Mẹ mang thai bị suy giáp thì nguy hại đến con như thế nào?

Một phần của tài liệu Ebook Bệnh Bướu cổ: Phần 2 (Trang 34 - 36)

IV. SUY GIÁP VÀ THAI KỲ

3. Mẹ mang thai bị suy giáp thì nguy hại đến con như thế nào?

con như thế nào?

- Hócmôn tuyến giáp có vai trò cực kỳ quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của thai.

- Trẻ bị suy giáp bẩm sinh (sinh ra không có tuyến giáp) có thể bị tổn hại chức năng nhận thức và sự phát triển hệ thần kinh nghiêm trọng nếu

trong giai đoạn cường giáp nhiều chưa khống chế được bởi thuốc kháng giáp trạng tổng hợp. Nếu dùng dài ngày thuốc chẹn bêta giao cảm có thể làm thai nhi chậm phát triển. Rất may là tình trạng cường giáp thường được khống chế khá nhanh bởi thuốc kháng giáp trạng tổng hợp nên nhóm thuốc chẹn bêta giao cảm thường không cần dùng lâu.

5. Diễn biến cường giáp Basedow sau sinh

Sau sinh tình trạng cường giáp thường nặng lên trong 3 tháng đầu; liều thuốc kháng giáp trạng tổng hợp có thể phải cao hơn. Người mẹ cần được theo dõi chặt chẽ bằng xét nghiệm hócmôn tuyến giáp.

6. Điều trị thuốc kháng giáp trạng tổng hợp trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ

Người mẹ có thể cho con bú. PTU cũng được ưu tiên sử dụng trong giai đoạn này vì thuốc gắn vào protein nhiều hơn nên qua sữa ít hơn so với methimazole. Trẻ cần được xét nghiệm chức năng tuyến giáp thường xuyên để biết tình trạng hoạt động của tuyến giáp và cách xử lý.

IV. SUY GIÁP VÀ THAI KỲ

1. Nguyên nhân gây ra suy giáp ở phụ nữ

mang thai

- Phần lớn nguyên nhân suy giáp ở phụ nữ

mang thai là do bệnh viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto. Ngoài ra suy giáp cũng có thể do người mẹ từng bị suy giáp nhưng chưa được điều trị đủ liều hoặc mắc cường giáp Basedow điều trị quá liều thuốc kháng giáp trạng tổng hợp.

- Khoảng 2,5% phụ nữ mang thai suy giáp có tăng nhẹ TSH >6mU/l và khoảng 0,4% phụ nữ mang thai có TSH >10mU/l.

2. Nguy cơ cho người mẹ khi bị suy giáp

Suy giáp không điều trị hoặc thiếu i-ốt có thể liên quan đến các bệnh cho người mẹ như thiếu máu, đau yếu cơ, suy tim sung huyết, tiền sản giật, bất thường nhau thai, thai thiếu cân, xuất huyết sau đẻ. Những bệnh lý này thường xảy ra khi bị suy giáp nặng.

Phần lớn trường hợp suy giáp nhẹ và trung bình không có triệu chứng hoặc dấu hiệu lẫn với biểu hiện thông thường ở người mang thai.

3. Mẹ mang thai bị suy giáp thì nguy hại đến con như thế nào? con như thế nào?

- Hócmôn tuyến giáp có vai trò cực kỳ quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của thai.

- Trẻ bị suy giáp bẩm sinh (sinh ra không có tuyến giáp) có thể bị tổn hại chức năng nhận thức và sự phát triển hệ thần kinh nghiêm trọng nếu

không được phát hiện và điều trị kịp thời ngay sau khi sinh.

- Tác động của người mẹ bị suy giáp lên sự phát triển của não thai nhi chưa được nghiên cứu sáng tỏ. Nếu người mẹ bị suy giáp nặng không được điều trị có thể dẫn đến sự kém phát triển của não thai nhi. Điều này quan sát được chủ yếu bởi suy giáp do người mẹ bị thiếu hụt i-ốt, và thiếu i-ốt cũng có ảnh hưởng xấu lên chức năng tuyến giáp của thai nhi qua đó ảnh hưởng xấu lên sự phát triển của hệ thần kinh của thai nhi và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy hệ thần kinh trẻ cũng bị ảnh hưởng theo mức độ từ nhẹ đến trung bình nếu người mẹ bị suy giáp mức độ trung bình không được điều trị bằng hócmôn tuyến giáp.

- Cho đến nay trong y học vẫn chưa hoàn toàn thống nhất về khuyến cáo sàng lọc bệnh suy giáp cho tất cả người mẹ có thai.

- Tuy nhiên, có những trường hợp nhất thiết phải xét nghiệm hócmôn tuyến giáp trước và khi mới có thai để xem có suy giáp hay không với những người có nguy cơ cao bệnh tuyến giáp như đã từng điều trị cường giáp; tiền sử gia đình có người mắc bệnh tuyến giáp; và với người đang điều trị bệnh suy giáp xem có uống đủ liều điều trị không. Lưu ý là khi có thai, liều hócmôn tuyến giáp sẽ thường tăng theo sự phát triển của thai nhi.

Một phần của tài liệu Ebook Bệnh Bướu cổ: Phần 2 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)