Khó khăn, thuận lợi và phương hướng phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 50 - 52)

2.1.6.1. Những thuận lợi, khó khăn và thách thức

a.Thuận lợi:

- Là một doanh nghiệp nhà nước, công ty luôn được quan tâm giúp đỡ của Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh, các sở ban ngành; sự chỉ đạo sát sao của Sở Thủy sản (nay là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa) và sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp.

- Từ năm 1997 đến nay, sản xuất kinh doanh của công ty luôn luôn có hiệu quả; doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước; thu nhập và việc làm của

người lao động ổn định và ngày càng cao đã tạo tâm lý phấn khởi và yên tâm làm việc đối với doanh nghiệp.

b. Khó khăn, thách thức:

- Do thường xuyên bị Dòng thánh Giuse kích động trong việc giải quyết tranh chấp nhà, đất tại công ty nên gây phức tạp về an ninh trật tự. Việc đầu tư nâng

cấp nhà xưởng và thiết bị tiến tiến vào doanh nghiệp gặp khó khăn đã ảnh hưởng tới công nghệ chế biến và chất lượng sản phẩm.

- Nguồn nguyên liệu cho chế biến có nhiều biến động do khí hậu và thời tiết thất thường cộng với sự cạnh tranh gay gắt, tranh mua, tranh bán của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố Nha Trang nói riêng và cả nước nói chung

đã đẩy giá thành lên cao và làm giảm chất lượng sản phẩm.

- Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp cũng bị kiểm soát chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là

một khó khăn, thách thức lớn khi công nghệ, thiết bị chế biến của công ty còn ở

trình độ trung bình.

2.1.6.2. Nhiệm vụ và mục tiêu phát triển của công ty từ nay đến 2015

- Khẩn trương đầu tư xây dựng cơ sở chế biến mới với công nghệ tiên tiến theo xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại khu công nghiệp Bắc Hòn Ông theo tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường EU, Mỹ.

- Đào tạo và sắp xếp lại lao động theo hướng tinh gọn, thực hiện quy trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000-2001; hoàn thiện tổ chức bộ máy theo hướng tăng cường cán bộ khoa học, kỹ thuật, quản lý có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong điều kiện hội nhập hiện nay.

- Về thị trường, duy trì và giữ vững thị trường truyền thống như thị trường Nhật Bản, Singapor, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Autraylia, Canada,

Hongkong…Đồng thời mở rộng một số thị trường thuộc EU và Mỹ. Mục tiêu đến

ra, công ty cũng cần quan tâm đến một số thị trường khác như Lào, Campuchia và đặc biệt là thị trường nội địa.

- Về sản phẩm, ngoài các sản phẩm truyền thống như: cá fiilet các loại, cá

đông lạnh các loại, cá cơm khô, cá ngừ xông khói, mực fillet các loại, mực nguyên con, tôm nguyên con, tôm vặt đầu, tôm thịt, công ty phải mở rộng sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng với chất lượng cao; đồng thời, cần nghiên cứu nhu cầu thị trường trong nước, tổ chức sản xuất các mặt hàng thủy sản đông lạnh hoặc thủy sản khô, tạo mạng lưới tiêu thụ rộng lớn ra các tỉnh, nhất là các tỉnh phía Bắc, các tỉnh miền núi.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)