Học thuyết 2 nhân tố của Herzberg (1959) được dựa trên nền tảng tạo động lực là kết quả của sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Trong đó, bao gồm có các yếu tố tạo nên sự thoả mãn và không thoả mãn. Mỗi yếu tố gồm có hai mặt phụ thuộc vào việc yếu tố được thực hiện như thế nào và được đáp ứng ra sao để thấy rõ bản chất của nó.
Sự khám phá của học giả Herzberg đã tạo ra một sự bất ngờ lớn vì nó đã hoàn toàn thay đổi nhận thức của con người. Các yếu tố có liên đới đến sự thỏa mãn công việc được gọi là nhân tố động viên (Motivator) - nhân tố bên
trong. Các yếu tố liên quan đến bất mãn gọi là yếu tố duy trì (Hygiene Factors) - nhân tố bên ngoài.
Đối với các nhân tố động viên nếu được xử lý tốt sẽ tạo ra sự thoả mãn và sẽ động viên nhân sự làm việc tích cực và hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu nhân tố động viên không được đáp ứng tốt, sẽ tạo ra tình trạng không thoả mãn chứ chưa chắc đã bất mãn.
+ Nhân tố động viên là tác nhân của sự thoả mãn, sự hài lòng trong công việc, như:
- Đạt kết quả mong muốn;
- Sự chấp nhận của tổ chức, nhà quản lý và đồng nghiệp; - Trách nhiệm;
- Sự tiến bộ, thăng tiến trong công việc; - Sự phát triển như kì vọng;
+ Nhân tố duy trì là tác nhân của sự bất mãn của nhân viên trong công việc là do:
- Chế độ, chính sách của tổ chức;
- Sự theo dõi trong công việc không phù hợp; - Cuộc sống cá nhân;
- Mối quan hệ với đồng nghiệp không được tốt đẹp;
- Quan hệ với các cấp (cấp trên, cấp dưới) không đạt được sự hài lòng.
Thuyết hai nhân tố của F. Herzberg có những ẩn ý quan trọng đối với các nhà quản trị:
- Những nhân tố làm đáp ứng người lao động là khác với các nhân tố tạo ra sự bất mãn.
- Động viên nhân viên đòi hỏi phải đáp ứng thỏa đáng đồng thời cả hai nhóm yếu tố duy trì và động viên.