Ma trận đánh giácác yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆUQUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔPHÀN TƯ VẤN ĐÀO TẠO VÀ CUNG ỨNG NHÂN LỰC VIỆT NAM 10598559-2403-012302.htm (Trang 48)

Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ hay ma trận đánh giá các yếu tố bên trong là nghĩa tiếng việt của chữ tiếng anh Internal Factor Evaluation Matrix (IFE). Đây là một ma trận có vai trò rất quan trọng trong việc kinh doanh của bạn. Yếu tố nội bộ được xem là rất quan trọng trong mỗi chiến lược kinh doanh và các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra, sau khi xem xét tới các yếu tố nội bộ , nhà quản trị chiến lược cần lập ma trận các yếu tố này nhằm xem xét khả năng năng phản ứng và nhìn nhận những điểm mạnh, yếu. Từ đó giúp doanh nghiệp tận dụng tối đã điểm mạnh để khai thác và chuẩn bị nội lực đối đầu với những điểm yếu và tìm ra những phương thức cải tiến điểm yếu này.

Để hình thành một ma trận IEF câng thực hiện qua 5 bước như sau:

- Bước 1: Lập danh mục từ 10 - 20 yếu tố , bao gồm những diểm mạnh, yếu cơ bản có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, tới những những mục tiêu mà doanh nghiệp dã đề ra.

28

- Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 ( không quan trọng ) đến 1,0 ( rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của những yếu tố này phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự thành công của doanh nghiệp trong ngành. Tổng số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0

- Bước 3: Xác định trọng số cho từng yếu tố theo thành điểm từ 1 tới 4 , trong đó 4 là rất mạnh, 3 điểm là khá mạnh, 2 điểm là khá yếu, 1 điểm là rất yếu

- Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định số điểm của các yếu tố .

- Bước 5: Cồng số điểm của tất cả các yếu tố, để xác định tổng số ddierm ma trận

Đánh giá: Tổng số điểm của ma trạn nằm trong khoảng từ diểm 1 đến diểm 4, sẽ không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố quan trọng trong ma trận

- Nếu tổng số điểm dưới 2,5 điểm, công ty yếu về những yếu tố nội bộ

- Nếu tổng số diểm trên 2,5 điểm, công ty mạnh về các yếu tố nội bộ. 1.3.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM)

Ma trận hình ảnh cạnh tranh trong tiếng Anh là Competitive Profile Matrix, viết tắt là CPM.

Ma trận hình ảnh cạnh tranh là một mô hình xác định các đối thủ cạnh tranh chính của công ty và các điểm mạnh và điểm yếu của chính công ty trong tương quan với vị thế chiến lược của công ty cạnh tranh.

Thiết lập ma trận hình ảnh cạnh tranh nhằm đưa ra những đánh giá so sánh công ty với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong cùng ngành, sự so sánh dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành.

Qua đó, ma trận hình ảnh cạnh tranh cho nhà quản trị nhìn nhận được những điểm mạnh và điểm yếu của công ty với đối thủ cạnh tranh, xác định lợi thế cạnh tranh cho công ty và những điểm yếu cần được khắc phục.

29

- Bước 1: Lập một danh sách khoảng 10 yếu tố chính có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành.

- Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (Không quan trọng) đến 1,0 (Rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành. Tổng điểm số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0 .

- Bước 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào khả năng của công ty với yếu tố, trong đó 4 là tốt, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình, 1 là yếu

- Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định điểm số của các yếu tố.

- Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận

Đánh giá: So sánh tổng số điểm của công ty với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành để đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty.

Ma trận hình ảnh cạnh tranh được xây dựng tương tự như xây dựng ma trận IE nhưng được xác định cho đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

1.3.4. Ma trận SWOT

1.3.4.1. Khái niệm Ma trận SWOT

SWOT có nguồn gốc từ chữ cái viết tắt của 04 từ tiếng Anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Ma trận SWOT là công cụ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn để phân tích chiến lược, rà soát đánh giá rủi ro, định hướng của một công ty hay của dự án Kinh Doanh. Ma trận này được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ... Và SWOT thường sẽ được sử dụng ở bước đầu khi thực hiện lên kế hoạch marketing cho doanh nghiệp. Trong đó SWOT sẽ đi mô tả các yếu tố đối với nội bộ công ty cùng các động lực bên ngoài đối với công ty.

30

SWOT hay ma trận SWOT là công cụ được sử dụng để giúp cá nhân hay tổ chức định hình, nhìn nhận điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức trong sự cạnh tranh trên thương trường.

Bên cạnh đó SWOT còn giúp chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về tổ chức, doanh nghiệp cũng như công việc cụ thể trên từng dự án một. Vì vậy mà dựng lại SWOT là cực kì cần thiết trong việc đưa ra quyết định hoạch định chiến lược và cũng như thiết lập được kế hoạch, sẽ quyết định bước kế tiếp để đạt được mục đích là gì.

