Chắc người mẹ da vàng nào cũng phân biệt được chứng vàng da với màu da vàng của bé. Khi bé mắc chứng vàng da thì không phải chỉ da bé vàng sẫm hẳn lại (có khi vàng như nghệ, có khi hơi ngả màu xanh) mà tròng mắt bé cũng vàng, nước tiểu bé cũng vàng.
* Có nhiều nguyên nhân gây nên chứng vàng da đó và không phải lúc nào vàng da cũng đâu gan như ta vẫn thường nghĩ. Do đó, cách chữa bệnh cũng khác, tùy trường hợp. Bé mới sinh ra da đỏ ửng, nhưng đến ngày thứ hai hay thứ ba, da bỗng hóa vàng, một màu vàng tươi. Tròng mắt bé cũng vàng và nước tiểu bé cũng sậm lại. Bà mẹ nào thấy vậy cũng sợ hãi tưởng bé đau gan, nhưng không, thứ vàng da đó là vàng da sinh lý, nghĩa là không có bệnh tật chi cả. Có đến 75% trẻ sơ sinh bị chứng vàng da sinh lý này, nghĩa là trong bốn bé đã có ba bé bị vàng da. Y học giải thích hiện tượng trên như sau: bé mới sinh ra lượng hồng cầu cao đến bảy triệu trong mỗi phân khối máu, nhưng trong một hai ngày đầu số hồng cầu thặng dư bị hủy diệt đi để chỉ còn khoảng 5 triệu mỗi phân khối, thích nghi với đời sống mới. “Mật” chứa trong hồng cầu hủy diệt đó lan tràn trong máy với số lượng khá cao, gan không kịp thải nên bé bị vàng da! Hơn nữa lúc đó gan bé còn non nớt, chưa quen với những công việc nặng nhọc như vậy. Chứng vàng da sinh lý này rất thông thường và không cần phải thuốc men gì cả, tự nhiên cũng khỏi. Trẻ sinh thiếu tháng càng vàng da nhiều và sậm hơn vì gan non nớt hơn. Tình trạng vàng da sinh lý này không kéo dài quá hai tuần lễ, nghĩa là sau hai tuần mà bé vẫn còn bị vàng da thì phải khám ngay. Một yếu tố quan trọng để biết chắc chứng vàng da sinh lý là chứng này chỉ xuất hiện vào 24 – 48 giờ sau khi sinh. Như vậy, nếu vừa sinh ra mà bé đã vàng da rồi thì phải báo cho bác sĩ biết vì không phải là vàng da sinh lý nữa rồi! Mặc khác, dù vàng da bé vẫn bình thường không khó chịu, phân vẫn tốt và nước tiểu tuy vàng sậm một chút nhưng không có gì đặc biệt.
* Chứng vàng da ngay khi vừa sinh, đáng sợ nhất là do sự xung khắc nhóm máu mẹ con, ta vẫn thường gọi là “con ranh con rạ”. Bé sinh ra da vàng sậm, gan và lá lách lớn, thiếu máu trầm trọng, xuất huyết, khó thở và có những rối loạn thần kinh khác (làm kinh, khó bú, khó nuốt). Bé thường ít hy vọng sống sót. Trường hợp nhẹ hơn có thể dùng phương pháp thay thế máu của bé và truyền cho bé một thứ máu khác. Đây chỉ là những trường hợp hiếm hoi ở nước ta.
* Chứng vàng da vì viêm gan do siêu vi cũng thấy ở trẻ em. Bé nóng sốt, bỏ ăn, bứt rứt, ngứa ngáy, mắt vàng, da vàng, nước tiểu sậm, phân vàng. Những nguyên nhân khác khiến bé cũng bị vàng da là nhiễm trùng huyết, các bệnh gan, mật, máu... Nhưng thứ vàng da thỉnh thoảng gặp ở trẻ em và nguy hiểm không kém vàng da do xung khắc nhóm máu mẹ con nói trên là do ống dẫn mật bị nghẹt vì một lý do nào
141 Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
đó, hoặc không có ống dẫn mật trong gan. Trường hợp này chứng vàng da xuất hiện trong ngày đầu tiên sau khi sinh, một màu vàng ngả dần sang màu xanh lá cây, phân bón và trắng như cứt cò. Phải khám và điều tri tại bệnh viện. (Gần đây đã có trường hợp phải ghép gan mới cứu được).
Dĩ nhiên, ngoài những triệu chứng lâm sàng như vừa kể, còn phải cho làm những xét nghiệm cần thiết khác để định bệnh. Ta cần để ý màu sắc nước tiểu, phân, lúc khởi đầu của chứng vàng da... để báo cho bác sĩ biết, giúp sự định bệnh mau lẹ.
* Ngoài ra, cũng cần phải kể trường hợp vàng da vì bé ăn quá nhiều thức ăn có chất carotène như cà rốt, đu đủ, bí rợ... Đó là trường hợp của bé B con dì tôi bị vàng da tay chân uống bao nhiều thuốc gan cũng không hết – (vì mẹ bé bán thuốc ở một hiệu thuốc tây). Hỏi ra mới biết chỉ vì bà thường cho bé ăn càrốt cho sáng mắt! Đó cũng là trường hợp của bé D, vàng da chỉ vì ăn đu đủ mỗi ngày cho khỏi bón. Tội nghiệp bé bị uống thuốc đau gan cả tháng trời một cách vô duyên hết sức! Không kể bị lấy máu xét nghiệm nhiều lần.
Tóm lại không phải hễ cứ vàng da là đau gan. Chúng ta đã thấy có những thứ vàng da mà không đau gan tí nào cả chỉ đau... bụng vì tốn tiền mua thuốc gan bậy bạ uống thôi!
(Xem thêm Chương 51: Viên gan siêu vi)