Tài sản ngắn hạn giảm là do trong

năm công ty giảm được lượng hàng tồn kho và khoản trả trước người bán.

Nhìn chung qua ba năm hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty đều

lớn hơn 1, cho thấy công ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, muốn

khẳng định rõ hơn về khả năng thanh toán của công ty ta cần phân tích thêm khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán nợ dài hạn và khả năng thanh toán lãi vay.

2.2.6.3. Khả năng thanh toán nhanh

Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty qua 3 năm 2007 – 2009 ta lập

được bảng phân tích khă năng thanh toán nhanh như sau:

Tiền và tương đương tiền (Mã số 110 – Phần tài sản)

Nợ ngắn hạn (Mã số 310 – Phần nguồn vốn)

=

Hệ số thanh toán nhanh

Bảng 15: Phân tích khả năng thanh toán nhanh

Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

(+/-) % (+/-) %

1.Tiền và tương đương tiền Đồng 2,568,763,812 2,989,019,919 3,693,419,325 420,256,107 16.36 704,399,406 23.57 2.Nợ ngắn hạn Đồng 22,150,811,318 20,896,511,463 22,555,728,870 (1,254,299,855) (5.66) 1,659,217,407 7.94 3.Khả năng thanh toán nhanh % 0.12 0.14 0.16 0.03 23.34 0.02 14.48

0.12 0.14 0.16 0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12 0.14 0.16 2007 2008 2009

Khả năng thanh toán nhanh

Biểu đồ 5: Khả năng thanh toán nhanh

Qua bảng phân tích trên ta thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty còn thấp, mặc dù trong 3 năm có sự tăng lên nhưng không đáng kể. Tiền và các khoản

tương đương tiền vẫn chưa đảm bảo thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn. Cụ thể như sau: năm 2007 khả năng thanh toán nhanh là 0,12 lần có nghĩa là cứ 1 đồng nợ

ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,12 đồng tiền và các khoản tưong đương tiền. Đến

năm 2008, tỷ số này là 0,14 lần có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,14 đồng tiền và tương đương tiền; tỷ số tăng 0,03 lần tương đương tăng

23,34% so với năm 2007 là do tiền và tương đương tiền tăng 16,36% còn nợ ngắn hạn giảm 5,66%. Sang năm 2009, khả năng thanh toán nhanh là 0,16 lần có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn đựợc đảm bảo bằng 0,16 đồng tiền và tương đương tiền; tỷ

số này tăng 0,02 lần tương đương tăng 14,48% so với năm 2008 chủ yếu là do tốc

Nhìn chung công ty còn gặp khó khăn trong khả năng thanh toán nhanh, nguyên nhân chủ yếu là do các khoản nợ ngắn hạn của công ty còn cao. Tuy nhiên, dự trữ tiền quá nhiều được đánh giá là không tốt vì nó gây ứ đọng vốn, nhưng dự

trữ quá ít sẽ không đảm bảo khả năng thanh toán, có thể gây mất uy tín trong kinh doanh, làm ảnh hưởng không tốt đến công việc kinh doanh của công ty.

2.2.6.4. Khả năng thanh toán nợ dài hạn

Hệ số này của công ty năm 2007, 2008 và 2009 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 16: Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn

Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

(+/-) % (+/-) %

1.GTCL của TSCĐ Đồng 6,300,011,611 11,658,002,929 13,131,954,543 5,357,991,318 85.05 1,473,951,614 12.64

2.Nợ dài hạn Đồng 1,263,967,562 9,545,542,689 6,968,851,600 8,281,575,127 655.20 (2,576,691,089) (26.99)

3.Khả năng thanh toán nợ dài hạn Lần 4.98 1.22 1.88 (3.76) (75.50) 0.66 54.29

(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)

4.98 1.22 1.88 0 1 2 3 4 5 2007 2008 2009

Khả năng thanh toán nợ dài hạn

Biểu đồ 6: Khả năng thanh toán nợ dài hạn

Qua bảng phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn trong 3 năm qua ta thấy: hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn đều lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán nợ dài hạn. Cụ thể, năm 2007 khả năng thanh toán nợ dài hạn là 4,98 lần có nghĩa là cứ 1 đồng nợ dài hạn được đảm bảo bởi 4,98 đồng giá trị

còn lại của tài sản cố định. Đến năm 2008, hệ số này là 1,22 lần có nghĩa là cứ 1 Hệ số thanh toán dài

hạn

Nợ dài hạn (Mã số 330 – Phần nguồn vốn) =

đồng nợ dài hạn thì được đảm bảo bởi 1,22 đồng giá trị còn lại của tài sản cố định so với năm 2007 giảm 3,76 lần tương đương giảm 75,50% do nợ dài hạn tăng lên đến 655,20%. Sang năm 2009 hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn là 1,88 lần có nghĩa là cứ 1 đồng nợ dài hạn thì được đảm bảo bởi 1,88 đồng giá trị còn lại của tài sản cố định; so với năm 2008 tăng 0,66 lần tương đương tăng 54,29% do nợ dài hạn giảm 26,99% và giá trị còn lại của tài sản cố định tăng 12,64%. Mặc dù hệ số thanh toán nợ dài hạn có xu hướng giảm nhưng vẫn lớn hơn 1, chứng tỏ công ty vẫn đảm bảo thanh toán được các khoản nợ vay dài hạn.

