Trần Thị Tùng (2018) tổng quát các vấn đề lý thuyết về động lực làm việc, cán bộ, nhân viên, hoạt động thống kê; trình bày các nghiên cứu trước đây và các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc, từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu. Tiếp theo, tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, kỹ thuật thực hiện phân tích dữ liệu trong thống kê và đưa ra phương trình hồi quy dự kiến. Sau khi đo lường và phân tích nhân tố, kết quả cho thấy có 7 nhân tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ, nhân viên, người lao động ngành thống kê Cà Mau bao gồm: cơ hội thăng tiến, đóng góp cá nhân, môi trường làm việc, điều kiện làm việc, quan hệ công việc, chính sách tiền lương, đặc điểm công việc. Từ đó, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị.
Dương Thành Nhân (2018) dựa vào cơ sở lý thuyết về động lực làm việc, các mô hình nghiên cứu, liên quan đến động lực làm việc và thực trạng
các yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ, nhân viên Sở Công thương tỉnh Kiên Giang. Kết quả đánh giá 08 yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ, nhân viên Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang, cụ thể như sau: Điểm đánh giá về “Công việc” là 4.4798 có điểm hài lòng cao nhất. Điểm đánh giá về “Đào tạo” là 4.2665 có điểm hài lòng cao thứ hai. Điểm đánh giá về “Khen thưởng” là 4.2574 có điểm hài lòng cao thứ ba. Điểm đánh giá về "Phúc lợi xã hội" là 4.2471 có điểm hài lòng cao thứ tư. Điểm đánh giá về “Quan hệ công việc” là 4.2405 có điểm hài lòng cao thứ năm. Điểm đánh giá về “Tiền lương” là 4.2151 có điểm hài lòng cao thứ sáu. Điểm đánh giá về “Điều kiện làm việc” là 4.1857 có điểm hài lòng cao thứ bảy. Điểm đánh giá về “Thăng tiến” là 4.1526 có điểm hài lòng thấp nhất. Qua kết quả trên, cả 08 yếu tố đều có điểm trên 4 điểm hài lòng và được đánh giá hài lòng các yếu tố tác động mạnh đến động lực làm việc của cán bộ, nhân viên. Kết quả điểm đánh giá về "Động lực làm việc" của cán bộ, nhân viên đạt 4.5267 điểm hài lòng cao. Mức độ đánh giá hài lòng về các yếu tố tác động đến động lực làm việc, cho thấy có số lượng lớn từ 92 đến 122 cán bộ, nhân viên (chiếm tỷ lệ lớn từ 67,6 đến 89,71% cán bộ, nhân viên) của Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang đánh giá rất hài lòng các yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ, nhân viên. Nhìn chung, các yếu tố trên đều đã đáp ứng được một số mong đợi của cán bộ, nhân viên Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang.
Nguyễn Thị Hồng Thảo (2017) đề xuất giải pháp nâng cao động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên tại Ủy ban nhân dân Quận 10. Mô hình lý thuyết được đưa ra bao gồm 10 yếu tố. Thang đo được kiểm định thông qua phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA. Mô hình lý thuyết được kiểm định thông qua phân tích hồi qui tuyến tính. Phần mềm SPSS 20 được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 6 yếu tố: Bản chất công việc, Lãnh đạo, Khen thưởng, Thu nhập và phúc lợi, Điều kiện
làm việc, Điều kiện thăng tiến đều ảnh hưởng tới động lực làm việc của cán bộ, nhân viên. Tác giả đưa ra những gợi ý nhằm nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại Ủy ban nhân dân Quận 10.
Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu
Tác giả Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc Kết quả
Trần Thị Tùng (2018)
Cơ hội thăng tiến +
Đóng góp cá nhân +
Môi trường làmviệc +
Điều kiện làmviệc +
Quan hệ công việc +
Chính sách tiền lương +
Đặc điểm công việc +
Dương Thành Nhân (2018)
Công việc Xếp hạng 1
Đào tạo Xếp hạng 2
Khen thưởng Xếp hạng 3
Phúc lợi xã hội Xếp hạng 4
Quan hệ công việc Xếp hạng 5
Tiền lương Xếp hạng 6
Điều kiện làm việc Xếp hạng 7
Thăng tiến Xếp hạng 8 Nguyễn Thị Hồng Thảo (2017) Bản chất công việc Xếp hạng 2 Lãnh đạo Xếp hạng 5 Khen thưởng Xếp hạng 4 Thu nhập và phúc lợi Xếp hạng 3
Điều kiện làm việc Xếp hạng 1
Điều kiện phát triển Xếp hạng 6