Kết quả ước lượng chưa chuẩn hóa và chuẩn hóa của các tham số hồi quy chính được trình bày ở Bảng 4.8. Kết quả cho thấy các mối quan hệ đều có ý nghĩa thống kê ( p < 1%, 5% và 10%), các giả thuyết về mối quan hệ của các khái niệm kì vọng trong mô hình nghiên cứu lý thuyết đều được chấp nhận.
Cụ thể, giả thuyết H1, cơ hội thăng tiến ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc của Cán bộ, nhân viên tại Vietsovpetro. Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này được chấp nhận (β = 0,194; p = 0,016). Kết quả của nghiên cứu này giống với nghiên cứu Trần Thị Tùng (2017). Trong khi đó, nghiên cứu của Nghê Thanh Nhanh (2018) cho rằng yếu tố này không ảnh hưởng đến động lực làm việc. Cơ hội làm việc giúp cho Cán bộ, nhân viên phấn đấu hoàn thành mục tiêu công việc, là cơ sở để được cân nhắc ở vị trí cao hơn trong công việc. Vì vậy, yếu tố cơ hội thăng tiến ảnh hưởng đến động lực làm việc là phù hợp với thực tiễn.
Giả thuyết H2: Thu nhập và phúc lợi ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc của Cán bộ, nhân viên tại Vietsovpetro. Kết quả ước lượng cho thấy các giả thuyết này cũng được chấp nhận (H2: β = 0,407; p = 0,000). Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu trước. Ví dụ, nghiên cứu của của Nghê Thanh Nhanh (2018) cho thấy tiền lương và phúc lợi ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc của cán bộ và nhân viên huyện Cái Nước, Cà Mau.
Giả thuyết H3: Điều kiện làm việc ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc của Cán bộ, nhân viên tại Vietsovpetro. Dựa vào kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết H3 được chấp nhận (β = 0,168; p = 0,051). Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với các nghiên cứu trước. Ví dụ, nghiên cứu của Trần Thị Tùng (2017) cho thấy môi trường làm việc ảnh hưởng cùng chiều đến động
lực làm việc của công chức ngành Thuế. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn giống với nghiên cứu của Nghê Thanh Nhanh (2018). Nghiên cứu này cho thấy điều kiện và môi trường làm việc ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc của cán bộ và công chức ngành thuế.
Giả thuyết H4: Quan hệ công việc ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc của Cán bộ, nhân viên tại Vietsovpetro. Dựa vào kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết H4 được chấp nhận (β = 0,195; p = 0,006). Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với các nghiên cứu trước. Ví dụ, nghiên cứu của Trần Thị Tùng (2017) cho thấy quan hệ công việc ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc của công chức ngành Thuế. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu khác với nghiên cứu của Nghê Thanh Nhanh (2018). Nghiên cứu này cho thấy quan hệ công việc không hưởng đến động lực làm việc của cán bộ và Cán bộ, nhân viên ngành thuế.
Giả thuyết H5: Công nhận đóng góp cá nhân ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc của Cán bộ, nhân viên tại Vietsovpetro. Dựa vào kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết H5 được chấp nhận (β = 0,136; p = 0,061). Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với các nghiên cứu trước. Ví dụ, nghiên cứu của Trần Thị Tùng (2017) cho thấy công nhận đóng góp cá nhân ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc của công chức ngành Thuế. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu khác với nghiên cứu của Nghê Thanh Nhanh (2018). Nghiên cứu này cho thấy công nhận đóng góp cá nhân không hưởng đến động lực làm việc của cán bộ và Cán bộ, nhân viên ngành thuế.