Phân tích các tỷ số hoạt động

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 83 - 90)

Việc phân tích khả năng hoạt động của doanh nghiệp dựa trên việc phân tích các tỷ số hoạt động sản xuất kinh doanh có tác dụng đo lường mức độ hoạt động của doanh nghiệp, có liên quan đến việc sử dụng tài sản và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh không chỉ là

thước đo chất lượng, phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn

đề sống còn của doanh nghiệp. 2.2.7.1. Phân tích tình hình sử dụng hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán (Mã số 11 – Báo cáo KQHĐKD) Hàng tồn kho bình quân (Mã số 140 – Phần tài sản) =

Số ngày trong kỳ là 360 ngày.

Hàng tồn kho là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để sản xuất hoặc để

bán nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được thường xuyên liên tục. Tình hình sử dụng hàng tồn kho của công ty cụ thể như sau:

Bảng 19 : Phân tích tình hình sử dụng hàng tồn kho

Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm2008 Năm 2009

(+/-) % (+/-) %

1.Giá vốn hàng bán Đồng 145,271,493,427 199,904,958,506 137,149,140,768 54,633,465,079 37.61 (62,755,817,738) (31.39) 2.Hàng tồn kho bìnhquân Đồng 12,561,464,144 19,040,288,067 16,056,568,272 6,478,823,923 51.58 (2,983,719,795) (15.67)

3.Số vòng quay HTK Vòng 11.56 10.50 8.54 (1.07) (9.22) (1.96) (18.64)

4.Kỳ luân chuyển HTK Ngày 31 34 42 3 10.15 8 22.92

(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)

11.56 31 10.5 34 8.54 42 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2007 2008 2009 Số vòng quay hàng tồn kho Kỳ luân chuyển hàng tồn kho

Biểu đồ 8 : Phân tích tình hình sử dụng hàng tồn kho

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho

=

Qua bảng phân tích tình hình sử dụng hàng tồn kho của doanh nghiệp trong 3

năm từ năm 2007 đến năm 2009 ta thấy: số vòng quay của công ty có xu hướng ngày càng giảm.

Trong năm 2007, số vòng quay hàng tồn kho của công ty là 11,56 vòng và

đến năm 2008 là 10,5 vòng; giảm 1,07 vòng tương đương giảm 9,22% so với năm 2007. Sang đến năm 2009 số vòng quay hàng tồn kho của công ty chỉ còn 8,54 vòng; tiếp tục giảm 1,96 vòng tương đương giảm 18,64% so với năm 2008. Điều này làm cho kỳ luân chuyển hàng tồn kho của công ty ngày càng tăng. Năm 2007,

mỗi đợt hàng tồn kho của công ty trung bình chỉ mất 31 ngày để quay vòng, nhưng sang năm 2008 cần đến 34 ngày và năm 2009 là 42 ngày. Như vậy là số ngày của một vòng quay hàng tồn kho trong năm 2008 tăng 3 ngày so với năm 2007 tương đương tăng 10,15%; trong năm 2009 tăng 8 ngày tương đương tăng 22,92% so với

năm 2008. Nguyên nhân là do lượng hàng tồn kho bình quân năm 2008 tăng 6.478.823.923 đồng so với năm 2007 tương đương tăng 51,58%, và có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Ngoài ra, còn do ảnh hưởng của các yếu tố khách quan bởi vì nguồn nguyên liệu chủ yếu là từ các đại lý, nậu vựa,… nên phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung ứng, mùa vụ nên bắt buộc công ty phải dự trữ một

lượng nguyên liệu đủ để đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất. Chính vì vậy mà lượng hàng tồn kho dự trữ trong kho tăng điều này có thể gây ứ đọng vốn, làm ảnh hưởng

đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Đến năm 2009 lượng hàng tồn kho có chiều hướng giảm 2.983.719.795 đồng tương giảm 15,67 % nhưng giá vốn hàng bán giảm mạnh hơn giảm 31,39% nên làm cho số vòng quay hàng tồn kho giảm. Mặc dù, trong năm 2009 lượng hàng tồn kho có chiều hướng giảm nhưng số vòng quay hàng tồn kho không tăng mà còn giảm theo đây là một dấu hiệu không tốt cho công ty.

2.2.7.2. Phân tích tình hình luân chuyển các khoản phải thu

Số vòng quay các khoản phải thu

Doanh thu và thu nhập

(Mã số 10,21 và 31 – Báo cáo KQHĐKD)

Các khoản phải thu bình quân (Mã số 130 – Phần tài sản) =

Trong đó:

Doanh thu và thu nhập = Doanh thu thuần + Doanh thu tài chính + Thu nhập khác.

