Cần tiến hành đổi mới hoạt động của Ủy ban nhân dân trong việc tổ chức điều hành: các phiên họp của Ủy ban nhân dân phải đưa được các biện pháp hữu hiệu trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân, các quyết định đưa ra phải sát, đúng thực tế, không trái pháp luật, và phải đảm bảo đủ các điều kiện thực hiện được. Hoạt động của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo luật định.
Để thực hiện đổi mới hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã, cần xây dựng quy chế hoạt động của Ủy ban nhân dân rõ ràng, chi tiết. Cụ thể là:
Thứ nhất, xây dựng quy chế làm việc riêng, trong đó xác định chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân xã, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, chức năng nhiệm vụ của từng ủy viên Ủy ban nhân dân xã. Nâng cao năng lực hoạch định chủ trương sát đúng phát triển
kinh tế xã hội của các cấp ủy đảng. Tăng cường lãnh đạo việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện, công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Đổi mới việc phân công, phân cấp theo hướng rõ trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu. Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, tư tưởng trông chờ ỷ lại, thiếu ý chí vươn lên. Đồng thời cổ vũ tư tưởng cách mạng tấn công, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để tạo nên động lực mới cho quá trình phát triển, là cơ sở vững chắc cho sự đoàn kết và sự đồng thuận trong xã hội. Vận động quần chúng thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.
Ngoài ra, cần đề ra những tiêu chí để phân công công việc phù hợp về năng lực chuyên môn cũng như tư cách phẩm chất của từng đại biểu. Khi được phân công từng nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng sẽ tránh được tình trạng đùn đẩy, thiếu trách nhiệm dẫn đến hiệu quả công việc không cao.
Thứ hai, ngoài những quy định chung về hoạt động của Ủy ban nhân dân theo luật định và quy chế hoạt động mẫu của Ủy ban nhân dân do Chính phủ ban hành thì các xã cần xây dựng quy chế hoạt động riêng cho Ủy ban nhân dân địa phương mình như các lĩnh vực quyết định vấn đề quan trọng. Khoản 4 Điều 5 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định “Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân”. Như vậy, nguyên tắc hoạt động theo chế độ tập thể vẫn được đề cao hơn so với chế độ làm việc thủ trưởng có đặc trưng là đề cao trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Thực tiễn cho thấy, Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập ít nhiều thể hiện sự dân chủ hình thức, thiếu nhay nhạy, đùn đẩy, không phát huy được hết vai trò chủ động và nâng cao trách nhiệm của cá nhân lãnh đạo. Thực tiễn này không phù hợp với bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng - vốn đòi hỏi phải có những quyết sách nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Như vậy, cơ chế hoạt động theo chế độ tập thể của Uỷ ban nhân dân trở thành lực cản cho quá trình phát triển của địa phương. Chính vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan theo hướng thiết lập chế
độ làm việc thủ trưởng của Ủy ban nhân dân các cấp nói chung và Uỷ ban nhân dân xã nói riêng. Điều này không có nghĩa là không có sự kết hợp bàn bạc tập thể.
Thứ ba, cần xây dựng quy chế quản lý tài chính theo hướng minh bạch, công khai, nhằm phòng, chống tham nhũng, tham trong hoạt động quản lý nhà nước. Cần thiết phải xây dựng Quy chế quy định cụ thể vấn đề thu - chi ngân sách xã, vấn đề huy động đóng góp của người dân cho xây dựng cơ bản, quản lý tốt các quỹ do dân đóng của Nhân dân. Quy chế sẽ giúp cho việc thu-chi ngân sách xã minh bạch, công khai, nhận được sự đồng thuận của người dân và phòng, chống các tiêu cực trong thu chi ở cấp xã.
Thứ tư, xây dựng và từng bước hoàn thiện quy chế tổ chức tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhân dân. Điều này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, vừa góp phần đề cao trách nhiệm chính quyền cấp xã đối với dân. Nếu thực hiện tốt quy chế này, người dân sẽ ngày càng tin tưởng vào chính quyền xã, tránh tình trạng đơn thư vượt cấp, khiếu nại đông người, phức tạp.
Thứ năm, cần nhanh chóng xây dựng và từng bước hoàn thiện quy chế quản lý điều hành lực lượng an ninh, quy chế quản lý xây dựng cơ bản, quy chế quản lý đất đai, sử dụng công trình thủy lợi, quy chế nếp sống văn minh. Vì đây là những khâu ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh kế của người dân, nhất là tại địa phương phụ thuộc vào kinh tế nông nghiệp như Thị xã Cửa Lò.
Phải làm thật tốt khâu lựa chọn cán bộ. Lựa chọn cán bộ công chức là việc tìm người đủ khả năng, đủ tiêu chuẩn đảm đương một chức trách, một nhiệm vụ hay công vụ nào đó, là hoạt động nghiệp vụ có tính chuyên sâu của công tác cán bộ. Cán bộ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, nếu chọn sai người không những chỉ hỏng việc mà còn ảnh hưởng đến cả hệ thống tổ chức, đến thực hiện nhiệm vụ chính trị, thậm trí gây hậu quả nghiêm trọng, trả giá đắt.
Vì vậy để việc lựa chọn được chính xác phải nắm chắc và tuân thủ những quan điểm, nguyên tắc, quy chế tuyển chọn. Trên cơ sở căn cứ vào yêu cần nhiệm vụ chính trị, vào tiêu chuẩn của cán bộ công chức mà lựa chọn (chỉ chọn người có đủ tiêu chuẩn), nhất quán quan điểm là vì việc mà tìm người, vì nhiệm vụ của
chức, chứ không phải vì người để xếp việc, vì cán bộ mà đặt ra tổ chức... do tổ đó phải chọn đúng người, đúng việc, đúng sở trường, có như thế hiệu quả mới cao được.
Thứ sáu, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ làm việc. Tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nền hành chính đối với chính quyền cơ sở trên địa bàn. Đồng thời, tiếp tục triển khai cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa, một cửa liên thông. Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hành chính cho đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Ngoài ra, cần xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa cấp ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
Cũng cần quan tâm đến công tác trao đổi thông tin giữa chính quyền cơ sở với người dân. Theo đó, nên thường kỳ tổ chức hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân để cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân và những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa phương. Đồng thời, đây cũng là dịp để chính quyền nắm bắt ý kiến, nguyện vọng của người dân.