Khái niệm và sự cần thiết mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và

Một phần của tài liệu 1277_234313 (Trang 32 - 35)

hàng thương mại

1.3.1. Khái niệm và sự cần thiết mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa củangân hàng thương mại ngân hàng thương mại

Mở rộng là khái niệm được đề cấp đến trong nhiều hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế như mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, mở rộng đối tượng khách hàng... Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (2018) , mở rộng được hiểu là làm cho có phạm vi, quy mô trở nên rộng lớn hơn trước.

Dựa trên khái niệm mở rộng và cho vay SME có thể hiểu mở rộng cho vay SME của ngân hàng là cách thức ngân hàng làm tăng quy mô hoạt động cho vay SME thông qua gia tăng số lượng khách hàng SME vay vốn tại ngân hàng, làm tăng dư nợ, tăng thu nhập nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Nói cách khác, mở rộng cho vay SME của ngân hàng là việc thông qua các cơ chế, chính sách của mình mà ngân hàng thực hiện tốt chức năng trung gian tài chính, tăng khả năng cung cấp vốn cho các chủ thể SME, từ đó tạo ra lợi nhuận từ cho vay mà vẫn đảm bảo nguyên tắc an toàn.

Hoạt động cho vay SME của ngân hàng tác động lớn đến hoạt động của các SME. Do đó, mở rộng hoạt động cho vay SME không chỉ giúp ngân hàng gia tăng thêm thu nhập, lợi nhuận mà còn giúp cho các SME hoạt động, mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến công nghệ, tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại

Do mở rộng cho vay SME được hiểu là gia tăng số lượng khách hàng, dư nợ, thu nhập cũng như đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay nên các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá mở rộng cho vay SME gồm 3 nhóm như sau:

18

1.3.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh quy mô

- Mức tăng số lượng khách hàng SME

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách lấy số khách hàng năm hiện hành t trừ đi số khách hàng năm trước (t-1). Chỉ tiêu này nếu dương cho thấy số lượng SME vay vốn tại ngân hàng tăng lên, góp phần thể hiện quy mô hoạt động cho vay SME của ngân hàng tăng lên. Ngược lại, nếu hiệu số có kết quả âm, có nghĩa là số lượng SME vay vốn tại NHTM giảm xuống, không phù hợp với định hướng mở rộng cho vay SME.

- Tỷ lệ tăng số lượng khách hàng SME

Chỉ tiêu này xác định bằng cách lấy số lượng khách hàng SME vay vốn tăng lên chia cho số lượng khách hàng SME năm trước nhân 100%. Chỉ tiêu này cho thấy tốc độ tăng số lượng khách hàng qua nhiều thời điểm khác nhau, cho thấy xu hướng mở rộng cho vay khách hàng SME của ngân hàng nghiên cứu.

- Mức tăng dư nợ cho vay SME

Bên cạnh gia tăng số lượng khách hàng SME vay vốn, một trong những chỉ tiêu khác phản ánh quy mô hoạt động cho vay SME gia tăng chính là sự tăng lên trong dư nợ cho vay SME của ngân hàng. Chỉ tiêu để xác định mức tăng dư nợ cho vay SME như sau:

Mức tăng dư nợ cho vay SME

= Dư nợ cho vay SME năm t - Dư nợ cho vay SME năm (t-1)

Mức tăng dư nợ cho vay SME càng cao càng cho thấy ngân hàng đã mở rộng được quy mô hoạt động cho vay SME. Ngược lại, chỉ tiêu này âm cho thấy chi nhánh đang có xu hướng giảm quy mô hoạt động cho vay SME.

- Tốc dộ tăng dư nợ cho vay SME

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của NH. Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay SME

= [Dư nợ cho vay SME năm t - Dư nợ cho vay SME năm (t-1)]/Dư nợ cho vay SME năm (t-1) *100%

19

Chỉ tiêu này càng cao thì quy mô hoạt động cho vay SME của NH càng được mở rộng. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp hoặc giảm dần theo thời gian cho thấy xu hướng cho vay SME bị thu hẹp.

1.3.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng

Tỷ lệ nợ quá hạn SME = Nợ quá hạn SME năm t/dư nợ SME năm t

Nợ quá hạn là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dùng. Nợ quá hạn là các khoản nợ mà người vay chậm trả cho ngân hàng từ 10 ngày trở lên. Các ngân hàng có chỉ số này thấp đã chứng minh được chất lượng tín dụng cao của mình và ngược lại. Tỷ lệ nợ quá hạn càng chiếm tỷ trọng thấp càng cho thấy chất lượng tín dụng trong cho vay SME được kiểm soát chặt chẽ, hạn chế rủi ro, tổn thất cho ngân hàng. Ngoài ra, để đánh giá mức độ nghiêm trọng của RRTD nhiều nghiên cứu còn sử dụng tỷ lệ nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu SME = nợ xấu SME năm t/dư nợ SME năm t

Nợ xấu là các khoản nợ khách hàng chậm trả từ 90 ngày trở lên, bao gồm nợ được phân loại vào nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Nếu tỷ lệ nợ xấu SME gia tăng cho thấy trong mức độ nghiêm trọng, có rủi ro cao của chi nhánh đang ngày càng tăng. Nếu mở rộng cho vay SME mà chất lượng cho vay SME không được kiểm soát sẽ tạo ra nhiều rủi ro cho ngân hàng, vừa không đảm bảo thu nhập, chi phi, trong đó có dự phòng rủi ro tín dụng tăng lên sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

1.3.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả

Việc mở rộng cho vay không chỉ giúp doanh nghiệp kinh doanh có lãi mà còn đảm bảo cho ngân hàng phát triển và tồn tại. Trong nền kinh tế, mục đích của mọi hoạt động kinh doanh đều là lợi nhuận và ngân hàng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Việc mở rộng cho vay đối với SME không thể bỏ qua tính toán và phân tích lợi nhuận thu được của ngân hàng.

Tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi từ cho vay SME

= [thu nhập lãi từ cho vay SME năm t -thu nhập lãi từ cho vay SME năm (t-1)]∕thu nhập từ lãi cho vay SME năm (t-1)

20

Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả của việc mở rộng quy mô cho vay SME đối với việc gia tăng thu nhập lãi từ cho vay SME của ngân hàng.

Tỷ lệ thu lãi từ cho vay SME = Thu lãi từ cho vay SME/Tổng thu nhập lãi

Chỉ tiêu này cho thấy mỗi năm thu nhập từ cho vay SME chiếm bao nhiêu trong tổng lãi thu được của chi nhánh.

Một phần của tài liệu 1277_234313 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w