Tình hình sử dụng các khoản phải thu của công ty trong 3 năm 2007 – 2009

như sau:

Bảng 20: Phân tích tình hình luân chuyển các khoản phải thu

Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

(+/-) % (+/-) %

1.Doanh thu và thu nhập khác Đồng 157,211,874,214 219,033,506,089 152,808,981,593 61,821,631,875 39.32 (66,224,524,496) (30.23) 2.Phải thu bình quân Đồng 3,963,906,823 3,905,024,330 5,581,016,359 (58,882,493) (1.49) 1,675,992,029 42.92 3.Số vòng quay các khoản PT Vòng 39.66 56.09 27.38 16.43 41.42 (28.71) (51.19) 4.Kỳ luân chuyển khoản PT Ngày 9 7 13 (2) (22,22) 6 85.71

39.66 9 56.09 7 27.38 13 0 10 20 30 40 50 60 2007 2008 2009 Số vòng quay các khoản phải thu Kỳ luân chuyển các khoản phải thu

Biểu đồ 9: Tình hình luân chuyển các khoản phải thu

Qua bảng phân tích tình hình các khoản phải thu trong 3 năm 2007 – 2009 ta thấy:

Kỳ thu tiền bình quân

Số vòng quay các khoản phải thu =

Năm 2007, các khoản phải thu quay 39,66 vòng tương đương với số ngày thu tiền bình quân là 9 ngày. Sang năm 2008, vòng quay các khoản phải thu là 56,09 vòng tương ứng với số ngày thu tiền bình quân là 7 ngày. Ta thấy năm 2008 vòng quay các khoản phải thu tăng 16,43 vòng tương đương tăng 41,42% và số ngày thu tiền bình quân giảm 2 ngày tương đương giảm 22,22%. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ công ty đã ít để khách hàng chiếm dụng vốn.

Đến năm 2009, các khoản phải thu quay 27,38 vòng, tương đương với số ngày thu tiền bình quân là 13 ngày. Ta thấy năm 2009 vòng quay các khoản phải thu

giảm 28,71 vòng tương đương giảm 51,19% và kỳ thu tiền bình quân tăng 6 ngày tương đương tăng 85,71%. Nguyên nhân làm cho vòng quay các khoản phải thu

giảm xuống là do trong năm doanh thu và thu nhập khác giảm đến 30,23% trong khi

đó phải thu bình quân tăng lên 42,92% so với năm 2008. Các khoản phải thu tăng

lên là do công ty đang nới lỏng chính sách bán hàng để thu hút thêm khách hàng.

2.2.7.3. Phân tích hiệu suất luân chuyển vốn ngắn hạn

Tình hình sử dụng vốn ngắn hạn của công ty trong 3 năm 2007 – 2009 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 21: Phân tích hiệu suất luân chuyển vốn ngắn hạn

Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

+(-) % +(-) %

1.Doanh thu và thu nhập khác Đồng 157,211,874,214 219,033,506,089 152,808,981,593 61,821,631,875 39.32 (66,224,524,496) (30.23)

2.Tài sản ngắn hạn binh quân Đồng 18,614,862,679 26,419,558,244 27,650,381,824 7,804,695,565 41.93 1,230,823,580 4.66

3.Số vòng quay vốn ngắn hạn Vòng 8.45 8.29 5.53 (0.15) (1.83) (2.76) (33.34)

4.Kỳ luân chuyển vốn ngắn hạn Ngày 43 44 65 1 3.22 21 48.05

(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) Tài sản ngắn hạn bình quân

(Mã số 100 – Phần tài sản) =

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn

Doanh thu và thu nhập

8.45 43 8.29 44 5.53 65 0 10 20 30 40 50 60 70 2007 2008 2009 Số vòng quay vốn ngắn hạn Kỳ luân chuyển vốn ngắn hạn

Biểu đồ 10: Hiệu suất luân chuyển vốn ngắn hạn

Qua bảng phân tích trên ta thấy:

Năm 2007, bình quân 1 đồng vốn ngắn hạn công ty bỏ vào kinh doanh thì thu

được 8,45 đồng doanh thu và thu nhập, và số ngày luân chuyển vốn ngắn hạn bình

quân là 43 ngày. Sang năm 2008, bình quân 1 đồng vốn ngắn hạn công ty bỏ vào kinh doanh thì thu được 8,29 đồng doanh thu và thu nhập, và số ngày luân chuyển vốn ngắn hạn bình quân là 44 ngày. So với năm 2007 có giảm nhẹ 0,15 đồng tương đương giảm 1,83% kéo theo kỳ luân chuyển vốn ngắn hạn bình quân tăng 1 ngày

tức là tăng 3,22%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn bình quân

cao hơn tốc độ tăng của doanh thu và thu nhập khác.

