Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGUYỄN THỊ BÌNH. 27 A NGHỆ AN (Trang 70 - 74)

3.2..1.1. Giải pháp đổi mới về mặt tổ chức

Tổ chức chính quyền cấp xã theo hướng tăng cường tính tự quản, tăng sự tham gia của người dân vào quản trị nhà nước. Theo đó, cần trao quyền tự quán lớn hơn cho chính quyền xã. Quyền tự quản của chính quyền cấp xã nhằm thực hướng tới thực hiện hai nhiệm vụ căn bản:

Thứ nhất, thay mặt chính quyền cấp trên thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước như quản lý dân số, hộ tịch, hộ khẩu, ủy quyền trong thu thuế ... theo phân cấp quản lý.

Thứ hai, thực hiện được nguyện vọng, yêu cầu của nhân dân địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tùy vào mức độ tự quản của chính quyền xã, chúng ta có thể xác định hai mô hình tổ chức như sau:

Nâng cao tổ chức và hoạt động Chính quyền cấp xã triệt để: Nhân dân bầu ra cơ quan đại diện của mình là Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân thành lập ra cơ quan thực thi Ủy ban nhân dân. Tuy nhiên, cơ quan thực thi không chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện mà chỉ chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân xã. Hội đồng nhân dân xã sẽ chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật.

Giữ nguyên mô hình tổ chức hiện nay gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Nếu theo mô hình hiện tại thì cần tăng cường phân cấp cho Hội đồng nhân dân thực hiện nhiều quyền hơn, giảm sự phụ thuộc của Ủy ban nhân dân xã với Ủy ban nhân dân huyện, tăng sự phụ thuộc của Ủy ban nhân dân xã với Hội đồng nhân dân xã.

Bên cạnh đó, tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý nhà nước: tăng cường vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, và quyền quyết định của nhân dân thông qua hình thức trưng cầu dân ý.

theo hướng tăng cường số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân và chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân. Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân xã đồng bằng có ít nhất 25 đại biểu, với cơ cấu như hiện nay, số lượng đại biểu đại diện cho các ấp, khu phố còn ít, chưa thể hiện được ý chí của đông đảo nhân dân, nhất là trường hợp giao quyền tự quản cho người dân ở xã. Như vậy, để đáp ứng được yêu cầu cầu công việc, cần tăng số cán bộ của cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân xã từ 2 người hiện nay lên 3 người; nâng cao chất lượng hoạt động các Ban của Hội đồng nhân dân xã giúp cho công tác giám sát. Hiện nay, đại biểu Hội đồng nhân dân xã thường là người có uy tín trong nhân dân nhưng lại ít được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Chính vì vậy, cần tăng cường bộ máy giúp việc chuyên sâu, có trình độ giúp đại biểu trong hoạt động, thông qua quyết định và giám sát. Khó khăn lớn nhất hiện nay trong hoạt động của Hội đồng nhân dân xã là mới chỉ có Phó Chủ tịch hoạt động chuyên trách. Hiện không có bộ phận giúp việc của Hội đồng nhân dân xã mà chỉ có công chức Văn phòng - Thống kê Ủy ban nhân dân xã giúp việc chung. Không có người việc thường xuyên, tham mưu cà tổng hợp cho Hội đồng nhân dân xã. Để nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã, cần bố trí thêm 01 công chức giúp việc, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân. Công chức này phải là người có chuyên môn về pháp luật, quản lý nhà nước và các kỹ năng liên quan.

Đối với Ủy ban nhân dân: cần nâng cao trình độ cán bộ Ủy ban nhân dân, nhất là Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Trẻ hóa đội ngũ cán bộ, tăng cường bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, dần chuẩn hóa đội ngũ cán bộ với bằng cấp thấp nhất là đại học chuyên môn, trung cấp lý luận chính trị trở lên. Ngoài ra, về mặt địa vị pháp lý cần nâng cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã thành công chức nhằm đảm bảo quyền lợi về chế độ chính sách cũng như được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ để giúp cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã điều hành quản lý nhà nước ở địa phương có hiệu quả.

trạng cào bằng số lượng cán bộ, địa phương nào tự cân đối ngân sách và có yêu cầu thì có thể tuyển dụng thêm cán bộ. Tăng tiền lương cho cán bộ cơ sở để đảm bảo cuộc sống họ sẽ yên tâm công tác.

Thực hiện thí điểm và đánh giá mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nhằm tăng cường trách nhiệm và thống nhất trong chỉ đạo, điều hành ở cơ sở.

3.2.1.2. Đổi mới công tác bồi dưỡng, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ làm việc ở chính quyền cấp xã

Đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã chỉ có hiệu quả, hiệu lực trên thực tế thông qua đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng. Chính vì thế, đổi mới bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ chính quyền địa phương là khâu trọng yếu trong đổi mới bộ máy chính quyền cấp xã. Đổi mới công tác bồi dưỡng, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ chuyên môn ở cấp xã cần tiến hành trên các mặt sau đây:

Thứ nhất, đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ: Đây là vấn đề cốt lõi của công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ bồi dưỡng, là nhân tố quyết định chất lượng cán bộ. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ngoài quy định chung của nhà nước cần cụ thể hóa với chính quyền xã ở nông thôn, cá biệt hóa theo loại đơn vị đô thị và nông thôn, cá biệt hóa theo vùng miền đồng bằng và vùng đồng bào dân tộc.... Đặc biệt đối từng vùng miền thì cần cụ thể đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng chuyên biệt như tiếp xúc với dân cư, đòi hỏi đặc thù về ngoại ngữ (Ví dụ, vùng địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số không cần đòi hỏi chứng chỉ tiếng Anh mà nên khuyến khích việc sử dụng tiếng dân tộc ít người).

