Điều trị suy giáp khi mang tha

Một phần của tài liệu Ebook Bệnh Bướu cổ: Phần 2 (Trang 36 - 38)

IV. SUY GIÁP VÀ THAI KỲ

4. Điều trị suy giáp khi mang tha

Mục tiêu điều trị suy giáp cho người mẹ mang thai là bình thường hóa nồng độ TSH và FT4.

- Việc điều trị suy giáp cho phụ nữ mang thai giống như điều trị người mắc suy giáp, nghĩa là bình thường hóa nồng độ hócmôn FT3, FT4 trong máu bằng cách uống hócmôn tuyến giáp tổng hợp Levothyroxine. Thông thường liều Levothyroxine tăng 25-50% trong quá trình mang thai. Liều tăng gấp 2 lần đôi khi được ghi nhận.

- Tốt nhất, trước và trong suốt quá trình mang thai người phụ nữ cần có nồng độ hócmôn tuyến giáp bình thường. Nếu đang được điều trị suy giáp nên làm xét nghiệm chức năng tuyến giáp ngay khi biết mình mang thai. Xét nghiệm và điều chỉnh liều hócmôn tuyến giáp trong khoảng 6-8 tuần/lần để bảo đảm duy trì nồng độ bình thường TSH, FT3, FT4. Nếu mới thay đổi liều hócmôn tuyến giáp thì làm lại xét nghiệm chức năng tuyến giáp ngay sau 4 tuần.

- Sau khi sinh, liều hócmôn Levothyroxine thường trở về liều điều trị trước khi mang thai.

Lưu ý rằng các loại viên vitamin bổ sung trong quá trình mang thai thường chứa kèm nhiều sắt và calci, và sắt và calci làm giảm hấp thu hócmôn tuyến giáp. Do vậy không uống cùng lúc hócmôn tuyến giáp với những viên bổ sung vitamin, nên uống cách nhau ít nhất khoảng 2-3 giờ.

không được phát hiện và điều trị kịp thời ngay sau khi sinh.

- Tác động của người mẹ bị suy giáp lên sự phát triển của não thai nhi chưa được nghiên cứu sáng tỏ. Nếu người mẹ bị suy giáp nặng không được điều trị có thể dẫn đến sự kém phát triển của não thai nhi. Điều này quan sát được chủ yếu bởi suy giáp do người mẹ bị thiếu hụt i-ốt, và thiếu i-ốt cũng có ảnh hưởng xấu lên chức năng tuyến giáp của thai nhi qua đó ảnh hưởng xấu lên sự phát triển của hệ thần kinh của thai nhi và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy hệ thần kinh trẻ cũng bị ảnh hưởng theo mức độ từ nhẹ đến trung bình nếu người mẹ bị suy giáp mức độ trung bình không được điều trị bằng hócmôn tuyến giáp.

- Cho đến nay trong y học vẫn chưa hoàn toàn thống nhất về khuyến cáo sàng lọc bệnh suy giáp cho tất cả người mẹ có thai.

- Tuy nhiên, có những trường hợp nhất thiết phải xét nghiệm hócmôn tuyến giáp trước và khi mới có thai để xem có suy giáp hay không với những người có nguy cơ cao bệnh tuyến giáp như đã từng điều trị cường giáp; tiền sử gia đình có người mắc bệnh tuyến giáp; và với người đang điều trị bệnh suy giáp xem có uống đủ liều điều trị không. Lưu ý là khi có thai, liều hócmôn tuyến giáp sẽ thường tăng theo sự phát triển của thai nhi.

4. Điều trị suy giáp khi mang thai

Mục tiêu điều trị suy giáp cho người mẹ mang thai là bình thường hóa nồng độ TSH và FT4.

- Việc điều trị suy giáp cho phụ nữ mang thai giống như điều trị người mắc suy giáp, nghĩa là bình thường hóa nồng độ hócmôn FT3, FT4 trong máu bằng cách uống hócmôn tuyến giáp tổng hợp Levothyroxine. Thông thường liều Levothyroxine tăng 25-50% trong quá trình mang thai. Liều tăng gấp 2 lần đôi khi được ghi nhận.

- Tốt nhất, trước và trong suốt quá trình mang thai người phụ nữ cần có nồng độ hócmôn tuyến giáp bình thường. Nếu đang được điều trị suy giáp nên làm xét nghiệm chức năng tuyến giáp ngay khi biết mình mang thai. Xét nghiệm và điều chỉnh liều hócmôn tuyến giáp trong khoảng 6-8 tuần/lần để bảo đảm duy trì nồng độ bình thường TSH, FT3, FT4. Nếu mới thay đổi liều hócmôn tuyến giáp thì làm lại xét nghiệm chức năng tuyến giáp ngay sau 4 tuần.

- Sau khi sinh, liều hócmôn Levothyroxine thường trở về liều điều trị trước khi mang thai.

Lưu ý rằng các loại viên vitamin bổ sung trong quá trình mang thai thường chứa kèm nhiều sắt và calci, và sắt và calci làm giảm hấp thu hócmôn tuyến giáp. Do vậy không uống cùng lúc hócmôn tuyến giáp với những viên bổ sung vitamin, nên uống cách nhau ít nhất khoảng 2-3 giờ.

Một phần của tài liệu Ebook Bệnh Bướu cổ: Phần 2 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)