Đến năm 2009, việc sử dụng vốn ngắn hạn của công ty kém hiệu quả hơn so

với năm 2008. Cụ thể như sau: trong năm 2009, bình quân 1 đồng vốn ngắn hạn công ty bỏ vào kinh doanh thì thu được 5,53 đồng doanh thu và thu nhập, và số

ngày luân chuyển vốn ngắn hạn bình quân là 65 ngày. So với năm 2008 thì giảm

2,76 đồng tức là giảm 33,34% điều này làm cho kỳ luân chuyển vốn ngắn hạn tăng

21 ngày tức là tăng 48,05% chủ yếu là do doanh thu và thu nhập năm 2009 giảm 30,23%.

2.2.7.4. Phân tích hiệu suất luân chuyển vốn dài hạn

Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn bình quân (Mã số 200 – Phần tài sản)

=

Doanh thu và thu nhập

Tình hình sử dụng vốn dài hạn của công ty trong 3 năm 2007 -2009 như sau:

Bảng 22 : Phân tích hiệu suất luân chuyển vốn dài hạn

Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

(+/-) % (+/-) %

1.Doanh thu và thu nhập khác Đồng 157,211,874,214 219,033,506,089 152,808,981,593 61,821,631,875 39.32 (66,224,524,496) (30.23)

2.Tài sản dài hạn binh quân Đồng 6,735,248,615 9,596,610,882 12,535,835,969 2,861,362,267 42.48 2,939,225,088 30.63

3.Số vòng quay vốn dài hạn Vòng 23.34 22.82 12.19 (0.52) (2.22) (10.63) (46.59)

4.Kỳ luân chuyển vốn dài hạn Ngày 15 16 30 1 6.48 14 87.24

(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)

23.34 15 22.82 16 12.19 30 0 5 10 15 20 25 30 2007 2008 2009 Số vòng quay vốn dài hạn

Kỳ luân chuyển vốn dài hạn

Biểu đồ 11: Hiệu suất luân chuyển vốn dài hạn

Qua bảng phân tích trên ta thấy:

Năm 2007, bình quân 1 đồng vốn dài hạn công ty bỏ vào kinh doanh thì thu

được 23,34 đồng doanh thu và thu nhập, và số ngày luân chuyển vốn dài hạn bình quân là 15 ngày.

Sang năm 2008, bình quân 1 đồng vốn dài hạn công ty bỏ vào kinh doanh thì

thu được 22,82 đồng doanh thu và thu nhập, và số ngày luân chuyển vốn dài hạn

bình quân là 16 ngày. So với năm 2007, thì giảm nhẹ 0,52 đồng tương đương giảm

2,22% kéo theo kỳ luân chuyển vốn dài hạn bình quân tăng 1 ngày tức là giảm 6,48%. Đến năm 2009, bình quân 1 đồng vốn dài hạn công ty bỏ vào kinh doanh thì

bình quân là 30 ngày. So với năm 2008 thì giảm 10,63 đồng tức là giảm 46,59%

điều này làm cho kỳ luân chuyển vốn ngắn hạn tăng 14 ngày tức là tăng 87,24%. Qua phân tích trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn dài hạn của công ty có xu

hướng giảm dần chứng tỏ công tác quản lý, sử dụng tài sản cố định chưa được cải thiện tốt.

Bảng 23: Tổng hợp các chỉ tiêu phân tích tỷ số hoạt động của công ty

Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

(+/-) % (+/-) %

1.Kỳ luân chuyển HTK Ngày 31 34 42 3 10.15 8 22.92 2.Kỳ luân chuyển khoản PT Ngày 9 7 13 (2) (22,22) 6 85.71 3.Số vòng quay vốn ngắn hạn Vòng 8.45 8.29 5.53 (0.15) (1.83) (2.76) (33.34) 4.Kỳ luân chuyển vốn ngắn hạn Ngày 43 44 65 1 3.22 21 48.05 5.Số vòng quay vốn dài hạn Vòng 23.34 22.82 12.19 (0.52) (2.22) (10.63) (46.59) 6.Kỳ luân chuyển vốn dài hạn Ngày 15 16 30 1 6.48 14 87.24

Qua bảng tổng hợp các chỉ tiêu hoạt động của công ty từ năm 2007 đến năm

2009 ta thấy: hầu hết các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động của công ty đều có sự thay đổi theo chiều hướng tăng điều này không tốt cho công ty. Cụ thể là kỳ luân chuyển hàng tồn kho tăng chứng tỏ sản phẩm của công ty còn tồn kho gây ứ đọng vốn của công ty. Kỳ luân chuyển các khoản phải thu thấp nhưng đang có chiều

hướng tăng chứng tỏ việc thu hồi nợ của công ty đang được kéo dài do áp dụng chính sách nới lỏng công nợ, vì vậy công ty cần có biện pháp hợp lý để góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty. Thêm vào đó hiệu suất sử

dụng vốn ngắn hạn và vốn dài hạn trong những năm vừa qua luôn ở mức thấp và ngày càng có xu hướng giảm, đã cho thấy tình hình sử dụng vốn ngắn hạn và dài hạn của công ty chưa được tốt.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)