2.2.6.5. Khả năng thanh toán lãi vay

Dựa bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3

năm 2007 – 2009 ta tiến hành lập bảng sau:

Bảng 17: Phân tích khả năng thanh toán lãi vay

Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

(+/-) % (+/-) %

1.Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Đồng 2,260,452,292 5,648,332,442 3,866,434,954 3,387,880,150 149.88 (1,781,897,488) (31.55)

2.Chi phí lãi vay Đồng 878,435,158 3,396,481,628 1,614,393,037 2,518,046,470 286.65 (1,782,088,591) (52.47)

3.Khả năng thanh toán lãi vay % 2.57 1.66 2.39 (0.91) (35.37) 0.73 44.02

(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)

2.57 1.66 2.39 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 2007 2008 2009

Khả năng thanh toán lãi vay

Biểu đồ 7: Khả năng thanh toán lãi vay

Qua bảng phân tích khả năng thanh toán lãi vay ta thấy:

Hệ số thanh toán lãi vay đều lớn hơn 1, chứng tỏ công ty có khả năng thanh

toán lãi vay và mức độ an toàn đối với nhà cung cấp tín dụng. Cụ thể là, năm 2007

Hệ số thanh toán lãi vay

Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay Chi phí lãi vay

khả năng thanh toán lãi vay là 2,57 lần có nghĩa là cứ 1 đồng lãi vay thì được đảm bảo bằng 2,57 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Sang năm 2008, khả năng thanh

toán lãi vay là 1,66 lần có nghĩa là cứ 1 đồng lãi vay thì được đảm bảo bằng 1,66

đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay; tức giảm 0,91 lần tương đương giảm 35,37% so với năm 2007 do tốc độ tăng của chi phí lãi vay tăng nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Năm 2009, khả năng thanh toán lãi vay là 2,39 lần có nghĩa là cứ 1 đồng lãi

vay được đảm bảo bằng 2,39 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay; tức tăng 0,73 lần

tương đương tăng 44,02% so với năm 2008. Do khoản nợ vay giảm làm chi phí lãi vay giảm với tốc độ lớn hơn tốc độ giảm của lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Bảng 18: Tổng hợp khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm 2007 -2009

Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 +(-) % +(-) %

1.Khả năng thanh toán hiện hành % 1.36 1.32 1.36 (0.04) (2.84) 0.04 3.01 2.Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn % 1.10 1.36 1.19 0.25 23.02 (0.16) (12.14) 3.Khả năng thanh toán nhanh % 0.12 0.14 0.16 0.03 23.34 0.02 14.48 4.Khả năng thanh toán nợ dài hạn % 4.98 1.22 1.88 (3.76) (75.50) 0.66 54.29 5.Khả năng thanh toán lãi vay % 2.57 1.66 2.39 (0.91) (35.37) 0.73 44.02

Để có cái nhìn toàn cảnh về tình hình khả năng thanh toán của công ty, ta có bảng tổng hợp phản ánh khả năng thanh toán của công ty. Qua đó, ta thấy các chỉ

tiêu thể hiện khả năng thanh toán có sự biến động lớn.

Đối với chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán hiện hành: năm 2007 và 2009 đều là 1,36 lần; riêng năm 2008 giảm xuống còn 1,32 lần. Tuy nhiên nó vẫn lớn hơn

1 nên công ty vẫn có đủ khả năng thanh toán hiện hành.

Đối với chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: năm 2007 là 1,1 lần, năm 2008 tăng lên là 1,36 lần, sang năm 2009 giảm xuống còn 1,19 lần. Tuy nhiên nó vẫn lớn hơn 1 cho nên công ty vẫn có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Đối với chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh: mặc dù tỷ số này thấp chỉ mới từ

0,12 lần đến 0,16 lần. Tuy nhiên, công ty chưa gặp khó khăn về tiền để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và thanh toán công nợ đến hạn do tỷ số này lớn hơn 0,1.

Đối với khả năng thanh toán nợ dài hạn có sự biến động mạnh do năm 2007

khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đến 4,98 lần; đến năm 2008 giảm xuống còn 1,22 lần; năm 2009 là 1,88 lần. Ở đây, chủ yếu là trong năm 2008 và năm 2009, công ty tăng vay nợ dài hạn để đầu tư đổi mới trang máy móc thiết bị phục vụ sản xuất lâu

dài nhưng vẫn lớn hơn 1 nên khả năng này vẫn được đảm bảo trong tương lai.

Đối với khả năng thanh toán lãi vay, năm 2008 giảm còn 1,66 lần nhưng đến

năm 2009 tăng lên 2,39 lần. Qua đó có thể cho thấy công ty đã sử dụng vốn vay

đúng mục đích.

Nhìn chung, tình hình tài chính của công ty khá lành mạnh, biểu hiện là các tỷ số thanh toán đều lớn hơn 1 riêng khả năng nhanh lớn hơn 0,1. Tuy nhiên công ty vẫn còn chưa ổn định trong khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán nợ

ngắn hạn. Vì vậy mà công ty rất dễ bị lung túng cũng như gặp khó khăn khi có sự

cố bất trắc nào đó xảy ra.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 76 - 83)