Với người lãnh đạo dựa vào ma trận SWOT họ có thể nhìn thấy mục tiêu có thích hợp hay không để có những thay đổi mới. Ma trận SWOT được ứng dụng ở hầu hết trong các kế hoạch từ nhỏ đến lớn của một doanh nghiệp hay một cá nhân xây dựng kế hoạch. Vì rõ ràng chúng ta lúc nào cũng phải dùng thế mạnh của mình để tập trung vào cơ hội để có kết quả rồi mới dành cho các việc khác.

Ma trận SWOT được dùng sẽ giúp mang lại cái nhìn sâu sắc nhất về tổ chức, doanh nghiệp cũng như cụ thể từng dự án nó còn giúp người lập kế hoạch hay chủ doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan và toàn diện hơn trong việc ra quyết định hoạch định chiến lược và thiết lập kế hoạch.

Vì vậy mà mô hình này được áp dụng trong nhiều công đoạn như phát triển chiến lược phát triển thị trường, lập kế hoạch cho công ty, đánh giá hiệu quả hoạt động, ra quyết định, đánh giá đối thủ cạnh tranh, kế hoạch phát triển sản phẩm mới chiến lược mở rộng thị trường,...

Trong đó Strengths and Weaknesses đại diện cho những yếu tố trong nội bộ của doanh nghiệp, là hai yếu tố có thể kiểm soát và thay đổi được. Các yếu tố này có liên quan tới hoạt động công ty, tài sản thuộc về doanh nghiệp, phát triển sản phẩm,...

Opportunities and Threats là các yếu tố bên ngoài, có liên quan tới thị trường và mang tính vĩ mô. Doanh nghiệp có thể nắm bắt cơ hội nhưng cũng cần và để ý, quan tâm đề phòng tới những thách thức từ bên ngoài có thể sẽ ập tới. Với những yếu tố này, doanh nghiệp thường không thể kiểm soát và thay đổi được đó là: các vấn đề về đối thủ cạnh tranh, giá nguyên vật liệu đầu vào, xu hướng mua sắm của khách hàng,.

31

Một bản phân tích SWOT có thể giúp chúng ta liệt kê rõ ràng và chi tiết nhất các điểm mạnh nhất, những yếu điểm yếu mà cần khắc phục, biết cách nắm lấy cơ hội từ bên ngoài, và phòng ngừa những thách thức đang ở phía trước.

Và khi chúng ta dành thời gian để phân tích SWOT, doanh nghiệp hay tổ chức chắc chắn sẽ tạo dựng được những chiến lược và đề xuất cần thiết khi kết hợp các yếu tố S - W - O - T với nhau. Đó là những nền móng mà công ty, tổ chức cần để phát triển định hướng trong tương lai phát triển sắp tới.

1.3.4.2. Phân tích ma trận SWOT

Phân tích mô hình SWOT là sử dụng công cụ hữu dụng SWOT nhằm tìm hiểu và hiểu rõ về: Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threats) trong tổ chức kinh doanh hay trong một dự án kinh doanh cụ thể để từ đó có thể xác định được hướng đi đúng trong sự phát triển.

Phân tích SWOT là một trong các bước tạo nên chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, bao gồm 05 bước: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược.

Trong đó SWOT sẽ chỉ ra:

- Điểm mạnh: Đặc điểm mà doanh nghiệp hoặc dự án có đem lại lợi thế hơn so với đối thủ.

- Điểm yếu: Đặc điểm mà doanh nghiệp hoặc dự án làm yếu thế hơn so với đối thủ

- Cơ hội: Đặc điểm mà doanh nghiệp có thể khai thác, sử dụng để tạo ra lợi thế

- Thách thức: Đặc điểm mà doanh nghiệp có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực, đem lại kết quả không tốt.

Ma trận SWOT sẽ có 04 chiến lược căn bản để đạt đươc mục tiêu của mình:

Chiến lược SO (Strengths - Opportunities): chiến lược dựa trên ưu thế, điểm mạnh để theo đuổi những cơ hội phù hợp, tận dụng cơ hội tốt trên thị trường.

32

Chiến lược WO (Weaks - Opportunities): chiến lược dựa trên khả năng mình có vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng tốt cơ hội thị trường.

Chiến lược ST (Strengths - Threats): chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty, sử dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro, nguy cơ do môi trường bên ngoài gây ra.

Chiến lược WT (Weaks - Threats): chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường, thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng.

Quy trình phân tích SWOT có thể thực hiện theo các bước:

Bước 1: Liệt kê tất cả các điểm mạnh và điểm yếu

Bước 2: Liệt kê tất cả các cơ hội tồn tại trong tương lai và tất cả các mối đe dọa tồn tại trong tương lai.

Bước 3: Lên kế hoạch hành động

Dựa vào ma trận SWOT của mình để tạo ra được kế hoạch hành động giải quyết từng khu vực trong 04 khu vực của ma trận SWOT.

