Người phụ nữ có HIV có thể truyền bệnh cho thai nhi trong lúc mang thai do HIV từ máu mẹ đi qua lá nhau sang cơ thể con hoặc khi sinh do nước ối, dịch tử cung, âm đạo chứa HIV thấm qua các vết sây sát hoặc chui vào miệng mũi, mắt đứa bé.
HIV không lây qua đường nào?
AIDS, không lây qua những tiếp xúc thông thường:
* Ăn uống chung chén, đũa, ly, tách trong nhà hay ở hàng quán, chợ. * Bắt tay, xoa bóp, ôm ấp.
* Tắm chung nhà tắm, hồ bơi. * Đi chung nhà vệ sinh.
* Ngồi chung ghế (xe buýt, tàu hỏa...) * Mặc chung quần áo.
* Nói chuyện, ho, hắt hơi.
Phòng ngừa AIDS cách nào?
AIDS lây lan âm thầm, người có HIV nhìn bề ngoài vẫn bình thường nên có thể vô tình lây bệnh cho người khác: Tuy nhiên, AIDS chỉ lây qua ba đường: đường tình dục, đường máu và mẹ truyền sang con nên việc đề phòng AIDS không phải là khó.
Phòng AIDS lây qua đường tình dục:
Cách tốt nhất là sống chung thủy, một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không nên quan hệ tình dục dễ dàng và không được bảo vệ.
Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su (condom, áo mưa, bao kế hoạch) đúng cách.
Phòng AIDS lây qua đường máu:
Nên hạn chế việc tiêm chích, chỉ chích thuốc khi thật cần thiết. Khi cần chích thuốc, tốt nhất là nên dùng loại kim ống chích nhựa sử dụng một lần rồi bỏ.
Các loại dụng cụ phẫu thuật (dao, kéo, kẹp, kềm...) dụng cụ chữa răng, kim châm cứu, kim cắt lể... dùng xong đều phải khử trùng đúng cách.
Phòng AIDS lây qua đường mẹ sang con:
Tốt nhất người phụ nữ có HIV không nên mang thai, vì tỷ lệ truyền HIV sang con là 30%. Ngoài ra, thai kỳ có thể làm tình trạng nhiễm HIV sớm chuyển thành AIDS và thai cũng dễ bị hư hơn bình thường. Hơn nữa, cho dù đứa bé sinh ra không bị nhiễm HIV thì nó cũng sẽ sớm mất mẹ. Nếu người mẹ đó bị lây HIV từ người chồng thì đứa bé sẽ mồ côi cả cha lần mẹ.
Vì thế, khi dự định có thai, nếu người phụ nữ nghi ngờ mình bị nhiễm HIV nên đi xét nghiệm và xin tham vấn chuyên môn.