LỊCH TIÊM CHỦNG
Tháng tuổi Vacxin cần tiêm Mũi tiêm
Sơ sinh
(Càng sớm càng tốt)
BCG (phòng lao) Viêm gan B
1 mũi
Vacxin viêm gan B mũi 1 * Tốt nhất là 24 giờ đầu sau khi sinh
2 tháng tuổi Bại liệt
Bạch hầu, ho gà, uốn ván
Bại liệt lần 1
Bạch hầu, ho gà, uốn ván mũi 1
Viêm gan B Vacxin viêm gan B mũi 2
3 tháng tuổi Bại liệt
Bạch hầu, ho gà, uốn ván
Bại liệt lần 2
Bạch hầu, ho gà, uốn ván mũi 2
4 tháng tuổi Bại liệt
Bạch hầu, ho gà, uốn ván
Bại liệt lần 3
Bạch hầu, ho gà, uốn ván mũi 3
Viêm gan B Vacxin viêm gan B mũi 3
9 tháng tuổi Vacxin sởi Mũi 1 khi trẻ đủ 9 tháng tuổi –
Và đưa trẻ đi tiêm trong chiến dịch tiêm nhắc vacxin sởi
B.C.G:
Trong thời gian nằm tại nhà hộ sinh bé sẽ được ngừa lao (B.C.G) ngay nếu bé khỏe mạnh bình thường. Nếu bé sinh thiếu tháng và dưới 2,5kg thường phải đợi bé được khoảng 3kg. Nếu bé không được chủng B.C.G ngay lúc mới sinh thì phải chủng vào lúc được 1 tuổi, 2 tuổi hay 3 tuổi.
* Có hai loại thuốc ngừa bại liệt, loại uống và loại chích. Loại nào cũng có kết quả tốt. Loại uống gồm những siêu vi trùng sốt bại liệt sống, được làm yếu đi. Khoảng cách giữa các lần uống tốt nhất là 1 tháng. Nhắc lại 1 năm sau, trễ lắm là 18 tháng hay 2 năm tối đa. Thuốc không hành, không phản ứng gì cả. Nên uống ngừa sớm, vì có những trường hợp trẻ bị sốt bại liệt từ lúc 2 tháng tuổi.
173 Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
* Thuốc ngừa ban đỏ hiện nay đã được sử dụng rộng rãi. Trên nguyên tắc thuốc được chích vào tháng thứ 9 nhưng thứ tế ở xứ ta nhiều trẻ bị ban đỏ từ tháng thứ sáu, do đó, có khi được chích sớm hơn, theo hướng dẫn của y tế. Chích nhắc lại khi cần.
* Thuốc ngừa D.T.C tức bạch hầu, uốn ván (phong đòn gánh), ho gà, thường được pha chung trong một mũi chích duy nhất, có khi còn pha chung cả với thuốc ngừa sốt bại liệt. Thuốc phải chính 3 lần mới có hiệu quả, mỗi lần cách nhau từ 3 tuần đến 6 tuần, tốt nhất là 1 tháng. D.T.C thường gây phản ứng như sốt, nóng, khó chịu vài giờ đồng hồ sau khi chích, chỗ chích thường ửng đỏ, sưng đau nhưng không có gì đáng lo. Phải chích sớm ngay từ khi trẻ được ngoài tháng vì càng chích trễ, phản ứng càng nhiều và nếu bé rủi bị ho gà chẳng hạn thì tuổi càng nhỏ, bệnh càng nặng. Trong những trường hợp bị nhiễm lao, viêm thận, suyễn, lác hoặc có tiền căn kinh phong trong gia đình phải cho bác sĩ biết để tùy trường hợp quyết định có nên hay không nên chích ngừa D.T.C. Nhiều khi bác sĩ chỉ cho chích D.T thôi, nghĩa là chỉ ngừa bạch hầu và uống ván vì hai thứ này không “hành” như thuốc ngừa ho gà. Khi đã được chích ngừa một cách đúng đắn, mũi tái chích lúc bé được 3 tuổi có giá trị trong 5 năm. Về sau, khi bé lớn lên chỉ cần chích ngừa uốn ván là đủ.
* Thuốc ngừa viêm gan siêu vi B:
Hiện nay đã phổ biến, được đưa vào lịch tiêm chủng mở rộng.