Thứ hai, tăng cường bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ xã, đây là khâu yếu chung bởi không có trường lớp nào đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ việc làm cán bộ xã chuyên nghiệp. Vì vậy, không ít cán bộ xã làm theo thói quen, kinh nghiệm.

công nghệ thông tin, sử dụng tin học cho đội ngũ cán bộ xã vùng xa, vùng sâu để bắt kịp bước phát triển với khu vực thành thị, đặc biệt là trong bối cảnh thực hiện xây dựng chính quyền điện tử - vốn đòi hỏi ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước.

Đổi mới công tác tuyển chọn, đánh giá, sử dụng cán bộ

Cần thực hiện quy chế thi cử với các vị trí trong chính quyền cấp xã, song song với việc tuyển dụng cán bộ có uy tín trong nhân dân, có kinh nghiệm trong hoạt động; Để thực hiện được điều này, cần xây dựng Quy chế tuyển chọn cán bộ công khai, hợp lý để tuyển chọn được người tài; cần quán triệt quan điểm trọng dụng người có tài, có đức thực sự.... Quy chế tuyển chọn cán bộ có vai trò quan trọng để tuyển chọn được đội ngũ cán bộ phù hợp với đòi hỏi nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương. Bởi vì, tuyển chọn cán bộ là khâu quan trọng để thu hút phát hiện người có tài, có đức, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu chức trách của công việc đặt ra, triệt để tránh tuyển chọn người thân mà không đảm bảo tiêu chuẩn.

Thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ trong lựa chọn người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, phát huy vai trò của Hội đồng nhân dân trong lựa chọn cán bộ thông qua quyền bầu cử của Hội đồng nhân dân với các chức danh lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong đánh giá cán bộ chính quyền xã. Việc đánh giá cán bộ phải được tiến hành thường xuyên, định kỳ, tránh hình thức chủ nghĩa.

- Đổi mới chính sách cán bộ và nguồn nhân lực phục vụ trong bộ máy chính quyền cấp xã

Thực hiện chính sách cán bộ nhằm tác động vào một khâu hay một quá trình để vận động cùng chiều với quy luật phát triển khách quan của xã hội, nhằm đạt tới những mục tiêu đã định. Pháp luật về cán bộ, công chức đã với nhiều điểm mới về tuyển dụng, quản lý và sử dụng công chức xã. Trên cơ sở các quy định có tính định khung, cần có văn bản cụ thể hóa ở từng địa phương nhằm thu hút người tài, phù hợp với điều kiện tình hình thực tế từng nơi. Tại Thị xã Cửa Lò, nguồn thu ngân

sách thấp, chủ yếu nhờ vào nguồn bổ sung cân đối của tỉnh, nhưng đời sống xã hội cao, giá cả đắt đỏ. Vì vậy, để thu hút hiệu quả người tài thì cần chính sách tiền lương, đãi ngộ tốt. Dĩ nhiên đây là vấn đề không thể giải quyết một sớm một chiều ở cấp độ địa phương mà cần có sự thay đổi từ chính sách, cơ chế và pháp luật của Nhà nước.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý cán bộ

Đây là một khâu quan trọng nhằm đảm bảo cho hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã có hiệu quả trên thực tế. Bởi vì có thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát và quản lý cán bộ thì mới nắm chắc thông tin, diễn biến về tư tưởng, hoạt động của cán bộ, giúp cho cấp uỷ, lãnh đạo phát hiện vấn đề nảy sinh, kịp thời điều chỉnh và tác động làm cho đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ luôn luôn hoạt động đúng định hướng, tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước.

Ngày càng chú trọng khách quan trong đánh giá cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, bởi vỉ con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Nhận định vẻ tư cách, tố chất của một người là việc làm không đơn giản, phụ thuộc vào ý chí chủ quan của những người lãnh đạo. Do vậy, khi đánh giá cán bộ. công chức, người lãnh đạo phải thực sự khách quan, công tâm. Sự khách quan, công tâm trong đánh giá cán bộ sẽ là điều kiện cho cán bộ, công chức phát huy được sự dân chủ, cộng tác, hợp tác trong thực thi công vụ, phát huy dân chủ, góp phần nâng cao khả năng lãnh đạo, điều hành trong quản lý nhà nước, bởi vì khi đó mọi cán bộ, công chức mới tự do thể hiện ý kiến của mình vẻ hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, có những giải pháp, sáng kiến mới trong thực thi công vụ.

Để đổi mới chất lượng đội ngũ cán bộ cần phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát cán bộ bằng nhiều hình thức đồng bộ và có tính hệ thống:

Giám sát, kiểm tra của Đảng. Giám sát của Hội đồng nhân dân.

Giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Giám sát của nhân dân.

Kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGUYỄN THỊ BÌNH. 27 A NGHỆ AN (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)