IV. SUY GIÁP VÀ THAI KỲ
VIÊM TUYẾN GIÁP SAU SINH
tuyến giáp và xảy ra ngay sau khi sinh con. Viêm tuyến giáp sau sinh có thể gây ra cường giáp ở giai đoạn đầu, tiếp theo có thể suy giáp và phần lớn hồi phục (trở về bình giáp).
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chính xác hiện vẫn chưa rõ, nhiều nguyên nhân giống với trường hợp viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto. Rất khó phân định được 2 loại viêm tuyến giáp này dựa trên các tiêu chí xét nghiệm. Giống như viêm tuyến giáp Hashimoto, viêm tuyến giáp sau sinh có mối tương quan với mức tự kháng thể kháng tuyến giáp. Ở người mẹ có tự kháng thể dương tính dễ bị mắc viêm tuyến giáp sau sinh hơn những người mẹ có tự kháng thể âm tính. Các bác sỹ cho rằng những người mẹ có viêm tuyến giáp không triệu
chứng, nay vì có thai nên bệnh bùng phát do giai đoạn này có sự giao động lớn về chức năng miễn dịch trong cơ thể.
Ở Mỹ, viêm tuyến giáp sau sinh gặp khoảng 5- 10% phụ nữ. Những phụ nữ sau sẽ thường gặp bệnh lý viêm tuyến giáp sau sinh hơn:
- Có bệnh tự miễn dịch, ví dụ như tiểu đường type 1.
- Có tự kháng thể kháng tuyến giáp dương tính, nồng độ càng cao càng dễ mắc bệnh.
- Tiền sử có bệnh tuyến giáp.
- Tiền sử đã mắc viêm tuyến giáp sau sinh. - Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tuyến giáp.
3. Triệu chứng và diễn biến
- Viêm tuyến giáp sau sinh có thể diễn biến cường giáp giai đoạn đầu, sau đó có thể sang giai đoạn suy giáp gặp ở 1/3 số bệnh nhân. Khoảng 1/3 số bệnh nhân chỉ biểu hiện cường giáp và còn lại 1/3 số bệnh nhân chỉ thể hiện triệu chứng suy giáp.
- Giai đoạn cường giáp thường xuất hiện sau sinh từ 1 đến 4 tháng, kéo dài từ 1 đến 3 tháng với các triệu chứng lo lắng, mệt mỏi, tim đập nhanh, dễ cáu gắt và sụt cân. Các triệu chứng này thường được cho là tình trạng stress hoặc gọi là “hậu sản” nên giai đoạn cường giáp thường bị bỏ qua.