Kết quả kiểm định cho thấy mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu thị trường. Các giả thuyết nghiên cứu đề ra trong nghiên cứu này được chấp nhận và có ý nghĩa quan trọng cho lãnh đạo Vietsovpetro, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Cuối cùng, mô hình lý thuyết bổ sung vào hệ thống lý thuyết trong lĩnh vực nhân sự. Các nhà nghiên cứu có thể tham khảo mô hình nghiên cứu cho nghiên cứu của mình ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Ở mỗi lĩnh vực khác nhau, việc xây dựng mối quan hệ cũng khác nhau.
5.2. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 5.2.1. Ý nghĩa về mặt thực tiễn 5.2.1. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đem lại giá trị thực tiễn cho các nhà lãnh đạo Vietsovpetro, trong việc tạo động lực Cán bộ, nhân viên làm việc nhằm góp phần đem lại hiệu quả hoạt động cho tổ chức.
Các nhà lãnh đạo huyện thấy được tầm quan trọng của việc tạo động lực cho Cán bộ, nhân viên. Kết quả cho thấy vai trò của: Cơ hội thăng tiến, thu nhập và phúc lợi, điều kiện làm việc, quan hệ công việc, công nhận sự đóng góp cá nhân góp phần làm tăng động lực làm việc cho Cán bộ, nhân viên. Vì vậy, lãnh đạo Vietsovpetro cần cải thiện 5 yếu tố trên để góp phần gia tăng động lực làm việc cho Cán bộ, nhân viên. Một số hàm ý đề xuất được trình này ở mục 5.3.
5.2.2. Ý nghĩa về mặt lý thuyết
Kết quả nghiên cứu có những đóng góp mới về mặt lý thuyết như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu này đã tổng hợp lý thuyết tạo động lực làm việc cho Cán bộ, nhân viên áp dụng tại Vietsovpetro.
Thứ hai, mô hình nghiên cứu đề xuất được kết hợp từ các lý thuyết nền, khái niệm nghiên cứu và một số nghiên cứu thực nghiệm.
Cuối cùng, nghiên cứu đã điều chỉnh và kiểm định thang đo của các khái niệm nghiên cứu, và đã bổ sung vào tập hợp các biến quan sát cho các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc và thang đo động lực làm việc ở Vietsovpetro, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.