SỰ TƯƠNG TÁC VỀ CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP GIỮA MẸ VÀ THAI NH

Một phần của tài liệu Ebook Bệnh Bướu cổ: Phần 2 (Trang 28 - 30)

GIÁP GIỮA MẸ VÀ THAI NHI

Trong khoảng 10-12 tuần đầu tiên của chu kỳ mang thai, thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào hócmôn tuyến giáp của mẹ. Sau 3 tháng đầu, thai nhi bắt đầu tự sản xuất hócmôn tuyến giáp cho mình. Nhưng để tổng hợp được hócmôn tuyến giáp đó, thai nhi vẫn rất cần nguồn i-ốt từ mẹ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần 200 microgram i-ốt hằng ngày. Về cơ bản, người Việt Nam vẫn còn thiếu hụt i-ốt

THAI K VÀ BNH TUYN GIÁP

I. NHỮNG SỰ THAY ĐỔI BÌNH THƯỜNG CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP KHI CÓ THAI CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP KHI CÓ THAI

1. Thay đổi về hócmôn tuyến giáp

- Phụ nữ khi có thai sẽ có thay đổi nhiều về sinh lý và hócmôn kéo theo sự thay đổi về chức năng tuyến giáp. Do vậy, cần thận trọng khi nhận định các kết quả hócmôn tuyến giáp ở phụ nữ mang thai. Hócmôn tuyến giáp bị ảnh hưởng lớn từ 2 loại hócmôn khác là HCG và estrogen. HCG có thể kích thích tuyến giáp hoạt động nhẹ, nhưng khi có nồng độ cao hoặc rất cao trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể khiến cho TSH bị giảm nhẹ không có triệu chứng cường giáp trên lâm sàng. Tình trạng này gọi là cường giáp dưới lâm sàng và thường trở lại bình thường vào các tháng sau của chu kỳ mang thai.

- Estrogen làm tăng lượng protein vận chuyển hócmôn tuyến giáp, 99% hócmôn tuyến giáp lưu hành dưới dạng gắn kết với protein này. Do vậy, khi có thai, lượng estrogen tăng cao khiến cho protein

vận chuyển hócmôn tăng theo và định lượng hócmôn tuyến giáp toàn phần sẽ tăng. Trong khi đó, lượng hócmôn tuyến giáp tự do (hócmôn thực sự có tác dụng sinh học) FT4; FT3 thường trong giới hạn bình thường.

2. Thay đổi về kích thước tuyến giáp

- Có thai có thể làm gia tăng thể tích tuyến giáp, thường tăng khoảng 10-15%. Tuyến giáp thường bị to lên nhiều hơn nếu phụ nữ sống trong vùng thiếu hụt i-ốt.

- Kích thước tuyến giáp tăng lên nhưng cần xét nghiệm chức năng tuyến giáp mới quyết định cho chẩn đoán và xử trí.

II- SỰ TƯƠNG TÁC VỀ CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP GIỮA MẸ VÀ THAI NHI GIÁP GIỮA MẸ VÀ THAI NHI

Trong khoảng 10-12 tuần đầu tiên của chu kỳ mang thai, thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào hócmôn tuyến giáp của mẹ. Sau 3 tháng đầu, thai nhi bắt đầu tự sản xuất hócmôn tuyến giáp cho mình. Nhưng để tổng hợp được hócmôn tuyến giáp đó, thai nhi vẫn rất cần nguồn i-ốt từ mẹ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần 200 microgram i-ốt hằng ngày. Về cơ bản, người Việt Nam vẫn còn thiếu hụt i-ốt

trong bữa ăn hằng ngày. Do vậy, người mẹ nên dùng thêm các chế phẩm giàu i-ốt như muối ăn, bột canh, tảo biển…trong suốt giai đoạn mang thai.

Một phần của tài liệu Ebook Bệnh Bướu cổ: Phần 2 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)