1. Tổng quan
Viêm tuyến giáp Riedel là bệnh: - Rất hiếm gặp;
- Chưa rõ căn nguyên;
- Tiến triển nặng dẫn đến ung thư không biệt hoá; - Chẩn đoán khó khăn.
2. Triệu chứng
- Bướu giáp:
+ Cứng như đá.
+ Khởi đầu có thể khu trú. + Sau đó lan toả toàn bướu.
- Xơ hoá lan toả đến các cơ ở cổ và tổ chức xung quanh gây cảm giác thắt nghẽn cổ, khó nuốt, khó thở.
- Có thể kèm xơ hoá sau phúc mạc, trung thất, sau ổ mắt hoặc tuyến lệ.
3. Xét nghiệm
- Nội tiết tố tuyến giáp và TSH bình thường. - Tốc độ lắng máu bình thường hoặc thấp. - Rất hiếm có kháng thể kháng giáp. - Gắn i-ốt phóng xạ vào tuyến giáp giảm.
Giải phẫu bệnh học: Tổ chức tuyến giáp bị mất cấu trúc hoàn toàn, xơ hoá lan toả xâm lấn cả vào tổ chức xung quanh. Nhiều tế bào viêm như lymphocyte, plasmocyte, bạch cầu đa nhân ưa acide.
4. Tiến triển
Tình trạng bệnh tiến triển khác nhau tuỳ từng bệnh nhân, có khi tiến triển rất nặng do xâm lấn tổ chức xơ vào tổ chức ngoài tuyến giáp. Giai đoạn ổn định thường đạt được trong vòng 3 năm. Có thể bị tái phát nhưng hiếm gặp. Trong 30% trường hợp, xơ hoá tổ chức ngoài tuyến giáp trong vòng 10 năm sau khi mắc.
5. Điều trị
- Không có điều trị đặc hiệu, phẫu thuật làm giảm chèn ép. Cắt hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn tuyến giáp.
- Có thể điều trị corticoid đồng thời hoặc sau phẫu thuật, nhưng kết quả rất hạn chế.
VIÊM TUYẾN GIÁP RIEDEL
1. Tổng quan
Viêm tuyến giáp Riedel là bệnh: - Rất hiếm gặp;
- Chưa rõ căn nguyên;
- Tiến triển nặng dẫn đến ung thư không biệt hoá; - Chẩn đoán khó khăn.
2. Triệu chứng
- Bướu giáp:
+ Cứng như đá.
+ Khởi đầu có thể khu trú. + Sau đó lan toả toàn bướu.
- Xơ hoá lan toả đến các cơ ở cổ và tổ chức xung quanh gây cảm giác thắt nghẽn cổ, khó nuốt, khó thở.
- Có thể kèm xơ hoá sau phúc mạc, trung thất, sau ổ mắt hoặc tuyến lệ.
3. Xét nghiệm
- Nội tiết tố tuyến giáp và TSH bình thường. - Tốc độ lắng máu bình thường hoặc thấp. - Rất hiếm có kháng thể kháng giáp. - Gắn i-ốt phóng xạ vào tuyến giáp giảm.
Giải phẫu bệnh học: Tổ chức tuyến giáp bị mất cấu trúc hoàn toàn, xơ hoá lan toả xâm lấn cả vào tổ chức xung quanh. Nhiều tế bào viêm như lymphocyte, plasmocyte, bạch cầu đa nhân ưa acide.
4. Tiến triển
Tình trạng bệnh tiến triển khác nhau tuỳ từng bệnh nhân, có khi tiến triển rất nặng do xâm lấn tổ chức xơ vào tổ chức ngoài tuyến giáp. Giai đoạn ổn định thường đạt được trong vòng 3 năm. Có thể bị tái phát nhưng hiếm gặp. Trong 30% trường hợp, xơ hoá tổ chức ngoài tuyến giáp trong vòng 10 năm sau khi mắc.
5. Điều trị
- Không có điều trị đặc hiệu, phẫu thuật làm giảm chèn ép. Cắt hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn tuyến giáp.
- Có thể điều trị corticoid đồng thời hoặc sau phẫu thuật, nhưng kết quả rất hạn chế.