Chúng ta còn có thể sử dụng ma trận SWOT mở rộng để tham khảo các giải pháp chiến lược cho các nhà quản trị:

S - O: Phát huy các điểm mạnh để tận dụng cơ hội

S - T: Sử dụng các điểm mạnh để ngăn chặn, hạn chế các đe dọa W - O: Hạn chế các điểm yếu để nắm bắt cơ hội

W - T: Chuẩn bị kế hoạch đề phòng cho các điểm yếu trước mối đe dọa

1.3.4.3. Ý nghĩa của Ma trận SWOT

Việc phân tích Ma trận SWOT là một trong 05 bước hình thành chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp, có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành chiến lược kinh doanh nội địa và trong việc hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.

Phân tích SWOT là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là với trường hợp khi doanh nghiệp muốn

33

phát triển, từng bước tạo lập uy tín, thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và bền vững.

Phân tích SWOT có ý nghĩa giúp đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự logic dễ hiểu, dễ trình bày, thảo luận, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định, nó còn sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho việc kết nối các nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp với môi trường cạnh tranh mà doanh nghiệp hoạt động.

34

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Nội dung của chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận của hoạch định chiến lược. Trong đó, nội dung trọng tâm là các phương pháp hoạch định theo quá trình. Dựa vào những nghiên cứu, những kiểm định của các công trình đi trước, tác giả đã nêu ra các quan điểm chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cũng như khác niệm và vai trò của hoạch định chiến lược trong quán lý chiến lược. Bên cạnh đó cũng trong chương 1, tác giả đã trình bày các ma trận hỗ trợ cho quá trình phân tích hoạt động kinh doanh, quy trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp, phương pháp và các cấp chiến lược. Qua đó, giúp hiểu rõ hơn về hoạch định là gì trước khi đi vào hoạch định chiến lược cho một doanh nghiệp.

35

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐÀO TẠO VÀ CUNG ỨNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM

36

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tư vấn Đào tạo vàCung ứng Nhân lực Việt Nam Cung ứng Nhân lực Việt Nam

2.1.1. Thông tin công ty

- Tên gọi: Công ty Cổ phần Tư vấn Đào tạo và Cung ứng Nhân lực Việt Nam - VHR

- Tên tiếng anh: Corporate Training & Consultancy

- Loại hình công ty: Công ty Cổ phần

- Người đại diện theo pháp luật: Ông Đặng Đức Việt - Tổng Giám Đốc

- Vốn điều lệ: 3.000.000.000 VNĐ (Ba tỷ Việt Nam Đồng)

- Trụ sở chính: Số nhà 01, ngách 376/16, đường Khương Đình, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

- Chi nhánh Hồ Chí Minh: số nhà 67 Đường số 5, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức (Khu đô thị Vạn Phúc)

- Website: www.timviec24.com.vn

- Email: vietdang@nhanlucvietnam.net

- Hotline: 097640 1001

- Lĩnh vực hoạt động: Tư vấn đào tạo, Cung ứng và quản lý nguồn lao động cho các doanh nghiệp.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Tư vấn Đào tạo và Cung ứng nhân lực Việt Nam được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 2017 với trụ sở chính tại Thanh Xuân, Hà Nội. Tuy mới trải qua hơn ba năm hình thành nhưng Công ty đã đạt thành tựu xuất sắc, nằm trong top 10 cung ứng nhân lực. Với sự phát triển đó, hiện tại công ty đã có chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ở Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần tư vấn đào tạo và cung ứng nhân lực Việt Nam đã đặt văn phòng công ty tọa lạc ở số nhà 67 Đường số 5, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức (Khu đô thị Vạn Phúc), Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 1/9/2018. Chi nhánh mới thành lập dựa trên mô hình hoạt động và sự kiểm soát từ trụ sở chính ở Hà Nội đến nay cũng đã đóng góp được nhiều giá trị vào thành tích chung của công

37

ty. Với sự cố gắng của các nhân viên ở chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cũng làm cho thành tích trong đây cũng đáng kể cho dù mới chạy dự án. Điều đặc biệt với chi nhánh này, có khi các dự án công việc có thể hoàn thành dự án khá sớm do với ngày kết thức dự án và đạt được kết quả đáng kể.

2.2.CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VHR

2.2.1. Chức năng

Công ty Cổ phần tư vấn đào tạo và cung ứng nhân lực Việt Nam không chỉ là một trong những công ty đào tạo, cung ứng nhân lực hàng đầu tại Việt Nam mà còn mang lại hàng ngàn cơ hội việc làm cho các bạn tre sau khi tốt nghiệp hay đang cần một công việc. Chức năng chính của VHR đó là hỗ trợ, cung cấp dịch vụ tốt nhất về Tuyển dụng, Tư vấn đào tạo để các doanh nghiệp đối tác có thể tuyển dụng được ứng viên chất lượng tốt nhất, thỏa mãn nhu cầu và gia tăng giá trị Công ty. VHR cung cấp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆUQUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔPHÀN TƯ VẤN ĐÀO TẠO VÀ CUNG ỨNG NHÂN LỰC VIỆT NAM 10598559-2403-012302.htm (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w