Ở trẻ sơ sinh có mẹ mang mầm bệnh (thử máu dương tính, có kháng nguyên bề mặt viêm gan siêu vị B – HbsAg) thì trong 12 giờ sau khi sinh cần chủng ngừa viêm gan siêu vi B và cho thuốc điều trị luôn.
Ở trẻ sơ sinh có mẹ thử âm tính, tức không có HbsAg, người ta chích ngừa viêm gan siêu vi như sau:
Mũi thứ nhất, ngay trong 24 giờ đầu sau khi sinh.
Mũi thứ hai, lúc 2 tháng tuổi.
Mũi thứ ba, lúc 4 tháng tuổi (theo lịch tiêm chủng)
Ở trẻ lớn và người lớn cũng có thể chích ngừa được. Chích 3 lần, lần thứ 1 cách lần thứ 2 khoảng 1 tháng; lần thứ 2 cách lần thứ 3 khoảng 6 tháng. Ở người lớn, thường phải thử máu trước khi chích. Theo lời khuyên của y tế.
Những vấn đề chung:
* Một bé đã được chủng ngừa rồi còn có thể mắc bệnh không? Có thể, nhưng rất hiếm. Một đôi khi vì thuốc hư hỏng, quá hạn mà không để ý, kỹ thuật chích sai lầm cũng làm cho kết quả không hoàn hảo. Ngay các trường hợp không có những lầm lỗi trên, một số cũng có thể mắc bệnh nhưng tỷ lệ rất nhỏ, từ 1 đến 5% thôi và bị mắc bệnh dưới một hình thức nhẹ dễ chữa, mau lành. Điều quan trọng là phải chủng ngừa đúng thời hạn theo y tế ấn định và không quên chủng nhắc lại theo lịch.
* Tại sao lại phải chủng ngừa sớm từ lúc bé mới 1 tháng trở đi? Đáng lẽ còn phải chủng ngừa sớm từ lúc bé mới 1 tháng trở đi? Đáng lẽ còn phải chủng ngừ sớm hơn nữa, ngay từ lúc bé còn là một bào thai trong bụng mẹ kia! Lúc bà mẹ mang thai được 6 tháng, bà mẹ được chủng ngừa uốn ván, và như vậy trẻ sinh ra sẽ được bảo vệ. Từ 3 tháng trở đi cơ thể bé đã tạo được kháng thể rồi nếu được chủng ngừa. Điều đáng để ý là càng chủng sớm, phản ứng thuốc, nếu có, càng nhẹ. Đã có những trường hợp bị sốt bại liệt khi bé được 2 tháng, ho gà từ lúc còn sơ
174 Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
sinh... và trong các trường hợp này bệnh luôn luôn nặng, nguy hiểm cả.
* Bé còn nhỏ quá, phải chủng ngừa nhiều thứ sợ mất sức, đau nhức tội nghiệp? Đúng. Bé có thể bị đau nhức, hành nóng chút đỉnh nữa, đôi khi bỏ ăn vài cữ... Nhưng nghĩ đến lúc bé chân thấp chân cao, chân to chân nhỏ, khập khễnh, mặc cảm một đời hay phải mổ khí quản nằm thoi thóp thở trong nhà thương hay co rúm người lại, giựt từng cơn – thì còn đáng tội nghiệp biết bao! Không những tội nghiệp cho bé mà còn tội nghiệp cho ta nữa. Ta sẽ ân hận suốt đời vì những lỗi lầm không thể tha thứ này.
* Hiện nay còn có rất nhiều thuốc chủng ngừa (vacxin) khác như viêm não Nhật Bản, viêm màng não mủ, quai bị, rubella, tả, thương hàn... Đã có thuốc phối hợp 6 loại rất tiện lợi cho trẻ. Tuy nhiên phải theo đúng hướng dẫn của y tế.
Vắcxin ngừa Thủy đậu 1 liều duy nhất
Vắcxin ngừa Sởi – Quai bị – Rubell 1 liều duy nhất
Vắcxin ngừa Viêm não Nhật Bản Liều 1
Sau 1 tháng liều 2 Sau 1 năm liều 3
Vắcxin tả 2 lần uống
(lần 2 sau lần 1 hai tuần)
Vắcxin thương hàn Tiêm 1 mũi duy nhất