Chương 49 Bệnh còi xương

Một phần của tài liệu Ebook Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng: Phần 2 (Trang 49 - 50)

Thứ bệnh mà các bà mẹ Âu Mỹ não cũng lo lắng cho con họ có thể mắc phải – mà thường mắc phải thực – thì ở xứ ta tương đối hiếm hoi, đó là bệnh còi xương do thiếu sinh tố D. Thực tế, xứ ta nghèo, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu đủ thứ nhưng may thay lại quá giàu... ánh nắng mặt trời, nên trẻ con xứ ta ít mắc thứ bệnh đó. Thỉnh thoảng, cũng có những trẻ bị, thường là những trẻ kiều dưỡng, suốt ngày bị giam kín trong nhà, không được ra nắng, ra gió, hoặc trẻ đau bệnh kinh niên phải nằm liệt giường quá lâu hoặc trẻ mắc những bệnh rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy, ói mửa thường xuyên bị cữ ăn.

Bệnh xảy ra rất sớm, vào khoảng bé được 6 tháng đến 18 tháng, nghĩa là vào thời kỳ xương đang tăng trưởng mạnh. Đó là lúc cơ thể bé cần nhiều sinh tố D. Sinh tố D giúp cho bé hấp thu các chất calci, phospho là các yếu tố cần cho việc thành lập và tăng trưởng xương.

Sinh tố D có một ít trong thực phẩm: thịt, dầu cá thu, cá mòi, trứng, bơ... Sữa mẹ có nhiều sinh tố D hơn sữa bò, nhưng vẫn còn thiếu so với nhu cầu của bé. Bé bú sữa mẹ cần thêm mỗi ngày 100 đơn vị trong khi bé bú sữa bò cần đến 300 đơn vị. Như vậy, sinh tố D trong thực phẩm quá ít ỏi không đáng kể. Trái lại, phần lớn sinh tố D được tổng hợp ở da người, dưới tác dụng của tia tử ngoại ánh nắng mặt trời. Ánh nắng lọc qua cửa kính đã mất hết tia tử ngoại này, nên những bé ở trong phòng kính, tuy có ánh sắng rọi qua, nhưng cũng vô ích!

Bệnh có khi thoáng qua, triệu chứng không rõ ràng nhưng khi bệnh nặng hơn ta thấy bé gầy còm, lớn không nổi, xương sọ méo mó, mềm nhũn từng chỗ, trán dồ, chậm mọc răng, chậm đóng mỏ ác (thóp), xương ức nhô cao, xương sườn nổi những u lớn ở vùng sụn tiếp hợp với xương ức làm thành cái “dãy hạt sườn” rất đặc biệt, xương tay chân cũng nổi u và cong vẹo (chân vòng kiềng, chân chữ bát), càng cong vẹo khi ta ép bé tập đi đứng. Bé cũng có thể bị vẹo xương sống và thường thì chậm biết ngồi, chậm biết đi, kém thông minh. Có bé không bị gầy còm, trái lại bụ bẫm, nhưng lừ đừ, kém nhanh nhẹn, kém hoạt bát, bắp thịt mềm nhão, bụng to... Bác sĩ có thể cho chụp phim X quang để định bệnh, xem xét sự tiến triển của xương và làm những xét nghiệm cần thiết khác.

151 Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com

ngoài nắng mỗi ngày 10 phút, vào khoảng 9 – 10 giờ sáng là tốt hơn cả. Ngay từ lúc bé lên 6 tháng thức ăn của bé ngoài bột và sữa, phải được thêm các thứ khác (rau, trứng, thịt cá...). Khi bé bị bệnh còi xương, vấn đề điều trị tùy thuộc bác sĩ. Ta đừng tưởng cho bé uống hay chích sinh tố D càng nhiều chừng nào càng tốt chừng đó! Sự thặng dư sinh tố D còn nguy hiểm hơn: bé bỏ ăn, ói mửa, bón, gầy ốm, khát nước, nóng hâm hấp và có khi đóng vôi trong “lục phủ ngũ tạng” nữa!

Tóm lại, một thứ bệnh dễ tránh như bệnh còi xương không được phép có ở xứ ta, một xứ tràn ngập ánh nắng mặt trời! Thương bé, nhưng đừng kiều dưỡng quá, phải cho bé làm quen với nắng gió, “phong sương” từ bây giờ!

Hiện nay các loại sữa bột cho trẻ đều được bổ sung thêm calci để tránh còi xương.

Dấu hiệu còi xương:

- Trẻ ít hoạt bát, ra nhiều mồ hôi. - Đầu to, mềm.

- Xương sườn nhô ra. - Xương tay chân cong lại.

Một phần của tài liệu Ebook Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng: Phần 2 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)