Hiệu ứng bầy đàn (Herding effect)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁNHÂN TẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598525-2369-012026.htm (Trang 28 - 29)

Hiệu ứng bầy đàn trên thị trường tài chính được xác định là xu hướng hành vi của các nhà đầu tư bắt chước theo hành động của nhà đầu tư khác hoặc tuân theo xu thế chuyển động của thị trường. Việc mua bán cổ phiếu thường được cân nhắc dựa trên thông tin chung (theo số đông) nhiều hơn thông tin cá nhân, có thể dẫn đến việc giá cổ phiếu bị lệch khỏi giá trị cơ bản, do đó, nhiều cơ hội tốt để đầu tư ở thời điểm hiện tại có thể bị ảnh hưởng. Banerjee (1992) đã từng nhận định trong cuốn A Simple Model of Herd Behavior rằng “Mọi người làm theo những gì người khác đang làm ngay cả khi suy nghĩ cá nhân của họ gợi ý cho họ làm điều gì đó khác”. Theo tài chính hành vi, hiệu ứng bầy đàn có thể gây ra một số thành kiến về cảm xúc, thậm chí là nguyên nhân gây ra hiện tượng bong bóng hoặc sự khủng hoảng thị trường.

Các nhà nghiên cứu hàn lâm cũng chú ý đến hiệu ứng bầy đàn bởi tác động của nó đối với sự thay đổi giá cổ phiếu có thể ảnh hưởng đến các thuộc tính của mô hình rủi ro và lợi nhuận, điều này có tác động đến quan điểm của các lý thuyết định giá tài sản (Tan, Chiang, Mason & Nelling, 2008). Trong thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có tâm lý “bầy đàn” thường ra quyết định đầu tư dựa trên quyết định

mua hoặc bán cổ phiếu của số đông cá nhà đầu tư hoặc môi giới khác. Ngược lại, các nhà đầu tư có kiến thức chuyên môn và quan điểm đầu tư vững vàng thường bỏ qua việc theo dõi xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư khác, và điều này làm cho thị trường hoạt động hiệu quả.

Waweru và cộng sự (2008) cho rằng hiệu ứng bầy đàn có thể thúc đẩy giao dịch chứng khoán và tạo động lực cho giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, tác động của hiệu ứng này có thể bị phá vỡ khi nó đạt đến một mức độ nhất định vì chi phí để theo kịp xu hướng đầu tư của số đông có thể ngày càng tăng lên. Waweru và cộng sự. (2008) xác định các biểu hiện mà một nhà đầu tư có thể bị tác động bởi hiệu ứng bầy đàn: mua, bán, lựa chọn cổ phiếu, thời gian nắm giữ cổ phiếu và khối lượng cổ phiếu giao dịch.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁNHÂN TẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598525-2369-012026.htm (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w