Bên cạnh những đặc điểm của DN, SME còn mang những đặc trưng riêng, tạo ra ưu điểm và nhược điểm của các SME trong quá trình hoạt động. Trong đó:
11
về quy mô vốn, SME cần số vốn đầu tư ban đầu nhỏ hơn các doanh nghiệp lớn, do đó các nhà đầu tư dễ lựa chọn loại hình doanh nghiệp này khi quyết định thành lập công ty. Vốn đầu tư ban đầu nhỏ, khả năng thu hồi vốn sẽ lớn hơn vì phần nhiều SME hoạt động trong lĩnh vực thương mại, sản xuất nhỏ nên sản phẩm dễ tiêu thụ, chu kỳ kinh doanh ngắn, thu hồi vốn nhanh hơn những ngành khác và nhanh hơn những doanh nghiệp lớn. Do thu hồi được vốn ban đầu bỏ ra trong thời gian tương đối ngắn nên khả năng quay vòng vốn, tái đầu tư lớn, mở rộng sản xuất kinh doanh dễ dàng hơn.
Hoạt động kinh doanh của các SME rất linh hoạt và năng động: Các chủ doanh nghiệp luôn vận động, tìm kiếm các lĩnh vực mà ở đó có sự cạnh tranh chưa cao song lại đem lại lợi nhuận nhanh chóng. SME có khả năng chuyển hướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng kinh doanh nhanh, tăng giảm lao động dễ dàng và thậm chí việc chuyển địa điểm cũng dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp lớn. Do đó, họ luôn tìm kiếm, phát hiện được những ngành, lĩnh vực, mặt hàng xã hội đang thiếu, đang cần đầu tư sản xuất; đồng thời không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm để có ưu thế trong cạnh tranh và thu được lợi nhuận cao.
Chính quy mô nhỏ và vừa cũng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu sản xuất hoặc bộ máy quản lý khi có sự bất lợi từ môi trường kinh doanh, tăng khả năng thích nghi của doanh nghiệp với những biến động bất lợi từ thị trường.
SME có số nhân công ít hơn doanh nghiệp lớn, dây truyền sản xuất không quá cồng kềnh nên có thể tận dụng diện tích xây dựng nhà xưởng, cơ sở sản xuất, làm giảm giá thành sản phẩm, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có tính cạnh tranh cao hơn.
Tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý kinh doanh gọn nhẹ, các quyết định quản lý được thực hiện nhanh, công tác kiểm tra, điều hành trực tiếp dễ dàng. Do đó góp phần tiết kiệm chi phí quản lý.
12
Một đặc điểm nổi bật của các SME là quy mô về vốn bị hạn chế khiến cho các SME gặp không ít khó khăn về nhiều mặt. Ngoài nguồn vốn huy động từ phía gia đình, bạn bè, việc tiếp cận các nguồn vốn chính thức từ ngân hàng, thị trường tài chính để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng gặp nhiều trở ngại do SME thiếu tài sản có giá trị lớn để thế chấp. Do vậy, các SME thường rơi vào tình trạng thiếu vốn, nhiều cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ, các SME gặp khó khăn trong việc mua sắm trang thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặt khác, vốn ít khiến cho các SME không có khả năng trả lương và thưởng cao để cạnh tranh với các doanh nghiệp vốn lớn nên việc thu hút và giữ chân người lao động giỏi là vấn đề khó khăn của SME. Quy mô nhỏ lại luôn khó khăn về vốn nên hầu hết các SME không đủ kinh phí để đầu tư, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.
Các SME thiếu máy móc, trang thiết bị hiện đại với công nghệ cao phục vụ sản xuất. Hạn chế này cũng bắt nguồn từ việc thiếu vốn của SME. Trang thiết bị lạc hậu cộng thêm tay nghề thấp của công nhân là một thách thức rất lớn với các SME trong nền kinh tế của Việt Nam hiện nay.
Năng lực quản lý, điều hành của những người đứng đầu trong doanh nghiệp cũng là 1 vấn đề đáng quan tâm. Do trong các SME, người sở hữu vốn đồng thời là người quản lý, chủ doanh nghiệp nên hiểu biết về giá trị doanh nghiệp còn hạn chế, hiểu biết pháp luật trong kinh doanh cũng không được cặn kẽ.
Luôn tiềm ẩn rủi ro trong kinh doanh do các SME còn hạn chế về năng lực quản lý, về vốn, hơn nữa thị trường của các SME chủ yếu là khu vực các doanh nghiệp lớn như làm đại lý bán hàng, nhà cung cấp nguyên vật liệu, kênh phân phối,... Những thi trường này chứa đựng nhiều rủi ro và không ổn định khiến cho hoạt động của các SME trở nên bấp bênh. Sự cạnh tranh cũng diễn ra rất gay gắt, thực tế thì đối thủ cạnh tranh lớn nhất của các SME không phải là những doanh nghiệp lớn mà chính là các doanh nghiệp có cùng quy mô. Bởi vì, các doanh nghiệp lớn có thị trường ổn định, nhóm khách hàng mục tiêu thường được xác định trước, họ luôn tìm kiếm những thị trường có quy mô lớn, có chiều sâu còn những thị trường nhỏ thường bị bỏ qua. Trong khi đó, các SME có số lượng đông đảo và đều có mục đích giống nhau là tìm kiếm những thị trường còn bỏ trống, các thị
13
trường này quá nhỏ bé để chứa nhiều doanh nghiệp trong đó cho dù đó là những doanh nghiệp nhỏ nên họ gặp nhiều áp lực về sự thâu tóm, xoá sổ từ các doanh nghiệp lớn.
Một khó khăn nữa là việc thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài. Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta còn ở giai đoạn thấp, trước ngưỡng cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới, do trình độ còn hạn chế nên các SME còn bộc lộ rất nhiều yếu kém trong quá trình hoạt động. Trốn lậu thuế, một số doanh nghiệp trốn đăng ký kinh doanh, làm hàng giả, hàng kém chất lượng, khi xảy ra tranh chấp thì bên bị thiệt thường là các SME do năng lực pháp lý và hiểu biết về pháp luật của các SME còn hạn chế, không nắm bắt kịp thời những thay đổi của thị trường trong nước và thế giới.