Chính quyền địa phương Philippin

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGUYỄN THỊ BÌNH. 27 A NGHỆ AN (Trang 37 - 40)

Chính quyền địa phương của Philippines gồm: cấp tỉnh; thành phố thuộc tỉnh hoặc huyện; barangay (tương đương cấp xã ở Việt Nam). Barangay là cấp hành chính địa phương thấp nhất ở quốc gia này.

Bộ luật chính quyền địa phương năm 1991 quy định rất cụ thể về cơ cấu tổ chức, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các đơn vị hành chính địa phương cũng như người đứng đầu và các nhân viên thuộc các cơ quan chính quyền địa phương. Theo đó Barangay là đơn vị chính quyền cơ bản phục vụ việc thực hiện kế hoạch quan trọng và thực thi những chính sách, kế hoạch; các chương trình và hoạt động trong huyện; là nơi thu nhận, xem xét các kiến nghị của người dân, cũng là nơi giải quyết tranh chấp mang tính chất hòa giải thân tình. [15; tr 98]

Cơ cấu của 1 Barangay gồm 1 Punong barangay (Chủ tịch Ủy ban cấp xã), 7 thành viên của Sangguniang barangay (tương đương Hội đồng nhân dân xã, phường), 1 Chủ tịch Sangguniang kabataan, 1 thư ký và 1 thủ quỹ của xã và cả 1 Lupong tagamayapa (gồm Chủ tịch Ủy ban cấp xã và từ 10 đến 20 thành viên sẽ được thiết lập trong vòng 3 năm).

Punong barangay (Chủ tịch xã) là người lãnh đạo cơ quan hành pháp cấp xã, phường, được trao rất nhiều quyền hạn và nhiệm vụ, ví dụ thực hiện việc quản lý kinh tế một cách hiệu quả với mục đích đảm bảo an sinh xã hội; thực hiện những luật, quyết định được áp dụng trong phạm vi cấp xã phường; thương lượng và ký kết các hợp đồng nhân danh xã, phường…

Sangguniang barangay (tương đương Hội đồng nhân dân xã, phường của Việt Nam) là cơ quan lập pháp của xã bao gồm Chủ tịch Ủy ban xã cũng với tư cách là Chủ tịch hội đồng xã, 7 thành viên của Hội đồng xã, chủ tịch kabataan sangguniang. Hội đồng xã có chức năng ban hành quyết định khi cần thiết; ban hành sắc lệnh về thuế và thu nhập trong khuôn khổ thẩm quyền của mình; ban hành ngân sách theo quy định của pháp luật….

Chủ tịch xã có quyền bổ nhiệm các thư ký, thủ quỹ cho xã với sự nhất trí của đa số thành viên Hội đồng.

tại barangay ít nhất 6 tháng, 15 tuổi trở lên, công dân của Philippines, và được đăng ký trong danh sách các thành viên Hội đồng của barangay. Hội đồng giám sát họp một năm 2 lần để lắng nghe và thảo luận các báo cáo thường kỳ của Hội đồng xã có liên quan tới hoạt động và về tài chính cũng như các vấn đề có ảnh hưởng tới barangay.

Ở Philippines, mỗi đơn vị quản lý ở địa phương đều có chế định trách nhiệm rõ ràng, có năng lực và cơ cấu tổ chức năng động, cơ chế hoạt động phù hợp đáp ứng các yêu cầu của cộng đồng. Việc giao nghĩa vụ và quy định trách nhiệm cho các đơn vị chính quyền ở địa phương sẽ được kèm theo những điều khoản về phương cách thích hợp để hỗ trợ tối đa những quyền năng và việc tiến hành có hiệu quả những chức năng của họ và từ đó để tạo ra và mở rộng nguồn thu nhập riêng của các địa phương…

Qua phân tích mô hình tổ chức và hoạt động chính quyền địa phương các nước có thể rút ra kết luận là chính quyền cơ sở ở các nước đều có mô hình cơ quan dân cử và cơ quan hành pháp, dù tên gọi, cách thức tổ chức khác nhau, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn có khác nhau. Một đặc trưng nữa là tính tự quản chính quyền địa phương rất cao.

Tiểu kết chương 1

Có thể thấy rằng chính quyền địa phương xã ở Việt Nam có những đặc điểm riêng xuất phát từ tính chất quần cư, cộng đồng của làng, xã truyền thống. Cho nên, cần phải tính đến các yếu tố này để trong tổ chức chính quyền địa phương cấp xã, nhằm tạo ra sự hài hoà giữa vị trí, vai trò của một cấp chính quyền với truyền thống làng xã ở địa phương, nhất là ở các vùng nông thôn. Từ nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã được Hiến pháp và pháp luật quy định, có thể thấy rằng nhiệm vụ quyền hạn của Chính quyền cấp xã được xác định là một cấp chính quyền hoàn chỉnh, bao quát toàn diện đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh ở cơ sở.

Do đó, việc đánh giá đúng thực trạng tổ chức và hoạt động của Chính quyền cấp xã và tìm ra giải pháp để đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trong thời gian tới là cần thiết, nhằm đưa ra giải pháp để các quy định pháp luật về chính quyền địa phương đi vào thực tiễn của đời sống xã hội, đáp ứng ứng với điều kiện hội nhập và phát triển, nhất là trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo vệ, bảo đảm quyền con người và quyền con dân, xây dựng chính quyền gần dân và hiệu quả.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGUYỄN THỊ BÌNH. 27 A NGHỆ AN (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)