Trước hết, phải cần thúc đẩy quá trình thực hiện luật doanh nghiệp, đẩy mạnh việc rà soát, bãi bỏ các văn bản pháp luật có nội dung trái với Luật Doanh
67
nghiệp. Vì hiện nay quá trình thực hiện Luật Doanh nghiệp đang nảy sinh những vấn đề vướng mắc do sự thiếu đồng bộ của các văn bản pháp luật.
Nhà nước cần tích cực củng cố khâu đăng ký kinh doanh (ĐKKD) đồng thời xây dựng và ban hành sớm các quy định về xử phạt trong và sau khi ĐKKD nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh. Nhà nước nên đẩy mạnh thực hiện nộp hồ sơ qua mạng, nhà đầu tư chỉ cần mất một lần đến trực tiếp kí nhận giấy chứng nhận ĐKKD. Bằng cách này người dân có thể lập hồ sơ và sửa hồ sơ tại nhà, giảm tối đa chi phí đi lại và thời gian ĐKKD.
3.4.2 Nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụngngân hàng - CIC ngân hàng - CIC
Để nâng cao hơn nữa việc hoạt động CIC đáp ứng hơn ngày càng tốt các yêu cầu về thông tin cho các tổ chức tín dụng đồng thời phục vụ tốt hơn yêu cầu về công tác quản lý của Ngân hàng nhà nước cần thực hiện một số giải pháp sau
Sử dụng chương trình tập huấn, đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của CIC đặc biệt đào tạo cho nhân viên sử dụng các phương tiện, công cụ đẻ phân tích, xử lý và lưu trữ thông tin.
Để CIC hoạt động hệu quả trong việc hỗ trợ các NHTM trong việc ra quyết định cho vay, giám sát và đánh giá khách hàng, kiểm soát rủi ro có hiệu quả hơn thì cần có các chế tài nhằm nâng cao trách nhiệm của NHTM trong việc cung cấp thông tin về khách hàng có quan hệ tín dụng một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác.Bên cạnh đó, phải hướng dẫn thống nhất về cách thức cung cấp thông tin, cũng như loại thông tin cụ thể, tránh trường hợp mỗi Ngân hàng làm một kiểu.
3.4.3 Bộ Công thương, Hiệp hội SME cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ SME
3.4.3.1 Tăng cường vai trò trong việc cung cấp thông tin và định hướng phát triển kinh tế cho các SME
Xây dựng hệ thống thông tin nhất quán về SME, một mặt giúp cho quá trình hậu kiểm tra hoạt động của SME sau đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin cho các nhà tài trợ, các cơ quan quản lí. Mặt khác cung cấp thông tin về thị trường, pháp luật, chính sách, thông tin về công nghệ, nguồn nguyên liệu trong và ngoài
68
nước cho các SME, giúp cho các SME tiếp cận nhanh kịp thời các cơ hội kinh doanh.
Hiện nay hệ thống thông tin về doanh nghiệp làm cơ sở phân tích, đánh giá, đề ra định hướng và chính sách của Ngân hàng chưa được nhất quán giữa ba cơ quan thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với SME là cục phát triển SME - bộ KH&ĐT, Tổng cục thuế - Bộ tài chính va Tổng cục thống kê. Vì vậy, cần có sự hợp tác ba cơ quan chức năng này trong việc cung cấp thông tin về SME cho Ngân hàng, giúp Ngân hàng dễ dàng hơn trong việc ra quyết định chính xác trong cho vay đối tượng khách hàng này.
Nhà nước cần xây dựng và phát triển các tổ chức hỗ trợ thông tin. Tích cực xây dựng và có biện pháp khuyến khích phát triển các thể chế nhằm hỗ trợ thông tin cho thị trường. Nhà nước có thể đưa ra những ưu đãi để khuyến khích phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thông tin tài chính như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đánh giá, xếp loại doanh nghiệp, định giá tài sản, tư vấn tài chính, kiểm toán...
Nhà nước cần xây dựng cổng giao dịch điện tử dành cho SME giới thiệu sản phẩm, thực hành kinh doanh trên mạng để giảm các chi phí và tiếp cận thị trường tốt nhất.
Ngoài ra, Nhà nước cũng cần tăng số lượng hội chợ thương mại nhằm tìm kiếm các đối tác kinh doanh cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.
3.4.3.2 Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ đào tạo đối với các SME
Nhà nước cần hỗ trợ khắc phục các khó khăn mang tính đặc thù của các SME, như sự hạn chế về tính kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính ... thông qua các hoạt động như hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường khả năng kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp, cụ thể:
. Nhà nước trợ giúp kinh phí để tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực cho SME thông qua chương trình trợ giúp dào tạo. Kinh phí trợ giúp về đào tạo được bố trí từ ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo.
69
. Nhà nước khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước trợ giúp các SME trong việc cung cấp thông tin, tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực.
. Nhà nước khuyến khích việc thành lập các “ Vườn ươm SME “ để hướng dẫn, đào tạo doanh nhân trong bước đầu thành lập doanh nghiệp.
3.4.3.3 Chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ các SME để tìm cách tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc
Lãnh đạo địa phương và các ngành nên tổ chức các cuộc gặp mặt với các SME thường xuyên hơn để tìm hiểu những khó khăn vướng mắc, tìm biện pháp tháo gỡ kịp thời và có chính sách hợp lý về các vấn đề cụ thể như chính sách thuế, thủ tục hải quan, tín dụng ngân hang...
Các cấp chính quyền địa phương, các hiệp hội SME, câu lạc bộ doanh nghiệp nên thường xuyên tổ chức các đợt tham quan, học hỏi kinh nghiệm mô hình doanh nghiệp làm ăn giỏi, điển hình cho các chủ doanh nghiệp khác.
3.4.3.4 Thúc đẩy nhanh việc triển khai hoạt động các quỹ bảo lãnh tín dụng cho các SME.
Thời gian qua, chính phủ đã có nhiều hội thảo bàn các cách thức hỗ trợ SME trong việc tiếp cận với nguồn tài chính. Thế nhưng hiện nay, những chính sách hỗ trợ SME như: bảo lãnh tín dụng, thành lập các định chế tài chính, cũng như hỗ trợ tạo vốn thông qua hình thức vốn chủ sở hữu còn hạn chế và chưa phát huy nhiều hiệu quả trên thực tế.
Một trong những cơ chế hỗ trợ các SME là thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng ở các địa phương. Quỹ bảo lãnh tín dụng do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập và quản lý.
Để tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các SME, các ngành chức năng cần sớm có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho việc thành lập và hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ cho SME trong quá trình hợp tác kinh tế trong và ngoài nước. Cụ thể Nhà nước cần nhanh chóng sửa đổi quy chế thành lập và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng. Đồng thời, nên có một ủy ban
70
chuyên trách đứng ra chịu trách nhiệm và đề ra các giải pháp cụ thể cũng như đôn đốc thực hiện để các giải pháp này thực sự phát huy được hiệu quả của nó.
Khi đi vào hoạt động của các Quỹ này cũng cần phải chọn lọc, ưu tiên các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả để tạo được lòng tin với các tổ chức tín dụng khi chấp nhận loại hình bảo lãnh này.
Trong thời gian đầu hoạt động, quỹ cần phối hợp với Ngân hàng trong việc thẩm định khoản bảo lãnh của khách hàng, nhưng quyết định bảo lãnh của quỹ cần độc lập với kết quả thẩm định khoản vay của Ngân hàng và quỹ phải chịu trách nhiệm tài chính theo quy định đối với các khoản bảo lãnh của mình.
Tóm lại, để mở rộng tín dụng đối với các khách hàng nói chung và khách hàng SME nói riêng thì không một giải pháp nào là duy nhất mà cần phải sử dụng đồng bộ các biện pháp đã nêu trên.
Ket luận chương 3
Dựa trên kết quả phân tích đánh giá trong chương 2 kết hợp với nghiên cứu định hướng mở rộng cho vay SME của Agribank CN Nam Đồng Nai trong giai đoạn 2020 - 2015, chương 3 đã đề ra một số giải pháp, kiến nghị liên quan đến các chủ thể gắn với việc mở rộng cho vay SME của Agribank CN Nam Đồng Nai gồm giải pháp cho Agribank Nam Đồng Nai, kiến nghị đối với SME và các cơ quan quản lý. Đây là những giải pháp, kiến nghị khách quan, khoa học phù hợp với chi nhánh để tiếp tục mở rộng cho vay SME tại Long Thành, Đồng Nai trong thời gian tới.
71
KẾT LUẬN
Mở rộng cho vay SME đang là một trong những định hướng phát triển hoạt động cho vay của các NHTM với nhiều chính sách chỉ thị từ Chính phủ, NHNN. Với địa bàn hoạt động là huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, một trong những đơn vị hành chính có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, nhiều DN SME được thành lập và đi vào hoạt động, Agribank CN Nam Đồng Nai đã không ngừng mở rộng hoạt động cho vay SME trong giai đoạn 2017 - 2019. Mặc dù vậy, chưa có nghiên cứu nào trong khảo lược thực hiện đánh giá về hoạt động mở rộng cho vay SME tại chi nhánh trong thời gian qua. Vì vậy, đề tài được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng mở rộng cho vay SME tại chi nhánh, từ đó, đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng cho vay SME tại Agribank Nam Đồng Nai đến năm 2025.
Chương 1 của đề tài trình bày về cơ sở lý thuyết liên quan đến DN SME, cho vay SME. Đặc biêt các nội dung lý thuyết về mở rộng cho vay SME với các khái niệm, đặc điểm, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng được phân tích chi tiết để làm cơ sở cho chương 2.
Chương 2 đã giới thiệu về Agribank CN Nam Đồng Nai với đánh giá kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2017 - 2019. Sau đo, đề tài đã phân tích các nội dung liên quan đến chính sách cho vay SME tại Agribank nói chung và Agribank CN Nam Đồng Nai nói riêng. Thực trạng mở rộng cho vay SME tại chi nhánh được phân tích dựa trên các nhóm chỉ tiêu về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Từ đó, đề tài đã rút ra được những kết quả đạt được, hạn chế, và nguyên nhân dẫn đến hạn chế.
Chương 3, dựa trên định hướng cũng như những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động mở rộng cho vay SME, đề tài đã đề xuất giải pháp cho chi nhánh cũng như đề xuất đối với DN và các cơ quan có chức năng nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn trong mở rộng cho vay SME.
Kết quả trên có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong hoạt động cho vay SME của chi nhánh cũng như là tài liệu tham khảo của những nhà quản trị ngân hàng quan tâm đến mở rộng cho vay SME tại các NHTM.
i
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Minh Hiển (2009), Giải pháp mở rộng cho vay vốn của các ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng, số 87/2009, 53 - 56
2. Võ Thị Hồng Loan (2011), Phân tích một số đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Đà Nằng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nằng, số 1, tr. 42
3. Lê Khương Ninh và Lâm Thị Bích Ngọc (2012), “Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 73, 3 - 13
4. Phạm Xuân Phú (2017),“Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Nam Đồng Nai”, Tạp chí Công thương.
5. Võ Đức Toàn (2013), “Phát triển sản phẩm cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Ngân hàng, số 4, 42 - 47
6. Trương Quang Thông (2010), Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa thành phố HCM, Nhà xuất bản Tài Chính
7. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Nam
Đồng Nai, Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2016, 2017, 2018, 2019
8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2016, 2017, 2018, 2019